Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ ANH (1936 – 2023)

                                                   GS Nguyễn Thế Anh xưa và nay

ĐÔI DÒNG  TƯỞNG NHỚ

              GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ ANH                                               (1936 – 2023)

 

Trên facebook, tin loan GS. Nguyễn Thế Anh qua đời hôm 

19/3/2023, lòng tôi dậy lên nỗi bồi hồi thương nhớ.

Tôi có may mắn thụ giáo với Thầy năm học 1965 – 1966 ở 

chứng chỉ “Sử Việt Nam và Đông Nam Á” tại Đại Học 

Văn Khoa Huế. Tiếc là do điều kiện, hoàn cảnh riêng, tôi 

phải bỏ dở việc học.

Tôi tìm trên mạng một số bài viết về Thầy để viết nên 

những dòng này, xem như đốt nén hương lòng vọng bái 

tiễn đưa Thầy về nơi an nghỉ ngàn thu.

           *

Thầy Nguyễn Thế Anh sinh ngày 01/6/1936 tại Vientiane, 

Lào. Bố Thầy quê gốc Hưng Yên, làm việc trong ngành giáo 

dục bên đó; mẹ Thầy quê gốc Nam Định.

Thầy học chương trình Pháp bên Lào, rồi về học trung học ở 

trường Chasseloup Laubat Sài Gòn. Xong trung học, Thầy được 

học bổng du học Pháp năm 20 tuổi.

Lấy bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp về Sử Học năm 1964 ở Đại 

Học Toulouse, Thầy về nước giảng dạy môn Sử tại Đại Học 

Văn Khoa Huế; ít lâu sau, lên làm Khoa Trưởng rồi lên làm 

Viện Trưởng Đại Học Huế.

Sau biến cố Mậu Thân (1968), Thầy vào Đại Học Sài Gòn, đứng 

đầu ban Sử tại đây, lãnh trách nhiệm soạn thảo chương trình Tiến

 Sĩ Văn Khoa Việt Nam.

Khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Thầy qua Mỹ, làm giảng viên tại 

Đại Học Havard, đi làm việc với tư cách học giả tại viện 

Institute of Southeast Asian Studies (Viện ĐôngNam 

Á Học) ,  Singapore.

Năm 1976, Thầy xin qua Pháp định cư và được thu dụng 

ngay làm nghiên cứu tại Centre National de la Recherche

 Scientique (CNRS – Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu 

Khoa Học). Năm 1987, Thầy trình luận án lấy bằng Tiến Sĩ

 Quốc Gia ở Sorbonne, Thầy được cử giữ chức Directeur 

d’Études (Giám Đốc Học Vụ)  từ năm 1991 ở  Centre 

Pratique des Hautes Études (EPHE – Trung Tâm Thực Hành

 Nghiên Cứu Cao Cấp) và Giáo Sư Thực Thụ về Lịch Sử

 & Văn Minh Bán Đảo Đông Dương.

            *

Thầy đã biên soạn bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh 

nhiều công trình liên quan đến Sử Học, đặc biệt sử Việt 

Nam, Đông Dương, Đông Nam Á, ngoài ra, còn có công 

trình về sử Ấn Độ, sử Hoa Kỳ.

Qua các công trình biên soạn và cách làm việc của Thầy, các

 học giả thế giới đánh giá Thầy có phát kiến mới về lịch sử, 

cách nhìn mới về lịch sử, cách xử lý nghiêm túc các tài liệu

 sử dụng để tham khảo.

Sau đây, tôi xin trích ra vài đoạn làm ví dụ:

Giáo sư Claire Trần thị Liên (Đại Học Paris Cité – Trung Tâm

 Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội về Thế Giới Phi Châu, Mỹ 

Châu và Á Châu – CESSMA – Centre d’Études en Sciences 

Sociales sur les mondes africains, américains et asiatiques) đánh 

giá:

“Qua sự nghiệp rộng lớn của mình, Nguyễn Thế Anh là một nhân

 vật để lại dấu ấn đậm trong ngành chuyên khảo sử Việt Nam. Qua

 việc viết về các chủ đề khác nhau, các giai đoạn khác nhau, các 

không gian địa lý khác nhau, ông đã góp phần vào việc viết nên 

một “ bộ lịch sử Việt Nam” và các nước láng giềng có tính tổng 

thể” (Par l’ampleur de son oeuvre, Nguyễn Thế Anh est 

une figure marquante de l’historiographie vietnamienne. Par la 

diversité des thématiques, des périodes, des espaces géographiques 

traités, il a contribué à l’écriture d’ une “histoire globale” du Viet 

Nam et de ses voisins…”

- Sử gia Mỹ, Keith W. Taylor, Đại Học Cornell, đánh giá GS. 

Nguyễn Thế Anh:

“Nguyễn Thế Anh lưu lại di sản cho đời sau như một sử gia 

nổi tiếng nghiên cứu văn bản văn khố nghiêm túc. Ông đã hướng 

dẫn cho nhiều sinh viên phương pháp học tập để trở thành học giả

 từ tấm gương của ông và như thế tạo ra về lâu về dài hiệu quả tích

 cực về việc nghiên cứu Việt Nam trong tương lai … “ (Nguyen 

The Anh’s legacy … is reputation as an excellent historian 

who has rigorously studied texts anh archival materials. He has

 been a mentor for many students who have learned how to be 

scholars from his example, and this will continue to have a 

positive effect upon the study of Vietnam in the future).

Giáo sư Pascal Bourdeaux, cựu sinh viên École Pratique des

 Hautes Études và đang giữ chức trợ giảng (maitre de 

conférences) tại trường này, bày tỏ lòng tôn kính với GS. 

Nguyễn Thế Anh: “Giáo Sư kính mến! Các sinh viên của Giáo Sư 

mất một người Thầy; các bạn của Giáo Sư lìa xa một người bạn.

 Tất cả chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với  người Thầy luôn 

luôn mang đậm tính nhân bản …” (Cher Professeur! Vos étudiants 

perdent un maitre; vos amis quittent un ami. Nous tous, à 

l’unisson, exprimons notre reconnaissance à l’enseignant 

profondément humaniste que vous n’avez cessé d’être …)

Francois Guillemot, cựu sinh viên École Pratique des Hautes 

Études và đang là kỹ sư nghiên cứu (ingénieur de recherche) 

ở Trung Tâm Quốc Gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre 

National de la Recherche Scientifique), tụng điếu GS. Nguyễn 

Thế Anh:

“ Chúng tôi là một số người đã làm luận án dưới sự hướng dẫn của

 Thầy – một sự hướng dẫn không khoan nhượng, nghiêm túc đúng

 nghĩa. Ấy là con đường đầy chông gai đôi khi khó khăn, nhưng 

chúng tôi lấy làm hãnh diện và vui sướng …” (Nous étions… 

quelques uns – unes à faire notre thèse sous votre direction – une 

direction sans concession, rigoureuse de sens. C’était un 

chemin semé d’embuches parfois difficile mais nous étions 

fier - ères et heureux – ses …)

- Nguyễn Hữu Châu Phan, cựu giáo sư sử học Viện Hán Học 

Huế, nhà nghiên cứu lịch sử Huế, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối 

với GS. Nguyễn Thế Anh:

“Một Giáo Sư chuẩn mực, đáng tin cậy. Một Giáo Sư tuyệt vời.”

Đỗ Bang, gíao sư sử học tại Đại Học Huế, P. Chủ Tịch Hội Lịch

 Sử Việt Nam, bày tỏ sự thương tiếc:

 “Vô cùng thương tiếc nhà sử học tài năng!”

*

GS. Nguyễn Thế Anh đã đem lịch sử Việt Nam ra với thế 

giới. Cách nhìn sự kiện lịch sử, cách nghiên cứu lịch sử, 

kiến thức lịch sử có bề dày, bề rộng … của Giáo Sư đã làm 

cho học giới quốc tế kính nể, ngưỡng mộ.

Là người Việt Nam, tôi vô cùng hãnh diện Việt Nam có được

 một sử gia nổi danh thế giới.

Là học trò của Giáo Sư, tôi vừa vô cùng thương tiếc khi hay

 tin Thầy từ trần vừa vô cùng tự hào đã có thời gian ngắn làm

 học trò của Thầy.

Tôi xin đốt nén hương hương lòng vọng bái tiễn đưa Thầy về

 nơi an nghỉ, cầu nguyện linh hồn Thầy sớm về nước Chúa.

 Thành kính phân ưu cùng tang quyến!

                        22/3/2023

                     Hoàng Đằng









Không có nhận xét nào: