Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

* Về Hay Ở - An Hoàng

                        Về Hay Ở
Tôi hay đọc báo hàng ngày, những tờ báo "chùa", báo chợ, báo tuần mà chẳng phải mua vì có người đọc xong rồi đem cho, thôi thì "cũ người, mới ta": ăn mày không thể đòi ăn xôi gấc được! Mục đích là theo dõi thời cuộc và đôi khi cũng đọc được
những bài hay của những cây viết tuổi tác đáng đàn anh, trình độ đáng bậc thầy, để mà ngộ ra rằng: sự hiểu biết của mình chưa bằng một hạt cát trên sa mạc.
  Các bác thử nghĩ, đến tuổi này rồi, còn gì gọi là tiêu khiển, dù thỉnh thoảng tôi vẫn "độc ẩm" một, hai ly Remy Martin pha soda, thêm chút "mồi" do chính tôi làm,  lại nhớ tới một câu thơ xưa: "Tiêu khiển một vài chung lếu láo"...
Chỉ mong sao cho hạ đi, thu về, ngồi uống ly cà phê trong cái lạnh ban mai, trước khi ra "vòng đua" cùng đám bạn già, làm đủ 3 miles, ly cà phê mà thiếu điếu thuốc lá, giảm cái ngon mất 50%, khổ một  nỗi là tôi không ghiền thuốc, chỉ phì phà khi ngồi nhậu (khi xưa thôi). Nhớ lại ngày nào, ngồi uống cà phê "nhỏ giọt" trong Cà phê Tùng, bất kể người "em gái" ngồi đối diện, nhăn mặt vì khói thuốc, nghĩ lại thấy bất lịch sự vô cùng.  Cái bồng bột, pha chút ngông cuồng của tuổi trẻ, muốn khẳng 
định đẳng cấp, còn em gái thì trong cái nhăn mặt đó, thấy thế nào là một thú đau thương...
  Tôi không có can đảm ngồi đọc một cuốn sách dầy 5, 6 trăm trang, như hôm nào vào thư viện, thấy cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, muốn mượn, rồi lại thôi, muốn đọc để biết một chế độ đã lừa bịp, nói láo, bịt mắt cả một dân tộc, gây hận thù , thanh tóan lẫn nhau... mà cái giá chúng phải trả là gần 2 triệu người chết, chưa kể bị thương (Theo tài liệu ngoại quốc), còn hơn 300.000 mất tích chưa tìm thấy hài cốt, còn phe ta chỉ hơn 200,000. Vậy thi "phe thắng cuộc" được những gì? có chăng chỉ là những body counts!
   Một cô em gái ở quê nhà viết thư cho ông anh ruột xa quê đã hơn 20 năm: "Anh không về, hóa ra lại hay, hãy để Việt Nam biến thành tro bụi trong ký ức. Anh không về mà cứ muốn em kể chuyện quê nhà cho anh nghe, thật là oái oăm!"
Cô đã tả một bức tranh trung thực, không thêm không bớt, không mầu mỡ riêu cua mà cũng không khó hiểu như tranh Picasso, mà hiện thực như Renoir...
Những hồi tưởng xưa: một miền quê thanh bình , như trong nhạc Phạm Duy:
     CHIỀU ƠI, LÚC CHIỀU VỀ LÀ LÚC YÊN VUI
       TRÂU BÒ VỀ DỤC MÕ XA XÔI... ỚI CHIỀU...
Miền quê hôm nay bát nháo, bạo lực, cờ bạc, ma túy, phim sex...
Một thành phố biển đã để lại trong tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm, chỉ một con đường Duy Tân (không phải "cây dài bóng mát" của Duy Tân Sài Gòn), mà một con đường thơ mộng, chạy dọc theo bờ biển với những hàng dương xanh mát, quyện cùng sóng biển, gió bạt ngàn.... Nay cả một rừng khách sạn mọc lên. Hơn 10 năm trước, tôi về, thấy mình lạc lõng và bơ vơ, như một người xa lạ, vì con đường đã mất tên mà thay bằng Trần Phú (Tên Bí Thư CS đầu tiên của một đảng cướp):
     TÔI TƯỞNG TÔI  LÀ KHÁCH  LẠ NHA TRANG
     AI CÓ  BIẾT TÔI ĐÃ TỪNG Ở ĐÓ
     NƯỚC TRONG XANH NHƯ VỀ TỪ CAM LỘ
     GIÓ RÌ RÀO BÊN NHỮNG RẶNG PHI LAO
     NHA TRANG ƠI... CÒN MÃI NHỮNG THUỞ NÀO...

Cô em gái chỉ muốn ông anh đừng về, như một cuộc tình đã đi qua, hãy giữ trong lòng mãi mãi một mầu xanh, về để gặp "người xưa" tóc bạc, móm mém, răng thưa, tai nghễnh ngãng... thì thật chán mớ đời! Tuy một thành phố đã đổi thay, có chiều cao với những khách san 5 sao, nhưng "mất mát", một cái mất không bao giờ lấy lại được, như một giòng nước qua cầu, đó là chưa kể mỗi khi nhìn thấy là Cờ Đỏ Sao Vàng là tôi lại lộn cả ruột!
Nếu có một người mẹ nằm dưới mộ:
           MẸ CÓ HAY CHĂNG CON VỀ
       CHIỀU NAY THỜI GIAN ĐỨNG IM ĐỂ NGHE...

chắc mẹ sẽ thở dài mà bảo: "Con về mà làm gì! Tất cả đã không còn thuộc về ta, con về chỉ thêm buồn và tủi, hai mươi mấy năm rồi còn gì, hãy nhận nơi ấy là quê hương với những vui, buồn nhưng yên ổn..."
   Và tôi cũng chẳng bao giờ trở về nữa, về để nhìn lũ đười ươi, chó dại nhẩy lên bàn độc ngồi, có khi đau tim mà chết!
    CẢ GIANG SƠN, NAY LŨ CHÓ THÀNH NGƯỜI
    CỨ RA ĐƯỜNG, TÔI LẠI GẶP ĐƯỜI ƯƠI
    XIN BỎ LẠI... NHỮNG GÌ TÔI ĐÃ MẤT...

                                                                                                                                                    An Hoàng




Không có nhận xét nào: