Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Quỳnh Hải Nguyên Tiêu (Nguyễn Du) & Ngân Triều bình chú

Mời quý Bạn tham khảo bài thơ Quỳnh Hải Nguyên Tiêu/ Nguyễn Du/ Ngân Triều bình chú



Quỳnh Hi Nguyên Tiêu/ Nguyn Du

瓊海元宵 /

• Rm tháng riêng Quỳnh Hi

I /- Vài nét về tác giả:

Nguyn Du

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyn Du
(1766 -1820)

Tượng đài c Nguyn Du
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 1820)         
tên chữ Tố Như(素如),
hiệu Thanh Hiên (清軒),
biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠),
là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là " Đại thi hào dân tộc".
            Tác phẩm "Truyện Kiều" của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam.

Tiểu sử

            Theo một bản gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766) tại phường Bích Câu, Thăng Long.
            Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Tư, hiệu Nghị Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công.
            Mẹ là bà Trần Thị Tần [1] (24 tháng 8 năm 1740 - 27 tháng 8 năm 1778), con gái một người làm chức câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).[2][3]
            Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam(nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
            Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.
            Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:
1.     Năm 1775 (Ất Mùi) anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
2.     Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
3.     Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi)
            Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.
            Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Kiêu binh  phế  Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.
            Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên, và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.
            Năm Giáp Thìn Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.
            Năm Kỷ Hợi (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).
            Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.
            Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.
            Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.
            Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)
            Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).
            Năm Quý Hợi (1803), Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.
            Năm Ất Sửu (1805) ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm Đinh Mão (1807) được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn (1808), ông xin về quê nghỉ.
            Năm Kỷ Tỵ (1809) ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình
            Năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cần chánh điện Đại học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).
            Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.
            Năm (Canh Thìn) 1820 Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820) lúc 54 tuổi.
            Năm Giáp Thân (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh[4].
            Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Du: Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về Quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì.[5] 
            Đại Nam liệt truyện chép: Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được.[6] Người đời sau, như ý kiến của các ông Trịnh Vân Định, Trần Nho Thìn cho đó là một cách khéo léo để giữ toàn mạng và thăng tiến trong thời loạn, mặc dù trong văn thơ của Nguyễn Du thường đề cao những anh hùng thời loạn, nhưng ông chọn cách sống khác, cống hiến nhưng "ẩn dật" trong chốn quan trường.[7]

Tác phẩm

            Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
            Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận.      Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.[8]

Văn bản

            Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai - Hà Nội lúc ấy. Sau khi Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm, vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục. Còn có những ý kiến hồ nghi tác giả một số bài thơ chữ Hán vẫn được coi là của Nguyễn Du. Việc xác định thời điểm ra đời của các tác phẩm chưa được giải quyết, kể cả thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Mặc dù đã mất nhiều công sức, nhưng các ý kiến trong giới nghiên cứu vẫn còn rất khác nhau.[9]

Tác phẩm bằng chữ Hán

            Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ  Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước  Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:
·         Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
·         Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
·         Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:
·         Đoạn trường tân thanh (Tiếng than mới đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn"[10].
·         Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãncho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
·         Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
·         Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.[9]

Đánh giá

Trước năm 1930

Trong quãng thời gian hơn một trăm năm này, người bình luận các tác phẩm của Nguyễn Du là các nhà nho. Ở thế kỷ XIX, các nhà nho thường qua những bài thơ vịnh, những bài tựa mà bộc lộ cách nhìn, chính kiến của mình với tác phẩm. Sang thế kỷ XX, các nhà nho lại phát biểu bằng những bài văn chính luận. Nhưng bình luận ở giai đoạn nào họ cũng đều chia làm hai dòng khen và chê. Tuy nhiên, dù khen hay chê thì tất cả họ đều đánh giá cao nghệ thuật văn chương của Nguyễn Du.

Từ 1930 đến 1945

Nghiên cứu phê bình văn học thời gian này đã thành một bộ môn riêng biệt, mang ý nghĩa hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Du trong giới nghiên cứu, phê bình thấy rõ ba khuynh hướng sau:
1.     Khuynh hướng phê bình ấn tượng chủ quan với các ông Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều,Lưu Trọng Lư
2.     Khuynh Hướng giáo khoa qua những công trình của các ông Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm
3.     Cách tiếp cận kiểu khoa học của ông Nguyễn Bách Khoa

Từ 1945 đến 1975

Trong giai đoạn chia đôi đất nước này, tại miền Bắc, việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Du trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội theo quan điểm mỹ học mácxít. Tác phẩm văn học được nhìn nhận như là sự phản ánh đời sống xã hội và bộc lộ thái độ của nhà văn đối với hiện thực đó. Hai công trình theo hướng này xuất hiện sớm và đáng chú ý hơn cả là cuốn: Quyền sống của con người trong "Truyện Kiều" của Hoài Thanh (1949) và bài báoĐặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung "Truyện Kiều" của Đặng Thai Mai(1955). Vấn đề tinh thần nhân đạo và tính hiện thực của "Truyện Kiều" được hai tác giả chú ý đặc biệt và coi là giá trị cơ bản của tác phẩm.
Ở miền Nam, thời kỳ 1954 - 1975 cũng có nhiều người để tâm phê bình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Du. Dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du trên các tập san Văn (số 43, 44) và Bách khoa thời đại (số 209) nhiều bài phê bình được công bố. Trước đó, năm 1960 có cuốn Chân dung Nguyễn Du tập hợp một loạt bài viết về Nguyễn Du của nhiều tác giả. Trước sau năm 1970 cũng thấy một số công trình khá công phu của Phạm Thế Ngũ,Đặng Tiến, Nguyễn Đăng Thục...

Từ 1980 đến nay

            Trong giai đoạn này, cac tác phẩm của Nguyễn Du được tiếp cận bởi nhiều phương pháp mới: phong cách học, thi pháp học, ký hiệu học... Đã xuất hiện một số công trình đáng chú ý của Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu...
            Nhìn chung các tác giả đều cố gắng khách quan hóa việc phân tích tác phẩm, muốn làm cho các kết kuận của mình là hiển nhiên, "không còn tranh cãi". Tuy vậy mọi việc không đơn giản, các ý kiến vẫn cứ rất xa nhau, điều đó có nghĩa là những cuộc tranh luận sẽ vẫn tiếp diễn và như vậy nghiên cứu, phê bình về các tác phẩm của Nguyễn Du sẽ tiếp tục tiến triển.
            Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về khối lượng, nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Hơn nữa nó lại rất năng sản. Từ Truyện Kiều đã nảy sinh biết bao những hình thức sáng tạo văn học và văn hóa khác nhau: thơ ca về Kiều, các phóng tác Truyện Kiều bằng văn học, sân khấu, điện ảnh; rồi rất nhiều những dạng thức của nghệ thuật dân gian: đố Kiều, giảng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài bình luận, những công trình phê bình, nghiên cứu.

Tưởng niệm

            Ngày 17/11/2015, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) diễn ra ngày 05/12/2015 tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.[11] với chương trình nghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời” do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo và Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam thực hiện với sự tham gia của gần 650 nghệ sỹ[12]
            Lễ kỷ niệm có các huỗi hoạt động chính: Tổ chức các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; xuất bản Truyện Kiều, các tác phẩm của Nguyễn Du ra nhiều thứ tiếng khác nhau; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm âm nhạc, hội họa… về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, diễn trò Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du; tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội là nơi sinh và tại tỉnh Bắc Ninh (quê mẹ của ông); tuần Văn hóa, Du lịch Nguyễn Du, bắt đầu từ ngày 28/11 đến 05/12/2015 tại Hà Tĩnh.
            Bên cạnh đó, từ 17/11 đến 25/11/2015 tại Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Tuần triển lãm về Nguyễn Du do Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh  Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức. Triển lãm quy tụ tương đối đầy đủ các ấn bản bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán, chữ Nôm những sáng tác của Nguyễn Du cũng như các công trình nghiên cứu, biên khảo, chú thích về Nguyễn Du của nhiều lớp học giả. Điểm nhấn của triển lãm là những bản Nôm gốc như bản in Kim Vân Kiều tân tập(năm Bính Ngọ, niên hiệu Thành Thái - 1906), bản chép tay Kim Vân Kiều thích chú (Kỷ Mão1879). Ngoài ra, còn có 20 bức thư pháp của các thành viên Chi hội Thư pháp (Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh) cũng sẽ được trưng bày với nội dung là những trích đoạn các sáng tác của Nguyễn Du (Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh…).[13]

Chú thích

1.     ^ Theo "Tuyển tập Trương Chính" Nhà xuất bản Văn học 1997. Bà Tần là vợ trắc thất hàng thứ ba, bà sinh ngày mồng 6 tháng 7 năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Hưng. Bà lấy chồng năm 16 tuổi, năm 17 tuổi bà sinh con đầu lòng là Nguyễn Trụ (1757), sau bà còn có năm bà khác nữa
2.     ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1120.)
3.     ^ Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo dục, 2002, tr 27
4.     ^ Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002, tr 27-30.
5.     ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 82-83. Dẫn lại tại [1]
6.     ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, tập 2, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1997, tr. 357. Dẫn lại tại [2]
7.     ^ Trịnh Văn Định, Những cách thế lựa chọn của kẻ sĩ tinh hoa trong lịch sử, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, số 2 (2013), trang 10-18
8.     ^ Nguyễn Huệ Chi, Tạp chí Văn học, tháng 11-1966(Nguyễn Du-Về tác gia và tác phẩm)
9.     ^ a ă Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo dục, 2002, trang 11-12
10.  ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1844.
(Theo Wikipedia)


II/- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
          Quỳnh Hải Nguyên Tiêu là bài thơ mở đầu cuốn thơ chữ Hán Thanh Hiên Tiền Hậu Tập của Nguyễn Du. Cuốn này thi hào bắt đầu viết khi đi lánh nạn, trong suốt thời gian mười năm gió bụi (1786-1796) qua tới 1804. Có điều bài thơ đầu tiên lại không phải là bài sáng tác trước tiên, mà có sau những bài như Sơn Cư Mạn Hứng, Tự Thán, Khất Thực...có trong cuốn này, cũng như những tác phẩm được viết từ khi còn trẻ, nổi tiếng là một trong "ngũ tuyệt", rât đáng tiếc đã mất hết trong chiến tranh.
          Ngũ tuyệt là tên 5 nhà thơ của nền văn học chữ Nôm, được tôn tụng là “An Nam ngũ tuyệt”là:
·         Nguyễn Hành (1771-1824) được người đời đánh giá là một trong An Nam Ngũ Tuyệt, năm nhà thơ lớn tuyệt diệu Việt Nam trong thời đại cùng với chú ông là Đại thi hào
·         Nguyễn Du (1766-1820) tác giả Đoạn Trường Tân Thanh.
Ba người còn lại không ai khác hơn là: 
·         Nguyễn Huy Tự (1743-1790) tác giả truyện thơ Hoa Tiên bằng thơ lục  bát, con Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, con rễ Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Khản. 
·         Phan Huy Ích(1750-1822) tác giả bản diễn ca thơ nôm Chinh Phụ Ngâm khúc và Dụ Am Ngâm lục. Địa vị và tài năng của hai tác giả này, văn học đã dành một chổ đứng xứng đáng. Còn người thứ ba là
·         Ngô Thời Vị (1774-1821) em út Ngô Thời Nhậm, một trong những tác giả Ngô gia văn phái : Hoàng Lê Nhất Thống Chí và tác giả Mai dịch tu dư và Thành phủ công thi văn, được vua Gia Long trọng dụng ngang hàng với Nguyễn Du: hai lần đi sứ, lần cuối cùng thay Nguyễn Du  mất năm 1820 làm Chánh Sứ, nhưng ông lại mất trên đường đi sứ về đến Quảng Tây năm 1821. .      
            Ngô Thời Vị có mặt trong nhiều giai đoạn lịch sử của Hoàng Lê Nhất Thống Chí, những đối thoại của Nguyễn Huệ trong triều vua Lê, ông là người chứng kiến và chép sử, khác với ông anh cả Ngô Thời Nhậm phải lận đận, bận rộn trong công việc triều chính, Ngô Thời Vị là người có khoảng cách để quan sát, ghi chép và đủ tài năng để khởi thảo một tác phẩm văn xuôi độc đáo nhất nước ta. Tầm vóc Ngô Thời Vị đương thời sánh ngang với Nguyễn Du. Thơ chữ Hán ông rất độc đáo.
            Trước Hoàng Hạc Lâu, thi hào Lý Bạch phải thốt lên :Trước mắt có cảnh không tả được, vì thơ Thôi Hiệu ở trong đầu. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu tuyệt tác thi hào Lý Bạch phải bí tứ thơ. Ngô Thời Vị  hiên ngang xưng danh : Sứ thần nước Việt Ngô Thời Vị, Phóng bút đề thơ viếng cảnh này.
            Mọi người tôn sùng Quách Cự trong Nhị Thập Tứ Hiếu của Lê Văn Phức, vì mẹ già chôn con, thì Ngô Thời Vị kết  án:
 Ngũ luân nào phải nhất luân,
 Mẹ già,  con trẻ đồng cân rõ ràng.
 Lưỡng toàn ví chẳng đảm đương.
Nghèo thêm một miệng nuôi thường đáng bao ?
 Cự kia, hiếu nặng thế nào,
Giết con chẳng khác cầm dao giết mình.
Cự kia, lòng tệ sao đành.
Dù thông đạo hiếu, chưa rành đạo nhân.
Hoàng kim ví chẳng được phần,
Tránh sao một tội bại luân thường rồi ?
 (Tham Tuyền dịch).
 Lý luận Ngô Thời Vị thật chửng chạc đanh thép, khác lối hùa theo ngợi khen của người đời thật là một trong năm ngũ tuyệt. Thời học Trung Học, học Nhị Thập Tứ Hiếu, đến tên Quách Cự, tôi thấy tức tối, vì hiếu với mẹ mà nỡ chôn con, tên giết người vô luân kia thế cũng được gọi là hiếu, nay đọc được thơ Ngô Thời Vị thật mát gan mát ruột.
            Có lẽ những tài năng lớn như Nguyễn Hành, như Ngô Thời Vị đã bị đời sau quên lãng!!!
            Năm nhà thơ lớn, thuộc bốn dòng họ văn học danh tiếng Việt Nam : Nguyễn Tiên Điền,( Nguyễn Du, Nguyễn Hành); Nguyễn Trường Lưu,(Nguyễn Huy Tự); họ Phan Huy (Phan Huy Ích, làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc Hà Tĩnh, và họ Ngô Thời, ( Ngô Thời Vị), quê Tả Thanh Oai (làng Tó), Hà Đông nay thuộc Hà Nội.
            Sau khi rời kinh thành Thăng Long khói lửa, thất lạc gia đình, Nguyễn Du lang thang giang hồ nghèo khổ một thời gian, rồi về Thăng Long gập lại anh Nguyễn Nễ đang làm quan cho triều đình Tây Sơn (bài thơ Long thành Cầm giả ca). Khi Nguyễn Nễ vào Phú Xuân theo công vụ vào năm 1793, Nguyễn Du không nơi nương tựa, tới sống "gửi rể " nơi gia đình vợ ở Quỳnh Côi cho tới năm 1796. Gia đình này có tiếng văn học với anh vợ là tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, từng làm Phó sứ sang Trung Hoa năm 1789 (cùng sứ đoàn với Nguyễn Nễ), bố vợ là cố hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục, ngự sử triều Lê (đã mất).
          Chúng ta hãy thưởng thức Quỳnh Hải Nguyên Tiêu, bài thơ có giá trị văn chương rất cao dưới đây của đại thi hào Nguyễn Du. Người em-rể-mới chào Trăng rằm tháng giêng ở quê vợ Quỳnh Hải, để ra mắt bạn bè, họ hàng bên vợ; giới thiệu đôi điều về văn chương của mình với hoàn cảnh, tâm sự, mối tình riêng của mình đối với " nàng trăng ":

  

阮 攸
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu 

Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, 
Y y bất cải cựu thuyền quyên. 
Nhất thiên Xuân hứng, thùy gia lạc? 
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên? 
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, 
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. 
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến, 
Hải giác thiên nhai tam thập niên.

Nguyễn Du
Chú giải:
            Quỳnh Hi Nguyên Tiêu/ Nguyễn Du:

             /  

            Đêm rằm tháng Giêng ở Quỳnh Hải.

          Quỳnh Hải tức Quỳnh Châu thuộc trấn Sơn Nam xưa, nay là huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, quê vợ của Nguyễn Du. Năm 1786, sau khi Nguyễn Khản, anh trai một cha khác mẹ của ông từ trần, Nguyễn Du lánh nạn về Quỳnh Côi, ở nhà anh vợ  là Đoàn Nguyễn Tuấn ở xã Hải An (lúc này Lê Chiêu Thống chưa chạy sang Trung Quốc). 

Nguyên dạ: , đêm rằm tháng Giêng.không đình: , sân vắng vẻ.nguyệt mãn thiên: 滿, ánh trăng sáng vằng vặc đầy trời.

Y y bất cải: , vẫn vậy, không thay đổi.
cựu: , xưa
thuyền quyên: , dáng  vẻ xinh đẹp, dễ thương  về người và vật;  thường dùng để chỉ những nét khả ái của người con gái. Ở đây chỉ mặt trăng.
Nhất thiên Xuân hứng: , một trời Xuân thú vị, tuyệt vời.
thùy gia lạc:
, (ai, nhà, rơi), đổ xuống, rơi ngập tràn vào nhà ai.
Vạn lý: , mười ngàn dặm, chỉ một nơi rất xa sinh quán.
Quỳnh Châu: , tức là Quỳnh Hải.
thử dạ viên: , ( như thế, đêm, người được hưởng), ai được thưởng thức một đêm trăng như thế.
Hồng Lĩnh vô gia: , ở tại Hồng Lĩnh, (tên núi ở Hà Tỉnh, sinh quán của Nguyễn Du), không có nhà cửa nữa, vì qua các biến cố lịch sử bấy giờ, nhà cửa của ông đều bị phá sạch, đốt sạch.
huynh đệ tán: , anh em chia lìa, ly tán, mỗi người một phương trời. (Thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, làm quan, có 8 vợ và 21 con (12 con trai). Con cả là Nguyễn Khản làm tham tụng thời Chúa Trịnh, kế đến là Nguyễn Điều làm đốc trấn Sơn Tây. Người anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ làm quan cho Tây Sơn. Người anh khác mẹ là Nguyễn Quýnh âm mưu kết nghĩa chống lại nhà Tây Sơn, bị bắt không chịu phục, nên bị giết. Dinh cơ của họ Nguyễn cùng nhà cửa của Nguyễn Quýnh đều bị phá sạch. Anh em Nguyễn Du chạy lánh nạn mỗi người mỗi nơi, chỉ còn người em khác mẹ là Nguyễn Nhưng).
 Bạch đầu đa hận: , đầu bạc, tuổi già;  nhiều nỗi bực dọc, buồn phiền.
tuế thời thiên: , (năm tháng, tuổi tác; thì; trôi qua, đổi thay) , năm tháng trôi qua; tiếc nuối cho hoàn cảnh không thể làm gì được, cứ để cho  năm tháng trôi qua trong vô vọng.
Cùng đồ: , bước đường cùng trong đời.
liên nhữ: ,  thương cho nhà ngươi biết bao.
dao tương kiến: , cho dẫu xa xôi mà hai ta cùng trông thấy nhau, (người và trăng).
Hải giác thiên nhai: , góc biển, chân trời; chỉ một nơi heo hút, quạnh vắng, xa lắc.
tam thập niên: , ba mươi năm; ý nói ở tuổi ba mươi.
            Câu này có người giải thích là:
"Ở nơi góc bể chân trời ba mươi năm."
Giải nghĩa như thế e rằng chưa đúng, vì Nguyễn Du lúc chạy đến Quỳnh Côi lánh nạn, tuổi mới trên đôi mươi (sinh năm 1765, đậu tam trường năm 1784, chạy giặc năm 1786, 21 tuổi). Và lênh đênh nơi quê vợ chỉ trên dưới mười năm. Như vậy phải hiểu, khi ấy, tác giả đang ở  "tuổi ba mươi" mới hợp lý).
Dch nghĩa 
          Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, ánh trăng sáng vằng vặc đầy trời. 
          Khuôn trăng như nét đẹp của người con gái ấy, vẫn hệt như xưa, không hề thay đổi.
          Một trời Xuân tuyệt vời đêm nay, không biết tuôn tràn xuống nhà ai?
          Ở  nơi Quỳnh Châu xa xôi nầy, mấy ai được thưởng thức một đêm trăng đẹp như thế?
          (Còn  ở  quê  nhà  Hồng Lĩnh), cửa nhà tan tác, không còn nhà, anh em ly tán, phiêu bạt cả, (mỗi người một phương trời).
          Đầu đã bạc, trải qua biết bao nỗi bực dọc, buồn phiền, trong khi thời gian thì ngày lụn tháng qua, ảm đạm trôi nhanh.
          Đường cùng rồi, thương cảm biết bao, vầng trăng xưa vẫn còn đoái thương đến ta, cho dẫu xa xôi ngăn cách, mà trăng và ta cũng còn có cơ hội lặng lẽ nhìn nhau.
          (Vậy là), nơi góc biển chân trời phiêu bạt, có một người cô lữ, ngổn ngang sầu tư trăm mối bên lòng, vò tơ đòi đoạn, khi tuổi đời chỉ mới ba mươi.
Diễn thơ:


(Ảnh minh họa, Google)
Rằm tháng Giêng ở Quỳnh Hải
Rằm Giêng lồng lộng khắp trời,
Trăng như người cũ, tuyệt vời không phai!
Trời Xuân ngập xuống nhà ai?
Mấy ai tận hưởng trăng này xa xôi?
Tan nhà, huynh đệ  chia phôi,
Bạc đầu căm giận tuổi đời ruỗi mau.
Đường cùng tình cũ nhìn nhau,
Mới  ba mươi tuổi lao đao cuối trời.
Ngân Triều dịch.

III/-Lời bình, Ngân Triều:

          Hai câu đầu:  Cảnh đêm sáng trăng và hình ảnh vầng trăng:
滿 
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, 
Y y bất cải cựu thuyền quyên. 
Rằm Giêng lồng lộng khắp trời,
Trăng như người cũ, tuyệt vời không phai!
          Đêm Rằm tháng Giêng, nguyên dạ, trước sân nhà quạnh vắng. không đình, ánh trăng sáng, tỏ rõ khắp trời, vằng vặc như ban ngày, nguyệt mãn thiên.
Khuôn trăng khả ái ngày xưa, như người tình cũ, cựu thuyền quyên, vẫn vậy, như không bao giờ thay đổi, y y bất cải.
          Cảnh đêm trăng thi vị tuyệt vời! vầng trăng gần gũi, chan chứa thân thương như người tình cũ, đằm thắm, son sắt, chung thủy, dịu dàng…
          Để rồi tâm tình giải tỏa qua 4 câu thực-luận:
          *Thực-luận:
          Những tâm tình trăn trở cho người, cho ta:
Nhất thiên Xuân hứng, thùy gia lạc? 
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên? 
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, 
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. 
Trời Xuân ngập xuống nhà ai?
Mấy ai tận hưởng trăng này xa xôi?
Tan nhà, huynh đệ  chia phôi,
Bạc đầu căm giận tuổi đời ruỗi mau.
          Một trời Xuân thi vị, hạnh phúc như thế này, không biết rơi xuống cho nhà ai? Có điều chắc chắn là không phải cho nhà ta rồi!
          Ở nơi xa xôi như Quỳnh Châu nầy, có mấy ai được thưởng thức một đêm trăng đẹp như thế nầy, thực chính là ta? 
          (Còn  ở  quê  nhà  Hồng Lĩnh), cửa nhà bị phá sạch, không còn nhà nữa rồi, vô gia, tổ ấm tan tác, anh em ly tán, phiêu bạt cả, (mỗi người một phương trời).
Đầu đã bạc, bạch  đầu, trải qua biết bao nỗi bực dọc, buồn phiền, đa hận (trong bất lực), nhìn ngày tháng lãnh đạm trôi mau, tuế thời thiên mà thấm thía cuộc đời vô vị.
          Về nghệ thuật đối rất chính xác, cân xứng, không những trong tứ thơ nà còn từ ngữ với từ ngữ:
          Hai câu thực: đối trong nhịp thơ 4/3:
Nhất thiên Xuân hứng,/ thùy gia lạc? 
Vạn lý Quỳnh Châu,/ thử dạ viên?
          (Xin xem lại phần dịch nghĩa, bên trên)
          Hai câu luận: sử dụng tá đối, Hồng Lĩnh (địa danh, hồng nghĩa là chim hồng, không phải màu hồng đối với Bạch đầu là đầu bạc. Tá đối, đối vay mượn  như thế là đúng luật và hợp lý.
            Tương tự như: hồng  hồng đối với bạt = vung kiếm là tá đối mà hay.(không phải bạc là trắng)
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
火  紅 日  早  轟 天 地
劍 㧞 堅 江 泣 傀 神
(Hai câu đối thờ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, ở Đền Vàm Nhật Tảo, Tân an)
Nghĩa là: Lửa hồng ở Nhật Tảo nổ rền trời đất, (oanh = nổ rền)
Vung kiếm ở Kiên Giang, làm cho quỷ thần khiếp kinh (bạt: 㧞, vung kiếm; khấp = khóc).
          *Hai câu kết:
          Tâm trạng của tác giả: 
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến, 
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Đường cùng tình cũ nhìn nhau,
Mới ba mươi tuổi, lao đao cuối trời.
          Ở  bước đường cùng rồi, cùng đồ; biết bao thương cảm vì vầng trăng xưa như  người tình cũ vẫn hãy còn thương ta, lân nhữ; cho dẫu xa xôi mà trăng và ta cũng còn có cơ hội ngắm nhìn với nhau, dao tương kiến. Chỉ nhìn nhau trong đêm trăng sáng này thôi, hay vẫn mãi nhìn nhau trên suốt những chặng đường đời muôn nẻo sơn khê?
-“Xin anh cứ tưởng bạn anh tuy,
Giam hãm thân trong cảnh nặng nề.
Vẫn để hồn theo người lận đận,
Vẫn hằng trông đếm bước anh đi”
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng,
Gác tình duyên cũ, thẳng đường trông.
Song le hương khói yêu đương vẫn,
Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng.
Giây phút chạnh lòng, Thế Lữ.
(Một người “vẫn hằng trông đếm bước anh đi” còn người kia thì Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng”. Cho hay: Khi đã yêu nhau thì…nghìn năm hồ dễ đã…ai quên!)
          (Thế là), nơi góc biển chân trời, có một người lưu lạc, chạnh lòng về thân phận mình, lúc tuổi đời chỉ mới ba mươi.
          Tóm lại,
          Quỳnh Hải Nguyên Tiêu là một bức tranh hai màu, cảnh – tình, sáng – tối; một giai điệu đứt ruột của một tâm hồn chơi vơi trên bước đường cùng; một tiếng vọng bi thương của một gia đình tan tác;  một tiếng tơ lòng, u ẩn vương vấn tình xưa và một sự bất lực của một người có lòng tâm huyết, trước những thay đổi của thời thế dâu bể, đa đoan, bấy giờ.

Hậu Nghĩa ngày 27/04/2016
Thân mến, Ngân Triều.

********************
Phỏng dịch
ĐÊM TRĂNG QUỲNH HẢI
Thềm vắng về đêm nguyệt sáng ngời
Ánh vàng muôn thuở chẳng hề vơi
Trải màu xuân ngọc tràn muôn nẻo
Trên đất Quỳnh Châu vọng mấy người
Hồng Lĩnh tan nhà đi tản lạc
Bạc đầu chuyển chỗ bạ không ngơi
Cùng đường cảm thán nhìn trăng tỏ
Ba chục năm trôi những góc trời!

Nguyễn Đắc Thắng
__________________________


Không có nhận xét nào: