Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Hoa Cát, Sân Trường Cũ - Ngu Uyên

         

          Hoa Cát- Sân Trường Cũ

Mình trở lại Houston để thăm một người bạn có biệt danh là 13 -12 vì tên bạn ấy có hai chữ đầu là BK số 13 viết gần lại với nhau sẽ là chũ B và số 12 viết sát sẽ thành chữ K.  Các bạn một thời học ở Cường Để với tôi đều gọi bạn là Bảo Khanh.  Gặp lại bạn bao nhiêu kỷ niệm của ngày xưa bỗng trở về trong tôi một cách đẹp đẽ vá dễ thương vô cùng.
      Thuở đó, ngoài giờ đi học ra, nơi hẹn hò lý tưởng nhất của chúng tôi là ngã ba đường Gia Long-trước cửa nhà Thờ Lớn  với con dường chạy thẳ ra biển.  Chúng tôi thương gặp nhau ở đó, sau khi đã vào chợ Qui Nhơn mua những thúc ăn ưa thích như Me, ổi, củ sắn, mía, kẹo vv... rồi đạp xe ra biển.  Những chiếc xe đạp được tựa vào nhau đứng giữa bãi cát.  Chúng tôi tìm một bóng dừa mát mẻ, soạn dồ ăn ra và quây quần ăn một cách ngon lành.  Trời về chiều, sóng biển cũng bắt đầu lui ra xa để lại một khoảng cát vàng cứng, bằng phẳng như đường nhựa.  Chúng tôi cột chéo hai vạt áo dài ra trước bụng, xắn quần hai bên hông lên cao một chút để chạy cho khỏi vấp té.  Các bạn tôi gồm có: Lý thị Đệ, Lê thị Tuyết, Tôn nữ Bảo Khanh, Dương thị Lan Hương, Quách thị Tường Vi, Trần thị Oanh, Nguyễn thị Nguyệt A và tôi chia ra hai phe chơi trò U -Mọi.  Thủ lỉnh của hai phe không ai khác là Bạn Tuyết và bạn ĐệBảo Khanh và tôi bao giờ cũng ở phe của Tuyết, nhưng chúng tôi chơi dỡ qúa, lúc nào cũng bị bắt làm tù binh, chờ các bạn phe mình tả xung hữu đột vào cứu.
        Sóng biển vẫn rì rào, giờ chạy ra xa hơn một chút nữa.  Chúng tôi ngừng cuộc chơi, gom tất cả rác mà nảy giờ chúng tôi để lại trên bãi biển, tìm chỗ đào một cái hố, bỏ rác xuống đó và lấp lại, điều nhỏ nhặt nầy, chúng tôi cũng học được từ trường, làm riết rồi quen.  Xe đạp của chúng tôi giờ được đưa ra sát mé biển, chúng tôi bắt đầu một cuôc đua vào Gành Ráng.  Người dẫn đầu bao giờ cũng là bạn Lan Hương. Biển ban chiều mát rượi, đường xe chạy trên cát thật là phẳng và êm.  Lúc nầy chúng tôi kẻ hát người reo hò, biểu diễn chạy xe một tay, chạy xe bỏ 2 tay... EO NÍN THỞ..., giọng của một bạn nào đó hét lên, thế là chúng tôi ai nấy cúi rạp người trên chiếc xe của mình, đạp thật nhanh va cũng NÍN THỞ.  Ai đã ở Qui Nhơn và đã từng đi qua khu vực nầy thì sẽ biết tại sao phải nín thở vì ở đây có truyền thuyết cà một đoạn dài có mùi ai cũng ngại hít sau vào phổi
          Đến Gành Ráng, xe đạp lại dựa vào nhau đứng giữa bãi cát khô.  Chúng tôi  trèo leo lên những tảng đá, rong chơi khắp chỗ, nhín mặt bạn nào cũng trọn vẹn niềm vui.  Thời gian qua nhanh, mặt trời đã nghiêng hẳn xuống đầu núi để lại những tia ráng vàng, hắt xuống bãi biển làm chói lọi cả một vùng.  Chúng tôi ra về, không quên hẹn nhau ở ngã ba Gia Long và đường thẳng ra biển.
          Những ngày Chủ Nhật, chúng tôi thường rời xa thành phố, đạp xe về Bình Định để thăm chùa Thập Tháp, Lăng Võ Tánh vv... Trên đường đi, nơi dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng nhất của chúng tôi là nhà bạn Trần thị Oanh.  Nhà bạn Oanh rất rộng, có cổng Tam Quan, có vừờn cây ăn trái.  Khi những chiếc xe đạp dược đựng ngay ngắn bên hàng rào dâm bụt, chúng tôi ùa nhau ra vườn, mỗi người tìm một cây ăn trái mà mình ưa thích, trèo lên ngồi vắt vẻo trên đó, mắt láo liêng tìm kiếm những quả chín, tay vội hái bỏ vào miệng nhai ngon lành.  Vườn cây ăn trái nhà bạn Oanh, sau một chuyến ghé thăm của chúng tôi, giờ đây chỉ còn những quả xanh, non đong đưa đùa chơi trước gió.


            Chúng tôi lại đỗi chỗ học.  Trường Cường Để mới được xây cất trên con đường cùng tên, trên một khoảng đất toàn là cát, nhìn đâu cũng thấy cát, xa xa thỉnh thoảng có một vài bụi gai lưỡi long mà tôi nhìn hoài chẳng bao giờ thấy được màu xanh.  Tôi thích nhất mỗi buổi sáng vào giờ học thứ hai, khi mặt trời lên cao một chút, chiếu rọi ánh nắng xuống những đụn cát quanh trường, cát lấp lánh muôn màu trông rất đẹp.  Từng chùm ánh sáng bảy màu lung linh trong nắng như những bông "hoa cát" đang bay lượn khắp nơi, khi gần lúc xa, mắt ta nhìn hoài không thấy chán.
            Giờ đây Bảo Khanh của tôi đã là một bà Ngoại với 12 đứa cháu.  Các bạn cùng lóp tôi ngày nào vẫn còn dây: Vân Nga, Lưu đình Thọ, Quang Phú Kim Oanh, Phương Mão Xuân, Nguyễn cửu thị Duệ, Nguyên thị Thinh, Bảo Khanh, chị Ngọc Sương... Biết được các bạn mạnh khỏe và thành đạt, tôi rất mừng.  Lan Hương, Tường Vi, Nguyệt A, bạn hiền của tôi nay không còn nữa.  Xin ơn trên gia hộ cho các bạn của tôi được yên nghĩ ở miền An Lạc.  Tôi và Bảo Khanh được bạn Thái Hòa Lộc đưa đến thăm thầy Nguyễn Đăng Liễn ở Dallas, thầy vẫn khỏe, giọng nói, cách nói chuyện như giảng bài của thầy vẫn lôi cuốn như xưa.
           Nhớ lại lần đầu tôi xuống Houston gặp các em tôi: Kiều, Ngọc Châu, Bích Vân tại nhà em Võ thị Lan, tôi cũng gặp các bạn Nguyễn H. Nghề, Gia Phong, Nguyễn Công Hoàng, Nguyễn Hiền Triết...  Khi đối diện với mọi nghười, tôi vô cùng xúc động, trước mắt tôi bấy giờ các bạn nữ là nhưng nữ sinh ngày nào với chiếc áo dài màu xanh vào mỗi sáng thứ hai, trên ngực áo có thêu tên trường, ngôi sao đỏ chỉ lớp và cuối cùng là tên của mình.  Các bạn nam đồng phục ngày thường quần tây xanh áo sơ mi tắngdáng gầy gầy, tóc hớt cao gọn ghẽ, gương mặt tươi vui rạng rỡ pha chút ngịch phá của tuổi học trò.  Tôi miên man nhìn từng bạn, thấy gì cũng thân quen quá, tôi lại nhớ đến Trường xưa, nhớ những đụn cát quanh trường Cường Để mới.
            Ôi thì ra các bạn của tôi đều là những bông hoa cátmột loài hoa đẹp tuyệt vời của xứ cát Bình Định quê tôi, mà những năm học ở Cường Để, cứ đến giờ học thứ hai vào buổi sáng là tôi luôn trốn Thầy Cô để một mình du lịch cùng với cát, ngắm nhìn hoa cát bay khắp nơi và tỏa sáng vô cùng mạnh mẻ.
              Bao năm qua hoa cát vẫn theo tôi không hề phai mờ trong ký ức.  Mỗi khi nhớ đến hoa cát là tôi nhớ đến các bạn, nhớ đến một thời đẹp nhất trong đời tôi.  Xin cám ơn đến tất cả những hoa cát của dân xứ "Nẫu" đã không quên một người bạn bé nhỏ ngày xưa, cách xa gần  nửa thế kỷ giờ mới gặp lại.

                 Ngu uyên






Không có nhận xét nào: