Hello, Chào Jennifer, Buổi Sáng,
Thông thường khi mở đầu
một câu chuyện nào đó trong mail anh có thói quen mở đầu bằng: kính chào các nơi
nhận. Thấy những người đã nhận mail của
anh rồi đọc, thích hay không cũng chẳng
biết, (lâu lâu có nhận comments, phản hồi), nhưng có đọc là mừng rồi. Những vị
khách ấy thật đáng khích lệ, thật đáng đề cao, thật đáng vinh danh, trong đó có
cả Jennifer, bởi nhờ họ có đọc mình mới
viết, mình mới có dịp nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện xe cán chó hay chó
cán xe, chuyện đầu làng cuối xóm v..v..chứ đâu có phải như cái loa ở phường xã
a lô a lô rên rỉ hoài suốt ngày mà có ai thèm nghe đâu (!) Sô, do đó cho nên,
anh mới đổi lại chút xíu xưng hô, thay vì
“kính chào các nơi nhận”, xin phép, cho
anh được trịnh trọng đổi lại chút xíu là “kính chào QÚY nơi nhận”. Trong nhà hàng
thường ghi “khách là vua”, với anh, độc giả mà đọc mail ba xí ba tú của anh cũng
được đồng hoá là... VUA cả nên xưng gọi là “Quý” thấy không chút nào là... vô
lễ, và cũng hợp tình!
1/- Thấy tấm ảnh chụp
anh Đạt Lý mặc veston ngồi bên bà xã trông đep đôi chi lạ. Thoáng nhìn gương mặt hai anh chị, tưởng tượng đi về dĩ vãng
xa xưa một chút, hồi mới gặp nhau rồi thương nhau, mết nhau, lấy nhau, rồi ăn ở
với nhau, rồi... rồi (chi nữa nhỉ?) rồi sinh con đẻ cái, rồi lo làm giàu v. v. và
v. v. Tuổi của anh chị giờ này ít ra phải có cháu ngoại, cháu nội để ẳm bồng, tưng
tiu, không khoe nhà cao cửa rộng mà khoe cháu ngoại (như ai đó), chụp một lô cháu
ngoại (làm gì có cháu nội mà chụp!). Nghe người ta kể thành tích mấy đứa cháu mà
ham, có khi cao hứng khi đưa cháu ngoại đi học cũng... làm thơ, kiểu hôm nay
em đến trường, hay đi chùa hương của ai đó lâu quá quên mất hết rồi. Vài ngày
sau khi phổ biến tấm ảnh kỷ niệm ấy, anh Đạt Lý liền lancer một cái tin cho biết
là... con gái đi lấy chồng và nào là chỉ cho cha mẹ phát biểu không quá 5 phút,
rồi chúc bách niên giai lão, đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái v. v. để ảnh mau có cháu bồng mà... nổ với thầy trò Tr. h. KP chơi cho vui. Chứ thật ra, nam mô a di đà Phật, chuyện của
anh Đạt nói là chuyện... poisson d’avril nghĩa là chuyện cá tháng... tư, không
làm gì có chuyện ấy xãy ra tại Cali tiểu bang này! Lạy Chúa, con nghĩ sao nói vậy,
con cũng không xuyên tạc sự thật, trí óc con đượm nhiều ngu si đần độn, chuyện
tròn bóp ra méo, xin Chúa cũng rộng lòng
cảm thông tha thứ cho con. Con xin tự đấm ngực mình trước mặt Chúa vì trót phát
ngôn bậy bạ... lỗi tại tôi, tại con, tại anh, tại... dượng Ba tui mọi đàng,
mọi đàng...
2/- Hôm nay mồng 1 tháng
tư (không phải 30 tháng tư), cũng không phải 23 tháng chạp Ông Táo cỡi cá về trời,
mà cá này là cá bay, cá lội ngược dòng, và miền nam nước Việt quê vợ tui bị tụi Trung Cộng nó ngăn đập trên cao nên đất đai khô cằn, cá không còn chỗ “đăng ký hộ
khẩu” được bèn di tản hay vượt biên qua Cali, qua Oceanside... tạm dung. Sáng
nay, chồng bảo vợ, hôm nay đầu tháng, tiền hưu của anh và của em chắc cũng đã
direct deposit rồi, (không như tháng trước xài quá lố khi mua vé cho em về Cao Lãnh
chơi những hai lần nên bị thâm thủng vào
credit card), thôi thì để sáng nay anh bao em đi ăn sáng. Hai vợ chồng phân vân
mãi xong mới quyết định chọn đi ăn ở
Denny’s, nhà hàng có nhiều Mỹ trắng hơn là Mỹ đen, hay Mể, Phi (cũng biết bày đạt
bắt chước kỳ thị chủng tộc dữ đấy chứ!). Ngó qua ngó lại trong nhà hàng, duy nhất
chỉ có hai vợ chồng ông bà già là dân mũi tẹt, da vàng. Trước khi rời khỏi nhà chồng đã nhắc vợ ráng tìm bộ đồ nào đó diện cho sang như
khi đi họp mặt Cao Lãnh vậy. Vợ nghe lời liền moi ra bộ st. John cũ xì, mặc xong
rồi mới tâm sự “mấy hổm rày ăn ít nên xuống cân, nây bụng đã teo tóp lại nên lấy
ra mặc vừa... chứ bữa nào treo đó mà nhìn chứ mặc gì được nữa!” Món ăn Tây, Mỹ có món nào mà vừa miệng đâu, nhưng
cũng ráng order vợ chồng một người một đĩa cho nó coi được được một tí. Sau khi
đem thức ăn tới đặt trên bàn, anh Ba nói nhỏ với cô hầu bàn rằng “ Hélène với
tui đã chung sống như boyfriend và girlfriend trên 50 năm nay, có đủ con trai, con gái, cháu nội và cháu ngoại, nhưng
hôm nay chúng tôi mới có một quyết định quan trọng là sẽ engage tại đây và sẽ
marry với nhau vào tuần sau tại khách sạn
MGM ở Las Vegas...” Nửa giờ sau, manager của nhà hàng kéo theo một
lô chiêu đãi viên trẻ măng, trắng trẻo, cao giò, mang đến một chiếc bánh và tuyên
bố lớn tiếng với khách trong nhà hàng,
xin một phút im lặng, có thông tin quan trọng, quan trọng. Tất cả khách lịch sự
bỏ nĩa, bỏ dao, bỏ muống xuống lắng nghe. MC Manager rất có khiếu ăn nói, lại còn cố phiạ và thêm thắt nhiều tình
huống lãng mạn khi thông báo tin mừng này, và anh Ba cũng đã thủ sẵn cái hộp đựng
nhẫn, qùy xuống trước mặt Mộng Hồ (ngạc nhiên, chưng hửng) giọng run run, khàn
khàn... would you marry me? Yes, yes! Tất cả thiên hạ có mặt trong nhà hàng lúc
đó đều...vỗ tay, vỗ tay hoan hô reo hò. Phải biết lịch sự bỏ thêm “tip” nhiều
nhiều khi ra về. Vừa ra khỏi quầy chào
khách, mấy cô nàng cashier, tiếp viên đứng ngay ngắn ở cửa ra vào chào cười thật
tươi, và congratulations tới tấp! Nắm
tay đưa MH ra xe, vợ bảo, sao anh diễn tuồng mà không cho em hay trước, may mà không
luýnh quýnh! Còn nữa, còn nữa, đừng lo, trưa nay tụi mình sẽ đến nhà hàng
Mirage, và chiều thì mình sẽ đến “le grand bouchon” diễn lại thì em quen đi, mấy
hồi. Diễn tuồng được ba xuất, xong xuôi,
chiều tối trên đường về, đèn đường đủ sáng rọi vào xe nhìn mặt hai vợ chồng già
ngà ngà say, mặt đỏ, vợ đã thấm mệt, ngồi
dựa ngữa trên ghế xe, hỏi lại: “Mà em không hiểu sao, anh điên điên gàn gàn làm
chi chuyện kỳ cục...?” - Hỏi thì trả lời,
này nhé, sức chứa của Denny’s là
150, nhà hàng Mirage trên 500, còn le
grand bouchon cũng 300 là ít, anh hỏi lại em: “ Có bao giờ em (và anh) hai dân
tị nạn nghèo xác nghèo xơ, chạy trốn quê hương, xấc bấc xấc bang từ một quốc gia nhược tiểu qua xứ cờ hoa, và đưọc khoảng gần cả ngàn người văn minh, tiến bộ trên
trái đất này, trong một ngày đẹp trời, từ sáng đến tối, tiếp đón rất ư là nồng nhiêt, vỗ tay, khen ngợi, chúc mừng... đâu có phải ai
ai cũng... làm được?!” Với lại trên đời này, như em đã biết, đố ai dám can đảm
yêu em nhiều, yêu hết mình bằng anh yêu em đâu; còn, còn khả năng của anh thì
em dư biết lâu nay rồi đó, vẫn là con số zéro to tổ chảng, mà luôn ôm giấc mộng
con là chỉ muốn cho nhiều người biết em, vinh danh em và vỗ tay khen em... thôi mà!”
3/- Rất nhiều lần
anh đều từ chối đề nghị của con cái xin
cho nuôi chó trong nhà. Nhỏ gái duy nhất
trong gia đình, (chắc em còn nhớ nó) sau mấy năm chồng vợ, nay thì đã ly dị, ở vậy, đi làm nuôi con. Một bữa nó tỉ
tê với mẹ nó, “đi làm về mệt mỏi, ở hãng stress lên, về nhà stress xuống, nhỏ
Ann thì về bên nhà tía nó, con còn một mình, cu ki, không ai trò chuyện, xin ba
cho nuôi một con chó cho đở buồn vậy mà ba cũng nỡ từ chối.” Thiên nhiên đều cũng
biết sợ sự trống không, huống chi con người, nghe con gái nó than thở như thế làm
cha làm mẹ như anh cũng biết xiêu lòng, đành phải ô kê cho xong, muốn nuôi thì
cứ nuôi! Thời gian trôi qua, nhỏ gái rồi cũng có bạn trai, mẹ nó cũng có dịp đi
tua, đi du lịch, đi cruise hay đi shopping để ba nó ở nhà một mình quạnh hiu,
thân già buồn và côi cút, có ai làm bạn bây giờ, nhà cửa xa xôi lại ít khách đến, thôi thì có Molly làm vui vậy.
Molly to con, loại dalmatian
trắng nhiều chấm đen lấm tấm, khá thông
minh. Mỗi khi ở nhà một mình như thế thì anh ưa ra vườn, ngồi dưới bóng cây đọc báo Mỹ hằng
ngày và Reader’s Digest gửi thẳng đến nhà hằng tháng. Lúc đó là lúc, như một nhân
tình, Molly rón rén đến ngồi bên cạnh, đặc biệt cứ chu mắt nhìn chăm chăm vào những cột
báo anh đang đọc. Chắc chắn là Molly không đọc được chữ viết, nếu có chăng chắc
cũng chẳng hiểu hoàn toàn, nhưng thấy nó có ý muốn... thử. Molly ngồi rất nghiêm
chỉnh, chăm chú, mà đặc biệt rất ưa chong mắt vào mục giải đoán tử vi, nhiều khi thấy “y” thở dài! Anh Ba mới
lật trang tìm chuyện vui, lựa humor in
uniform, và đọc thành tiếng như thầy đọc dictée (chính tả) cho nó nghe, đến đoạn
vui vui thì nó sủa lên ăng ẳng. Thấy lạ, tò mò, anh đọc lại, qua cái đoạn vui
vui ấy thì nó lại cũng sủa ăng ẳng cũng ngay cái đoạn đó! Ngộ ghê không tề! Muốn
thử xem hư thật hay để trắc nghiệm sự thông minh của nó, anh vừa tự dịch ra và đọc lên bằng tiếng Việt, để
ý kỹ, thấy Molly có quẫy đuôi, nhưng mắt mơ màng, cúi
mặt, ngó bâng khuâng! Không rõ anh dịch sai, dịch không sát, dịch dở hay là
Molly...
Hẹn Jennifer cùng qúy nơi nhận, vào một dịp khác, vui, lẩm cẩm và tếu hơn chuyện cá tháng tư.
hồ
- ngo.c Oceanside
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét