"Có phải duyên xưa thì thắm lại"
Hồ Xuân Hương
Đang xem hình đám cưới của con trai thì
tiếng điện thoại reng, Hạnh tạm dừng, bắt phôn. Bên kia đầu dây:
- Chào bà, bà có phải là
cô giáo Hạnh, ngày xưa dạy ở trường... không? Em là Tửng, học trò cũ của cô đây. Cô
khoẻ không, cô?
- Trời ơi, anh! Sao bây giờ anh mới liên lạc với em? Anh tưởng em không nhận ra giọng nói của anh sao mà đóng kịch làm học trò của em?
- Em có biết anh tìm em mười mấy năm rồi hay không, bao nhiêu là khó khăn mới tìm ra đó. Khi anh qua Mỹ, anh ở tiểu bang WA hơn chục năm, sau đổi qua Virginia khoảng hai năm. Anh mới về Nam Cali vài tháng nay thôi, nhờ thằng con Út tìm được job bên này.
- Em cũng tìm anh lâu nay mà không biết ở đâu. Quả thật "Tìm anh như thể tìm chim. Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Nam". Từ khi qua Mỹ, em chỉ ở Bắc Cali này thôi, không đi đâu cả. Tại sao anh tìm được em vậy?
- Đố em đó. Em nói đúng anh thưởng em ngàn đóa hoa hồng.
- Chịu thua. Em chỉ cần một đóa mà thôi.
- Cách đây hai tuần anh đi họp Đại Hội Không Quân, gặp Hoàng. Em nhớ nó chứ? Nó là đàn em của anh và là em ruột của cô Cẩm Vân. Tìm được cô Cẩm Vân là ra em mà. Ông Trời đưa đẩy anh dời nhà về đây và đi họp không quân. Cám ơn Ông Trời.
- Trời ơi, anh! Sao bây giờ anh mới liên lạc với em? Anh tưởng em không nhận ra giọng nói của anh sao mà đóng kịch làm học trò của em?
- Em có biết anh tìm em mười mấy năm rồi hay không, bao nhiêu là khó khăn mới tìm ra đó. Khi anh qua Mỹ, anh ở tiểu bang WA hơn chục năm, sau đổi qua Virginia khoảng hai năm. Anh mới về Nam Cali vài tháng nay thôi, nhờ thằng con Út tìm được job bên này.
- Em cũng tìm anh lâu nay mà không biết ở đâu. Quả thật "Tìm anh như thể tìm chim. Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Nam". Từ khi qua Mỹ, em chỉ ở Bắc Cali này thôi, không đi đâu cả. Tại sao anh tìm được em vậy?
- Đố em đó. Em nói đúng anh thưởng em ngàn đóa hoa hồng.
- Chịu thua. Em chỉ cần một đóa mà thôi.
- Cách đây hai tuần anh đi họp Đại Hội Không Quân, gặp Hoàng. Em nhớ nó chứ? Nó là đàn em của anh và là em ruột của cô Cẩm Vân. Tìm được cô Cẩm Vân là ra em mà. Ông Trời đưa đẩy anh dời nhà về đây và đi họp không quân. Cám ơn Ông Trời.
Hạnh nhắc:
- Và cám ơn nước Mỹ nữa chứ.
- Phải rồi. Em nhắc anh mới nhớ. Cám ơn nước Mỹ và dân Mỹ. Anh vừa mới hưu trí, rảnh rổi vô cùng. Tuần sau anh tới gặp em nghe. Anh nhớ những món quà em gởi cho anh ngon tuyệt vời, ngon nhất trong đời anh. Nhớ làm cho anh món mắm ruốc xào xả ớt với thịt bò nữa đấy. Món này em gởi cho anh trong tù, anh ăn mà chảy nước mắt.
- Tại sao lúc đó anh không nói, để lần sau em bớt ớt lại. Nghe người ta nói ớt có thể ngừa "chói nước" nên em mới làm thật cay.
- Không phải tại ớt cay, mà vì quá cảm động và quá yêu em.
- Anh à, nói oang oang coi chừng bị "sư tử" xé xác đó.
- Y khoa Mỹ đầu hàng căn bệnh của vợ anh nên sau hai năm qua đây, bà ấy về Trời rồi, em ơi. Anh góa vợ mười mấy năm dài! Em cho anh bắt chước Vô Kỵ vẽ chân mày cho em nghe cưng.
- Anh biết tình trạng chồng con em thế nào mà "ăn nói linh tinh" vậy? Coi chừng mấy "quản giáo con" của anh đấy.
- Anh biết hết rồi. Cô Cẩm Vân đã kể tường tận cuộc đời em cho anh nghe. Đừng giấu anh nữa. Sao hồi ở VN em giấu anh? Nếu cho anh biết thì anh làm người nâng đỡ tinh thần em cho em bớt đau khổ. Và... chúng mình đâu phải xa nhau thời gian quá dài như thế này! Mấy đứa con thúc hối anh kiếm "dzợ" từ mấy năm nay lận. Tụi nó sợ săn sóc ông già nên bán cái cho người khác đấy. Anh biết em không chê anh già lẩm cẩm, vì ngày xưa anh ở dưới chín tầng địa ngục mà em không bỏ anh, bây giờ chắc chắn em cũng không bỏ.
Nghe anh nói, Hạnh xúc động chảy nước mắt, nghẹn ngào. Biết bao kỷ niệm ở những năm tháng cũ ùa nhau trở lại.
- Và cám ơn nước Mỹ nữa chứ.
- Phải rồi. Em nhắc anh mới nhớ. Cám ơn nước Mỹ và dân Mỹ. Anh vừa mới hưu trí, rảnh rổi vô cùng. Tuần sau anh tới gặp em nghe. Anh nhớ những món quà em gởi cho anh ngon tuyệt vời, ngon nhất trong đời anh. Nhớ làm cho anh món mắm ruốc xào xả ớt với thịt bò nữa đấy. Món này em gởi cho anh trong tù, anh ăn mà chảy nước mắt.
- Tại sao lúc đó anh không nói, để lần sau em bớt ớt lại. Nghe người ta nói ớt có thể ngừa "chói nước" nên em mới làm thật cay.
- Không phải tại ớt cay, mà vì quá cảm động và quá yêu em.
- Anh à, nói oang oang coi chừng bị "sư tử" xé xác đó.
- Y khoa Mỹ đầu hàng căn bệnh của vợ anh nên sau hai năm qua đây, bà ấy về Trời rồi, em ơi. Anh góa vợ mười mấy năm dài! Em cho anh bắt chước Vô Kỵ vẽ chân mày cho em nghe cưng.
- Anh biết tình trạng chồng con em thế nào mà "ăn nói linh tinh" vậy? Coi chừng mấy "quản giáo con" của anh đấy.
- Anh biết hết rồi. Cô Cẩm Vân đã kể tường tận cuộc đời em cho anh nghe. Đừng giấu anh nữa. Sao hồi ở VN em giấu anh? Nếu cho anh biết thì anh làm người nâng đỡ tinh thần em cho em bớt đau khổ. Và... chúng mình đâu phải xa nhau thời gian quá dài như thế này! Mấy đứa con thúc hối anh kiếm "dzợ" từ mấy năm nay lận. Tụi nó sợ săn sóc ông già nên bán cái cho người khác đấy. Anh biết em không chê anh già lẩm cẩm, vì ngày xưa anh ở dưới chín tầng địa ngục mà em không bỏ anh, bây giờ chắc chắn em cũng không bỏ.
Nghe anh nói, Hạnh xúc động chảy nước mắt, nghẹn ngào. Biết bao kỷ niệm ở những năm tháng cũ ùa nhau trở lại.
****
Hạnh nhớ lại vào ngày nhập học năm cuối trường Sư Phạm ở Huế, nàng được chị Hai Cẩm Vân (một người bạn đồng môn lớn hơn nàng nên được “phong chức” Chị Hai) xin cho được vé đi máy bay quân sự ra Đà Nẵng. Chuyến bay này không đi thẳng ra Huế, mà ghé qua Liên Khương rước mấy chàng phi công nghỉ mát ở Đà Lạt hằng năm đưa về Phi Đoàn Đà Nẵng. Nhờ chuyến bay này đưa duyên, các nàng quen biết với các anh.
Hạnh nhớ lại vào ngày nhập học năm cuối trường Sư Phạm ở Huế, nàng được chị Hai Cẩm Vân (một người bạn đồng môn lớn hơn nàng nên được “phong chức” Chị Hai) xin cho được vé đi máy bay quân sự ra Đà Nẵng. Chuyến bay này không đi thẳng ra Huế, mà ghé qua Liên Khương rước mấy chàng phi công nghỉ mát ở Đà Lạt hằng năm đưa về Phi Đoàn Đà Nẵng. Nhờ chuyến bay này đưa duyên, các nàng quen biết với các anh.
Lúc các anh vừa
lên máy bay, đã ném những ánh mắt lém lĩnh về phía các cô nàng. Anh
chàng mang kính râm ngồi một chỗ hơi khuất nhắm mắt để ngủ (!) bị anh bạn cao
gầy cạnh bên thúc hông làm tan "giấc Nam Kha." Hai anh bắt đầu
to nhỏ với nhau làm Hạnh lúng túng, cảm thấy tay chân thừa thải, không biết để
đâu cho ổn. Suốt 45 phút bay, giác quan thứ sáu của nàng báo cho biết mình là
mục tiêu của hai anh nên thẹn thùng ngồi
không yên.
Lúc xuống máy bay, anh đeo kính lịch sự giúp chị Cẩm Vân xuống trước, kế đến Hạnh, nhưng anh cao gầy chen vào nắm tay nàng đỡ xuống. Sau này Hạnh mới biết anh đeo kiếng đen trầm tĩnh, kín đáo tên Thanh, anh cao gầy, năng nổ, vui vẻ tên Hùng, và anh trắng trẻo, có gương mặt hiền lành, phúc hậu tên Sang. Ba anh là bộ ba thân thiết.
Lúc xuống máy bay, anh đeo kính lịch sự giúp chị Cẩm Vân xuống trước, kế đến Hạnh, nhưng anh cao gầy chen vào nắm tay nàng đỡ xuống. Sau này Hạnh mới biết anh đeo kiếng đen trầm tĩnh, kín đáo tên Thanh, anh cao gầy, năng nổ, vui vẻ tên Hùng, và anh trắng trẻo, có gương mặt hiền lành, phúc hậu tên Sang. Ba anh là bộ ba thân thiết.
Từ đó, hai bên quen biết rồi đi đến thân
thiết. Vào những ngày cuối tuần rảnh rổi
Hạnh và các bạn thường theo trực thăng của các anh vô Đà Nẳng vào chiều Thứ
Bảy, để Chúa Nhật dung dăng dung dẻ ở các danh lam thắng cảnh Đà thành.
Sáng sớm Thứ Hai theo các anh trở về Huế tiếp tục việc học. Từ tình thân,
đi đến tình yêu chỉ một bước ngắn. Hạnh thầm yêu anh chàng đeo kiếng đen ngắm
nàng suốt 45 phút bay từ Liên Khương tới Đà Nẵng. Anh cũng dành cho
Hạnh những săn sóc đặc biệt hơn những người khác.
Suốt năm học, Hạnh ở trong tình trạng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e." Nàng và cả Thanh đều rơi vào tình cảnh khó xử, bởi vì Hùng cũng yêu nàng và không giấu diếm tình cảm của mình. Cuối niên học đó, Hạnh sắp xa Huế để nhận nhiệm sở dạy học. Hạnh sắp phải xa anh và cơ hội gặp mặt sẽ hiếm hoi.
Suốt năm học, Hạnh ở trong tình trạng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e." Nàng và cả Thanh đều rơi vào tình cảnh khó xử, bởi vì Hùng cũng yêu nàng và không giấu diếm tình cảm của mình. Cuối niên học đó, Hạnh sắp xa Huế để nhận nhiệm sở dạy học. Hạnh sắp phải xa anh và cơ hội gặp mặt sẽ hiếm hoi.
Vào một tối, nhân công
tác mấy ngày ở Huế, anh đưa nàng qua Đông Ba ngồi bên bờ sông Hương hóng gió
và ăn chè.
Hạnh đề nghị với anh:
- Em ở đây mấy năm rồi, ăn đủ thứ chè, nhưng chỉ có chè thịt quay là chưa được thưởng thức để xem như thế nào, nghe cái tên, chưa ăn đã thấy ớn. Bây giờ sắp xa Huế rồi, em phải thử một lần mới được.
- Em muốn ăn gì cũng được hết. Mấy chén cũng không "can chi mô" (anh người Miền Nam, dùng tiếng địa phương để chọc Hạnh vì nàng cũng thường đệm mấy tiếng này vào khi nói.)
Anh gọi cho nàng một chén đặc biệt, có nhiều miếng chè thịt quay bọc bột lộc ở ngoài. Hạnh cầm chén lên, ngắm nghía và trù trừ.
- Ăn đi em, không có thuốc độc mô mà sợ.
Được sự khích lệ của anh, nàng múc một miếng, nhắm mắt đưa vào miệng. Lọng cọng thế nào, cả chén chè đổ ụp vào người làm ướt từ trên xuống dưới. Phản ứng nhanh, anh rút khăn tay ra lau tà áo cho Hạnh. Bà hàng chè thật thà nói:
- Còn miếng chè dính trên ngực áo. Ông phủi xuống cho bà.
Như cái máy, anh làm theo lời bà hàng chè. Hạnh đứng chết trân, e thẹn, đồng thời một cảm giác lâng lâng chạy khắp người.
Ở Sài Gòn, nam nữ đi ra ngoài ăn khuya là chuyện bình thường. Nhưng ở Huế, vào thời điểm đó, trời sập tối thanh nam thanh nữ không ai ra khỏi nhà cả. Bà hàng hiểu lầm cả hai là vợ chồng cũng đúng thôi. Anh đã quàng tay ôm vai Hạnh âu yếm nói: "Trời lạnh, thôi về em." Đi khuất bà hàng chè, anh thầm thì bên tai nàng:
- Xin lỗi em. Anh không cố ý. Về tắm kẻo khuya lạnh, dễ bệnh.
Câu nói của bà bán chè làm Hạnh thẹn thùng nhưng đồng thời cũng làm nàng sung sướng, và làm lớn mạnh tình yêu của cả hai. Trên đường về nhà trọ, đi bên anh, nàng cảm nhận một sự ấm áp vây quanh. Nàng chờ đợi một lời tỏ tình của anh, nhưng anh lại chỉ dặn dò nàng năm lần bảy lượt đi bất cứ nhiệm sở nào cũng nhớ cho anh điạ chỉ, đừng để mất liên lạc. Dù sao đây cũng là một lời hẹn ước gắn bó không rời một cách gián tiếp. Hạnh ôm theo hạnh phúc này tạm biệt anh, tạm biệt Huế.
Hạnh đề nghị với anh:
- Em ở đây mấy năm rồi, ăn đủ thứ chè, nhưng chỉ có chè thịt quay là chưa được thưởng thức để xem như thế nào, nghe cái tên, chưa ăn đã thấy ớn. Bây giờ sắp xa Huế rồi, em phải thử một lần mới được.
- Em muốn ăn gì cũng được hết. Mấy chén cũng không "can chi mô" (anh người Miền Nam, dùng tiếng địa phương để chọc Hạnh vì nàng cũng thường đệm mấy tiếng này vào khi nói.)
Anh gọi cho nàng một chén đặc biệt, có nhiều miếng chè thịt quay bọc bột lộc ở ngoài. Hạnh cầm chén lên, ngắm nghía và trù trừ.
- Ăn đi em, không có thuốc độc mô mà sợ.
Được sự khích lệ của anh, nàng múc một miếng, nhắm mắt đưa vào miệng. Lọng cọng thế nào, cả chén chè đổ ụp vào người làm ướt từ trên xuống dưới. Phản ứng nhanh, anh rút khăn tay ra lau tà áo cho Hạnh. Bà hàng chè thật thà nói:
- Còn miếng chè dính trên ngực áo. Ông phủi xuống cho bà.
Như cái máy, anh làm theo lời bà hàng chè. Hạnh đứng chết trân, e thẹn, đồng thời một cảm giác lâng lâng chạy khắp người.
Ở Sài Gòn, nam nữ đi ra ngoài ăn khuya là chuyện bình thường. Nhưng ở Huế, vào thời điểm đó, trời sập tối thanh nam thanh nữ không ai ra khỏi nhà cả. Bà hàng hiểu lầm cả hai là vợ chồng cũng đúng thôi. Anh đã quàng tay ôm vai Hạnh âu yếm nói: "Trời lạnh, thôi về em." Đi khuất bà hàng chè, anh thầm thì bên tai nàng:
- Xin lỗi em. Anh không cố ý. Về tắm kẻo khuya lạnh, dễ bệnh.
Câu nói của bà bán chè làm Hạnh thẹn thùng nhưng đồng thời cũng làm nàng sung sướng, và làm lớn mạnh tình yêu của cả hai. Trên đường về nhà trọ, đi bên anh, nàng cảm nhận một sự ấm áp vây quanh. Nàng chờ đợi một lời tỏ tình của anh, nhưng anh lại chỉ dặn dò nàng năm lần bảy lượt đi bất cứ nhiệm sở nào cũng nhớ cho anh điạ chỉ, đừng để mất liên lạc. Dù sao đây cũng là một lời hẹn ước gắn bó không rời một cách gián tiếp. Hạnh ôm theo hạnh phúc này tạm biệt anh, tạm biệt Huế.
Hạnh được bổ nhiệm làm
cô giáo dạy Việt Văn ở một trường trung học tỉnh lẻ tận biên giới miền Nam. Cả
hai kẻ Bắc người Nam. Tuy nghìn trùng xa cách Hạnh không cảm thấy đó là một
trở ngại lớn. Họ liên lạc thường xuyên với nhau bằng thư từ. Một
hôm, anh viết cho Hạnh một bức thư, trong đó anh hứa hẹn sẽ bàn với nàng một
vấn đề quan trọng. Hạnh vô cùng sung sướng, ôm lấy niềm hạnh phúc sắp tới
đi vào giấc ngủ hằng đêm.
Nàng chờ lá thư hứa hẹn việc quan trọng đó hằng ngày, suốt cả tháng trời. Nhưng... lá thư tiếp theo là thư báo tin anh bị thương, và đang ở quê anh dưỡng thương. Nghe tin anh bị thương, Hạnh đau xót như chính nàng bị thương. Nơi nàng dạy và quê hương anh là hai tỉnh giáp ranh. Xe đò liên tỉnh chạy qua nhà anh hằng ngày. Sáng Thứ Bảy tuần lễ đó, nàng đi chuyến xe sớm nhất đến quê anh để tìm thăm, và dự định trở về với chuyến xe cuối cùng trong ngày.
Ba anh là người tiếp Hạnh và cho biết anh đã đi chơi rồi. Ông rất nhiệt tình cầm giữ nàng ở lại chờ anh về mà chính ông cũng không biết chừng nào. Hạnh khéo léo từ chối, và kêu xe lôi ra khu thương mại đi loanh quanh, hi vọng gặp anh đâu đó. Anh còn đi chơi được, như vậy anh không sao, không bị mất một phần thân thể cho quê hương, và cũng không bị suy sụp tinh thần.
Nàng chờ lá thư hứa hẹn việc quan trọng đó hằng ngày, suốt cả tháng trời. Nhưng... lá thư tiếp theo là thư báo tin anh bị thương, và đang ở quê anh dưỡng thương. Nghe tin anh bị thương, Hạnh đau xót như chính nàng bị thương. Nơi nàng dạy và quê hương anh là hai tỉnh giáp ranh. Xe đò liên tỉnh chạy qua nhà anh hằng ngày. Sáng Thứ Bảy tuần lễ đó, nàng đi chuyến xe sớm nhất đến quê anh để tìm thăm, và dự định trở về với chuyến xe cuối cùng trong ngày.
Ba anh là người tiếp Hạnh và cho biết anh đã đi chơi rồi. Ông rất nhiệt tình cầm giữ nàng ở lại chờ anh về mà chính ông cũng không biết chừng nào. Hạnh khéo léo từ chối, và kêu xe lôi ra khu thương mại đi loanh quanh, hi vọng gặp anh đâu đó. Anh còn đi chơi được, như vậy anh không sao, không bị mất một phần thân thể cho quê hương, và cũng không bị suy sụp tinh thần.
Suốt mấy tiếng đồng hồ tới
lui ở khu thương mại này, Hạnh mỏi mệt và đau chân vô cùng. Nàng đến bờ
sông ngồi dưới tàng cây rậm nghỉ mệt và trốn nắng. Đang hít thở gió mát
từ sông đưa vào thì anh đến bên nàng dí dỏm hỏi:
- Xin lỗi cô. Có phải cô là em song sinh với người “em kết nghĩa” Hạnh của tôi không?
Nàng ngước nhìn anh, ứa lệ. Anh ôm lấy nàng và vuốt tóc an ủi. Hạnh gục vào vai anh khóc nức nở. Chờ cơn xúc động của nàng dịu xuống, anh dỗ dành:
- Anh không sao. Bị thương nơi đùi, không trúng xương, không trúng gân. Đừng bi thảm như vậy. Người yêu của lính thì phải can đảm, và cứng rắn. Kiên cường lên em, đừng làm nhụt chí của anh chứ.
- Xin lỗi anh, em biết và em tự dặn lòng không khóc trước mặt anh. Nhưng... em không kềm nỗi sự xúc động của mình.
- Xin lỗi cô. Có phải cô là em song sinh với người “em kết nghĩa” Hạnh của tôi không?
Nàng ngước nhìn anh, ứa lệ. Anh ôm lấy nàng và vuốt tóc an ủi. Hạnh gục vào vai anh khóc nức nở. Chờ cơn xúc động của nàng dịu xuống, anh dỗ dành:
- Anh không sao. Bị thương nơi đùi, không trúng xương, không trúng gân. Đừng bi thảm như vậy. Người yêu của lính thì phải can đảm, và cứng rắn. Kiên cường lên em, đừng làm nhụt chí của anh chứ.
- Xin lỗi anh, em biết và em tự dặn lòng không khóc trước mặt anh. Nhưng... em không kềm nỗi sự xúc động của mình.
Anh nhìn nàng, ánh
mắt đượm buồn, ngập ngừng nói:
- Như thế này nếu mai kia… không còn anh trên cõi đời này thì em....
Hạnh vội lấy tay bịt miệng anh, không cho nói tiếp. Anh đã ôm ghì lấy nàng. Run rẩy trong vòng tay ấm áp của anh, Hạnh trao nụ hôn đầu đời cho anh tại bờ sông này, cùng lúc trái tim lên tiếng nói: "Anh ơi, em ước chi thời gian hãy dừng cánh lại, quả đất ngừng quay, và chúng ta quên mất cả đường về..."
Nhưng... không như ước muốn, thời gian trôi quá nhanh! Mới đó mà sắp tới chuyến xe chót 4 giờ chiều, Hạnh đành phải đứng lên bịn rịn từ giã để đi cho kịp chuyến xe. Anh lưu luyến nói:
- Em cho anh xin trọn một ngày của em. Ở lại với anh hôm nay. Ngày mai hẳn về. Chúng mình rồi lại xa cách nghìn trùng. Gặp mặt nhau không dễ đâu em. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
- Em không dự trù đi qua đêm, nên không mang theo áo quần. Vả lại, em không có người quen ở đây, tối ngủ đâu? Em sợ khách sạn có ma, không dám ngủ đêm ở đó đâu.
Anh chọc nàng:
- Anh sẽ nằm ngoài cửa làm cận vệ, thức trọn đêm để canh không cho ma sống ma chết nào "ăn thịt" em cả. Ở lại với anh nghe cưng.
Hạnh giẩy nẩy:
- Không đựơc. Em không ở khách sạn. Ai mà bắt gặp em ở khách sạn, họ đâu biết anh ở ngoài hay trong, họ đàm tiếu, danh dự của em chỉ còn nước liệng xuống sông xuống biển. Cho em đi về. À, mà này, tại sao anh không theo em qua Châu Đốc ở chơi với em trọn ngày mai Chúa Nhật? Sáng Thứ Hai em đi dạy thì anh về. Mình đi Điện thờ Bà Chúa Xứ xin xăm, cầu phước.
- Không, anh không cầu phước mà cầu duyên. Nếu em muốn thì anh chiều ý em, nhưng với một điều kiện. Chịu thì anh theo em đi, không thì em ở lại đây với anh.
- Làm khó em hoài! Điều kiện gì?
- Đi đường, em phải cho anh nắm tay, ôm eo thì anh mới chịu.
- Eo ơi, không được đâu. Học trò của em bên đó nhiều lắm, mà tỉnh lỵ thì nhỏ như bàn tay. Thế nào chúng chẳng đồn um xùm, còn thêu dệt nữa. "Quê" lắm!
- Có sao đâu. Sẵn dịp, mình công bố luôn. Anh sẽ tập hợp một đám học sinh lại, rồi nói rằng: "Cô các em là người yêu bé nhỏ của anh. Anh nhờ các em bảo vệ và giữ gìn giùm anh, đừng cho ai "bắt cóc" cô. Ai làm tròn "công tác quan trọng" này, anh sẽ cho theo cô đi máy bay vòng vòng Đà Nẳng - Tây Lộc chơi cho vui.
- Thôi anh ơi, nói bậy không hè!
- Vậy thì ở lại đây đi, không có học trò em, không có ai quen biết em cả.
Em không muốn ở khách sạn thì anh có chỗ gởi em rồi. Nơi này có hai người lính an ninh canh cho em ngủ. An toàn lắm, đừng lo.
- Nhà ai mà có lính canh gác?
- Nhà ông bà Tỉnh Trưởng, có họ hàng với anh. Được không?
- Họ hàng như thế nào?
- Chú cháu ruột, được chưa cưng. Sao hỏi kỹ vậy? Cô giáo khó tính quá! Thôi bây giờ đi mua bộ quần áo ngủ và vật dụng cần thiết cho em.
- Như thế này nếu mai kia… không còn anh trên cõi đời này thì em....
Hạnh vội lấy tay bịt miệng anh, không cho nói tiếp. Anh đã ôm ghì lấy nàng. Run rẩy trong vòng tay ấm áp của anh, Hạnh trao nụ hôn đầu đời cho anh tại bờ sông này, cùng lúc trái tim lên tiếng nói: "Anh ơi, em ước chi thời gian hãy dừng cánh lại, quả đất ngừng quay, và chúng ta quên mất cả đường về..."
Nhưng... không như ước muốn, thời gian trôi quá nhanh! Mới đó mà sắp tới chuyến xe chót 4 giờ chiều, Hạnh đành phải đứng lên bịn rịn từ giã để đi cho kịp chuyến xe. Anh lưu luyến nói:
- Em cho anh xin trọn một ngày của em. Ở lại với anh hôm nay. Ngày mai hẳn về. Chúng mình rồi lại xa cách nghìn trùng. Gặp mặt nhau không dễ đâu em. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
- Em không dự trù đi qua đêm, nên không mang theo áo quần. Vả lại, em không có người quen ở đây, tối ngủ đâu? Em sợ khách sạn có ma, không dám ngủ đêm ở đó đâu.
Anh chọc nàng:
- Anh sẽ nằm ngoài cửa làm cận vệ, thức trọn đêm để canh không cho ma sống ma chết nào "ăn thịt" em cả. Ở lại với anh nghe cưng.
Hạnh giẩy nẩy:
- Không đựơc. Em không ở khách sạn. Ai mà bắt gặp em ở khách sạn, họ đâu biết anh ở ngoài hay trong, họ đàm tiếu, danh dự của em chỉ còn nước liệng xuống sông xuống biển. Cho em đi về. À, mà này, tại sao anh không theo em qua Châu Đốc ở chơi với em trọn ngày mai Chúa Nhật? Sáng Thứ Hai em đi dạy thì anh về. Mình đi Điện thờ Bà Chúa Xứ xin xăm, cầu phước.
- Không, anh không cầu phước mà cầu duyên. Nếu em muốn thì anh chiều ý em, nhưng với một điều kiện. Chịu thì anh theo em đi, không thì em ở lại đây với anh.
- Làm khó em hoài! Điều kiện gì?
- Đi đường, em phải cho anh nắm tay, ôm eo thì anh mới chịu.
- Eo ơi, không được đâu. Học trò của em bên đó nhiều lắm, mà tỉnh lỵ thì nhỏ như bàn tay. Thế nào chúng chẳng đồn um xùm, còn thêu dệt nữa. "Quê" lắm!
- Có sao đâu. Sẵn dịp, mình công bố luôn. Anh sẽ tập hợp một đám học sinh lại, rồi nói rằng: "Cô các em là người yêu bé nhỏ của anh. Anh nhờ các em bảo vệ và giữ gìn giùm anh, đừng cho ai "bắt cóc" cô. Ai làm tròn "công tác quan trọng" này, anh sẽ cho theo cô đi máy bay vòng vòng Đà Nẳng - Tây Lộc chơi cho vui.
- Thôi anh ơi, nói bậy không hè!
- Vậy thì ở lại đây đi, không có học trò em, không có ai quen biết em cả.
Em không muốn ở khách sạn thì anh có chỗ gởi em rồi. Nơi này có hai người lính an ninh canh cho em ngủ. An toàn lắm, đừng lo.
- Nhà ai mà có lính canh gác?
- Nhà ông bà Tỉnh Trưởng, có họ hàng với anh. Được không?
- Họ hàng như thế nào?
- Chú cháu ruột, được chưa cưng. Sao hỏi kỹ vậy? Cô giáo khó tính quá! Thôi bây giờ đi mua bộ quần áo ngủ và vật dụng cần thiết cho em.
Nghe xuôi tai, Hạnh theo anh. Chiều
đó cả hai đi xi nê, rồi ăn chiều.
Trong rạp hát, anh và nàng say đắm trao nhau những
nụ hôn ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Trời sụp tối, anh dẫn Hạnh về nhà giới
thiệu với cha mẹ anh. Ông bà là người dân miền Nam chân chất, thật thà,
và hiếu khách. Ông bà ân cần hỏi thăm gia cảnh nàng: cha mẹ anh em và nghề nghiệp, rồi chỗ ăn ở của nàng,
công việc dạy học như thế nào, có gì vui buồn?... Nghĩa là khéo léo điều tra lý
lịch. Cuối cùng là mời Hạnh ngủ lại đêm. Nàng ú ớ, chưa biết trả
lời sao thì anh cướp lời:
- Ba má đừng lo. Con lo xong rồi.
Ngồi phòng khách nhà anh nói chuyện trên trời dưới đất tới khuya mà Hạnh không hay biết. Hết chuyện dưới đất trên trời, anh cho biết anh Hùng đã tử trận hơn nửa năm nay rồi. Hạnh đang ngụp lặn trong màu hồng của tình yêu, đám mây đen chợt đến. Chưa hết xót xa việc anh bị thương, tin anh Hùng hi sinh lại đến. Hạnh liên tưởng đến tính mạng của anh, người trai thời chiến, rất mong manh. Phúc đức dày bao nhiêu mới đủ, may mắn lớn thế nào mới vừa, để che chắn cho anh khỏi lằn tên mũi đạn vây bọc hằng ngày hằng giờ? Tim nàng quặn thắt, nhìn anh rưng rưng lệ. Anh an ủi:
- Sao em mít ướt quá! Mạng anh lớn lắm, nhất định anh không sao đâu, em.
Thôi, bây giờ mình nói chuyện khác nghe. Hè sắp tới, em xin đổi đến trường trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẳng để chúng mình được gần nhau. Không có em, anh buồn lắm, và cô đơn chịu không thấu. Chiều tối, không biết làm gì cho hết thì giờ, lại cùng đám bạn đi vũ trường nhậu nhẹt, nhảy nhót. Hư thân mất nết em ơi.
- Khó lắm anh à, thâm niên mới mấy tháng làm sao xin thuyên chuyển! Thêm nữa, từ trường nhỏ ở tỉnh lỵ heo hút đổi tới trường lớn của một thành phố lớn, khó lắm! Nếu Nha Trung Học có cho em đổi ra Đà Nẳng thì em phải đi những quận xa xôi, mất an ninh. Chúng mình cũng vẫn kẻ một nơi người một nẻo mà thôi! Thà em ở lại đây vừa an ninh, vừa gần nhà em ở Sài gòn hơn. Chỉ có trường hợp vợ chồng thì Nha Trung Học mới giải quyết ưu tiên một mà thôi.
Anh suy nghĩ một thoáng, xong nắm bàn tay Hạnh âu yếm nói:
- Vậy chúng ta kết hôn nghe em. Em có bằng lòng...
Vừa nói tới đây thì Ba Mẹ anh từ phòng bên cũng bước ra. Bà mẹ nói:
- Khuya rồi, con. Cô Hạnh đi suốt ngày chắc mệt lắm. Con là thanh niên không biết mệt, chứ cô ấy là phụ nữ thì khác. Mai nói chuyện tiếp, giờ con sang phòng Ba ngủ, nhường phòng con cho cô ấy đi nghỉ sớm.
- Ba má ngủ trước, con vào ngay.
- Ba má đừng lo. Con lo xong rồi.
Ngồi phòng khách nhà anh nói chuyện trên trời dưới đất tới khuya mà Hạnh không hay biết. Hết chuyện dưới đất trên trời, anh cho biết anh Hùng đã tử trận hơn nửa năm nay rồi. Hạnh đang ngụp lặn trong màu hồng của tình yêu, đám mây đen chợt đến. Chưa hết xót xa việc anh bị thương, tin anh Hùng hi sinh lại đến. Hạnh liên tưởng đến tính mạng của anh, người trai thời chiến, rất mong manh. Phúc đức dày bao nhiêu mới đủ, may mắn lớn thế nào mới vừa, để che chắn cho anh khỏi lằn tên mũi đạn vây bọc hằng ngày hằng giờ? Tim nàng quặn thắt, nhìn anh rưng rưng lệ. Anh an ủi:
- Sao em mít ướt quá! Mạng anh lớn lắm, nhất định anh không sao đâu, em.
Thôi, bây giờ mình nói chuyện khác nghe. Hè sắp tới, em xin đổi đến trường trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẳng để chúng mình được gần nhau. Không có em, anh buồn lắm, và cô đơn chịu không thấu. Chiều tối, không biết làm gì cho hết thì giờ, lại cùng đám bạn đi vũ trường nhậu nhẹt, nhảy nhót. Hư thân mất nết em ơi.
- Khó lắm anh à, thâm niên mới mấy tháng làm sao xin thuyên chuyển! Thêm nữa, từ trường nhỏ ở tỉnh lỵ heo hút đổi tới trường lớn của một thành phố lớn, khó lắm! Nếu Nha Trung Học có cho em đổi ra Đà Nẳng thì em phải đi những quận xa xôi, mất an ninh. Chúng mình cũng vẫn kẻ một nơi người một nẻo mà thôi! Thà em ở lại đây vừa an ninh, vừa gần nhà em ở Sài gòn hơn. Chỉ có trường hợp vợ chồng thì Nha Trung Học mới giải quyết ưu tiên một mà thôi.
Anh suy nghĩ một thoáng, xong nắm bàn tay Hạnh âu yếm nói:
- Vậy chúng ta kết hôn nghe em. Em có bằng lòng...
Vừa nói tới đây thì Ba Mẹ anh từ phòng bên cũng bước ra. Bà mẹ nói:
- Khuya rồi, con. Cô Hạnh đi suốt ngày chắc mệt lắm. Con là thanh niên không biết mệt, chứ cô ấy là phụ nữ thì khác. Mai nói chuyện tiếp, giờ con sang phòng Ba ngủ, nhường phòng con cho cô ấy đi nghỉ sớm.
- Ba má ngủ trước, con vào ngay.
Nói xong anh xoay qua
Hạnh hóm hỉnh tiếp:
- Khuya quá rồi em à, không tới nhà ông "chú Tỉnh Trưởng" của anh được. Thôi ngủ đỡ nhà ông "bác Tỉnh Trưởng" đi. Nhà ông bác này cũng có hai người "lính an ninh" canh cửa. Hai người này có tinh thần trách nhiệm rất cao, lại công minh liêm chính nữa, thi hành nhiệm vụ bất vị thân. Em thấy không, ngay anh là con mà cũng không vị tình. Anh bị ông "lính an ninh già" khóa chân rồi, đã vậy còn bị "bà lính già" chặn cửa kiểm soát chặt chẽ. Không có giấy phép, không được xuất nhập lộn xộn. Em an tâm nhé!
Anh đã đánh lừa Hạnh để được trọn hai ngày một đêm bên cạnh nhau. Hạnh "được" rơi vào cái bẩy êm ái này của anh giăng, sung sướng ôm theo chăn chiếu mùng mền vương hơi hướm của anh đi vào giấc ngủ đẹp.
- Khuya quá rồi em à, không tới nhà ông "chú Tỉnh Trưởng" của anh được. Thôi ngủ đỡ nhà ông "bác Tỉnh Trưởng" đi. Nhà ông bác này cũng có hai người "lính an ninh" canh cửa. Hai người này có tinh thần trách nhiệm rất cao, lại công minh liêm chính nữa, thi hành nhiệm vụ bất vị thân. Em thấy không, ngay anh là con mà cũng không vị tình. Anh bị ông "lính an ninh già" khóa chân rồi, đã vậy còn bị "bà lính già" chặn cửa kiểm soát chặt chẽ. Không có giấy phép, không được xuất nhập lộn xộn. Em an tâm nhé!
Anh đã đánh lừa Hạnh để được trọn hai ngày một đêm bên cạnh nhau. Hạnh "được" rơi vào cái bẩy êm ái này của anh giăng, sung sướng ôm theo chăn chiếu mùng mền vương hơi hướm của anh đi vào giấc ngủ đẹp.
Chiều hôm sau Hạnh về
lại nhiệm sở, lòng phơi phới hân hoan. Cái hôn từ giã tuy có buồn nhưng
nàng sung sướng ngập lòng. Cả hai lại tiếp tục thư từ cho nhau.
Hạnh nghĩ mình còn trẻ, không muốn lập gia đình sớm nên không thúc hối
anh.
Sau đó chiến tranh càng ngày càng leo thang. Thư từ anh gởi tới nàng tỉ lệ nghịch với chiến sự. Hễ cuộc chiến càng ngày càng tăng khốc liệt thì thư từ anh gởi càng ngày càng ngắn dần và ít đi. Mỗi lần có đồng đội của anh nằm xuống là tháng đó anh buồn lắm, không thư từ cho nàng. Hạnh cũng thông cảm với anh và càng viết thư nhiều hơn để an ủi. Thấy vậy, Hạnh nhắc anh chuyện hôn nhân để được ưu tiên thuyên chuyển theo anh, cùng nhau đồng cam cộng khổ, chia xẻ âu lo với nhau. Anh trả lời: "Anh chưa muốn lập gia đình bây giờ, hãy cho anh thêm một thời gian nữa. Em còn trẻ, chờ thêm vài năm, chiến tranh bớt khốc liệt, tính mạng anh bớt bị đe doạ, chúng ta kết hôn không muộn. Anh không muốn em rơi vào hoàn cảnh góa bụa, cuộc đời em đầy buồn lo vất vả khi anh không còn trên cõi đời này. Mỗi lần tưởng tượng cặp mắt em đẫm lệ là anh nguội đi ý muốn lập gia đình." Nghe lời anh, Hạnh chờ. Rồi máy bay anh Sang lái, người bạn thân còn lại trong bộ ba của anh, bị bắn rơi. Anh Sang hi sinh, bỏ lại người vợ quá trẻ và đứa con còn đỏ hỏn, đem đến cho anh một cú sốc nặng. Anh viết thư khuyên Hạnh hãy quên anh, và tìm một người chồng dân sự để sống bên nhau hạnh phúc trọn đời. Anh xin lỗi nàng đã không thể giữ trọn lời hẹn ước trăm năm. Sau đó, anh bặt thư, mặc cho nàng viết gởi không biết bao nhiêu thư từ.
Sau đó chiến tranh càng ngày càng leo thang. Thư từ anh gởi tới nàng tỉ lệ nghịch với chiến sự. Hễ cuộc chiến càng ngày càng tăng khốc liệt thì thư từ anh gởi càng ngày càng ngắn dần và ít đi. Mỗi lần có đồng đội của anh nằm xuống là tháng đó anh buồn lắm, không thư từ cho nàng. Hạnh cũng thông cảm với anh và càng viết thư nhiều hơn để an ủi. Thấy vậy, Hạnh nhắc anh chuyện hôn nhân để được ưu tiên thuyên chuyển theo anh, cùng nhau đồng cam cộng khổ, chia xẻ âu lo với nhau. Anh trả lời: "Anh chưa muốn lập gia đình bây giờ, hãy cho anh thêm một thời gian nữa. Em còn trẻ, chờ thêm vài năm, chiến tranh bớt khốc liệt, tính mạng anh bớt bị đe doạ, chúng ta kết hôn không muộn. Anh không muốn em rơi vào hoàn cảnh góa bụa, cuộc đời em đầy buồn lo vất vả khi anh không còn trên cõi đời này. Mỗi lần tưởng tượng cặp mắt em đẫm lệ là anh nguội đi ý muốn lập gia đình." Nghe lời anh, Hạnh chờ. Rồi máy bay anh Sang lái, người bạn thân còn lại trong bộ ba của anh, bị bắn rơi. Anh Sang hi sinh, bỏ lại người vợ quá trẻ và đứa con còn đỏ hỏn, đem đến cho anh một cú sốc nặng. Anh viết thư khuyên Hạnh hãy quên anh, và tìm một người chồng dân sự để sống bên nhau hạnh phúc trọn đời. Anh xin lỗi nàng đã không thể giữ trọn lời hẹn ước trăm năm. Sau đó, anh bặt thư, mặc cho nàng viết gởi không biết bao nhiêu thư từ.
Chờ tới hè năm đó, Hạnh mất cũng khoảng
nửa năm sống trong thương nhớ, khắc khoải lo âu. Nhiều lúc nàng nghĩ
dại: hay là anh bị thương, trở thành tàn phế, nên xa lánh nàng. Trên
đường về Saì Gòn nghỉ hè, nàng ghé qua nhà cha mẹ anh để hỏi thăm tin
tức. Được biết anh vẫn còn phục vụ ở đơn vị cũ, nàng quyết định đi một
chuyến ra Đà Nẳng tìm anh để giải toả những ưu tư, khắc khoải trong lòng
anh. Hạnh đến nhà chú thím Cảnh là nơi mà ngày xưa nàng cùng các bạn
vẫn tới ở nhờ mỗi khi từ Huế vào Đà
Nẵng chơi. Chú thím coi các nàng như
con cháu trong nhà rất thân thiết. Hạnh trút hết nỗi lòng với thím và
ngỏ ý nhờ chú đưa nàng vào phi đoàn gặp anh. Chú mang cấp bậc Trung
tá, có người bạn thân là Phi Đoàn Trưởng của anh. Nhờ vậy, nàng biết được anh hay tới vũ
trường và bị sa ngã vào vòng tay của một vũ nữ . Cô ta cố tình mang bầu để cột chân anh. Vì lương tâm và trách nhiệm anh phải
kết hôn với cô ta.
Thế là hết. Hạnh ôm
hận ra về.
Nàng cố quên anh chàng "bạc tình lang" này. Tuy nhiên "Giận thì giận, thương thì vẫn thương." Có lúc nàng thông cảm cho anh, và tự trách mình đã không xin đổi nhiệm sở ra Đà Nẵng. Một đôi khi nàng cũng có thoáng qua mỗi ân hận tiếc nuối: Phải chi năm xưa, nàng chịu ngủ lại khách sạn để… anh “sa ngã” với nàng. Anh là người có trách nhiệm cao như ông Phi Đoàn Trưởng nói thì anh phải cứơi nàng thôi. Nhưng rồi nàng lại lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó: “Mình là cô giáo, làm như vậy thì còn mặt mũi nào ngó mặt học trò và đồng nghiệp.” Rồi nàng trút tội cho ông Trời, và đem số mệnh ra an ủi. Nàng nhắc nhở nàng lời khuyên của thím Cảnh “Điều mình tưởng là hoạ biết đâu lại chẳng là phúc cho mình” để thấy rằng mình may mắn thoát cảnh “Gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ” v. v. Nàng cứ sớm nắng chiều mưa, nay phải mai trái, lúc giận hờn, lúc tha thứ, lúc kết tội lúc biện hộ như thế một thời gian dài. Dần dà, nỗi đau cũng phai dần theo năm tháng.
Sau đó, Hạnh lập gia đình với một người chồng dân sự, đúng như lời khuyên của anh. Nàng đã cố gắng tìm quên trong công việc dạy học và bổn phận gia đình. Sau đó, vợ chồng nàng cũng tìm cách đổi về Sài Gòn làm việc. Hạnh về một trường trung học gần nhà. Với thời gian, lòng nàng cũng lắng dịu lại. Cuộc sống trong thời buổi chiến tranh mỗi lúc mỗi leo thang làm nàng vất vả trong mưu sinh. Nàng không còn nhớ và đau khổ vì mối tình dang dở nữa. Nàng nghĩ mình đã quên anh, mặc dù nhiều lúc nghe tiếng trực thăng bay trên bầu trời, nàng vẫn ngoái cổ trông theo.
Nàng cố quên anh chàng "bạc tình lang" này. Tuy nhiên "Giận thì giận, thương thì vẫn thương." Có lúc nàng thông cảm cho anh, và tự trách mình đã không xin đổi nhiệm sở ra Đà Nẵng. Một đôi khi nàng cũng có thoáng qua mỗi ân hận tiếc nuối: Phải chi năm xưa, nàng chịu ngủ lại khách sạn để… anh “sa ngã” với nàng. Anh là người có trách nhiệm cao như ông Phi Đoàn Trưởng nói thì anh phải cứơi nàng thôi. Nhưng rồi nàng lại lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó: “Mình là cô giáo, làm như vậy thì còn mặt mũi nào ngó mặt học trò và đồng nghiệp.” Rồi nàng trút tội cho ông Trời, và đem số mệnh ra an ủi. Nàng nhắc nhở nàng lời khuyên của thím Cảnh “Điều mình tưởng là hoạ biết đâu lại chẳng là phúc cho mình” để thấy rằng mình may mắn thoát cảnh “Gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ” v. v. Nàng cứ sớm nắng chiều mưa, nay phải mai trái, lúc giận hờn, lúc tha thứ, lúc kết tội lúc biện hộ như thế một thời gian dài. Dần dà, nỗi đau cũng phai dần theo năm tháng.
Sau đó, Hạnh lập gia đình với một người chồng dân sự, đúng như lời khuyên của anh. Nàng đã cố gắng tìm quên trong công việc dạy học và bổn phận gia đình. Sau đó, vợ chồng nàng cũng tìm cách đổi về Sài Gòn làm việc. Hạnh về một trường trung học gần nhà. Với thời gian, lòng nàng cũng lắng dịu lại. Cuộc sống trong thời buổi chiến tranh mỗi lúc mỗi leo thang làm nàng vất vả trong mưu sinh. Nàng không còn nhớ và đau khổ vì mối tình dang dở nữa. Nàng nghĩ mình đã quên anh, mặc dù nhiều lúc nghe tiếng trực thăng bay trên bầu trời, nàng vẫn ngoái cổ trông theo.
Ngày 30-4-75 cả nước lao
đao. Chồng nàng đi tù vì tội "biệt phái" tức là CIA dưới
cái nhìn của Nhà Nước Cộng Sản, sau khi ra tù lại lo việc vượt
biên. Và chuyến vượt biển đó không bao giờ tới bến. Hạnh
đau buồn vì mệnh bạc của mình!
Nàng tìm chị Cẩm Vân để có người chia xẻ nỗi lòng. Tới lúc đó nàng mới biết chị có người em là đàn em của anh, và cho biết anh đang ngồi tù cãi tạo. Tin này đem đến nàng một cú sốc nặng nề. Hạnh tưởng tình yêu của mình đối với anh chết rồi. Nhưng không, nó không chết. Nó chỉ nằm ngủ, và bây giờ nó thức giấc, đang vươn vai. Nước mắt nàng lại rơi vì hoàn cảnh tù đày của anh, vì những kỷ niệm ngọt ngào của “thuở ban đầu lưu luyến ấy.”
Nàng tìm chị Cẩm Vân để có người chia xẻ nỗi lòng. Tới lúc đó nàng mới biết chị có người em là đàn em của anh, và cho biết anh đang ngồi tù cãi tạo. Tin này đem đến nàng một cú sốc nặng nề. Hạnh tưởng tình yêu của mình đối với anh chết rồi. Nhưng không, nó không chết. Nó chỉ nằm ngủ, và bây giờ nó thức giấc, đang vươn vai. Nước mắt nàng lại rơi vì hoàn cảnh tù đày của anh, vì những kỷ niệm ngọt ngào của “thuở ban đầu lưu luyến ấy.”
Hạnh nhờ người bạn hiện
sống cùng quê với gia đình anh xin địa chỉ trại tù của anh để gởi
thư. Nàng viết bức thư "hô khẩu hiệu" đúng theo yêu cầu của Nhà Nước XHCN,
vì nàng không dám biểu lộ những suy nghĩ, tình cảm thật của mình, và không muốn bức thư bị liệng vào thùng rác. Tuy thế lần này, anh không chạy trốn nàng nữa. Anh
hồi âm cho nàng. Trong
thư, anh lướt qua một vài kỷ niệm khiến nàng vô cùng xúc động vì biết anh
còn yêu mình. Cả hai người ở
trong thế kẹt, phải ngậm đắng nuốt cay, không thể bộc lộ cho nhau biết tình cảm
của mình. Có miệng mà phải câm, và chỉ
khóc thầm.
Tiền bạc và đồ đạc trong nhà đã "sạch
sẽ" sau khi lo cho ông chồng vượt biên. Hạnh vơ vét gói ghém gởi ngay cho
anh những thực phẩm và thuốc men cần thiết trong gói quà hạn chế 5 kí lô.
Nàng biết khi nhận được, anh sẽ đau lòng vô cùng, nhưng nàng không thể làm
khác được. Nàng sợ anh không chết vì đói thì cũng chết vì thiếu thuốc
men. Sau đó, theo quy định, cứ ba tháng, Hạnh gởi cho anh một gói
quà, và liên lạc với nhau qua những bức thư "hô khẩu hiệu" cho đến
một ngày nàng nhận được một lá thư gởi từ một đơn vị của bộ đội mà tên người
gởi lạ hoắc. Hạnh vội bóc ra xem. Đó là thư của anh gởi cho nàng
báo tin anh được chuyển trại về Nam. Anh ném bức thư này ở một ga xe lửa
với hi vọng đồng bào nhặt được gởi giùm. Có lẽ một cậu nghĩa vụ quân sự nhặt
được, rồi gởi cho nàng. Tấm lòng người dân miền Nam vẫn còn đầy ắp
thương mến những sĩ quan QL VNCH. Và, trong lòng anh vẫn còn đầy ắp
thương nhớ nàng nên khi chuyển trại, anh lật đật tìm cách báo tin cho
nàng. Điều này chứng tỏ Hạnh vẫn còn có một chỗ đứng không nhỏ nhoi
chút nào trong tim anh.
Sau 10 năm lưu đày, anh
được ra tù, nhưng bị chánh quyền dưới quê quản chế và bị vợ con "quản chế."
Hạnh rút lui để anh hưởng hạnh phúc gia
đình. Lại bặt tin anh, nhưng lần này
nàng an tâm, vì không còn sợ anh bị đói khát hay thiếu thuốc men khi đau yếu
bệnh hoạn nữa.
Hạnh có người chị di tản sang Mỹ năm 1975 bảo lãnh đoàn tụ với chị. Khi nàng nộp đơn xin xuất ngoại đoàn tụ thì bên Giáo Dục Thành Phố có chính sách buộc những thầy cô giáo nộp đơn đi nước ngoài phải nghỉ dạy. Lý do là tư tưởng vọng ngoại, ôm chân đế quốc, không thể giáo dục tốt cho học sinh yêu nước yêu chế độ XHCN được. Nàng đành nghỉ dạy và "phe phẩy" ở chợ trời (chữ của Việt Cộng gán cho những người buôn bán ở chợ trời).
Một buổi sáng, sau khi nấu cơm nước sẵn để con đi học về có cái ăn uống, Hạnh chuẩn bị ra chợ trời "phe phẩy", thì anh đến tìm nàng. Hạnh sững sờ nhìn anh, rồi nghẹn ngào không nói được một lời trước sự bất ngờ này. Anh giơ tay toan ôm lấy nàng nhưng rồi rút tay lại, nói:
- Sao? Bà chủ không mời khách ngồi à?
Hạnh bỏ buổi hàng, ở nhà chuyện trò với anh. Được biết anh bị quản chế hai năm ở quê. Vợ anh quen sống an nhàn, tiếp theo là bà chủ, từ nhỏ đã không quen lao động, đột ngột biến thành nông dân, nên sau nhiều năm "lao động là vinh quang" đã mang bệnh trầm kha. Hết thời gian quản chế, anh đem vợ con lên Sài Gòn tạm trú nhà họ hàng để kiếm sống, và trị bệnh cho vợ. Hiện anh đang "chạy sô" Anh Văn cho những gia đình có nhu cầu. Con anh vừa đi học, vừa cơm nước, vừa săn sóc mẹ. Phần Hạnh, nàng chỉ kể sơ hoàn cảnh sinh sống của mình: đã nộp đơn xin đi đoàn tụ, và đang chờ kết quả. Anh đinh ninh nàng được chồng bảo lãnh đi Mỹ, nàng cũng không cải chính. Khi ra về, anh âu yếm nắm lấy bàn tay Hạnh, nhưng nghẹn lời làm nàng nhớ lại ngày xưa nơi phòng khách nhà anh, anh đã nắm lấy tay nàng đề nghị kết hôn. Từ đề nghị đến thực hiện mấy chục năm rồi mà chưa thành! Từ đó Hạnh chỉ còn cách khóc lẻ loi một mình và thầm mong anh đến thăm nàng thường xuyên.
Hạnh có người chị di tản sang Mỹ năm 1975 bảo lãnh đoàn tụ với chị. Khi nàng nộp đơn xin xuất ngoại đoàn tụ thì bên Giáo Dục Thành Phố có chính sách buộc những thầy cô giáo nộp đơn đi nước ngoài phải nghỉ dạy. Lý do là tư tưởng vọng ngoại, ôm chân đế quốc, không thể giáo dục tốt cho học sinh yêu nước yêu chế độ XHCN được. Nàng đành nghỉ dạy và "phe phẩy" ở chợ trời (chữ của Việt Cộng gán cho những người buôn bán ở chợ trời).
Một buổi sáng, sau khi nấu cơm nước sẵn để con đi học về có cái ăn uống, Hạnh chuẩn bị ra chợ trời "phe phẩy", thì anh đến tìm nàng. Hạnh sững sờ nhìn anh, rồi nghẹn ngào không nói được một lời trước sự bất ngờ này. Anh giơ tay toan ôm lấy nàng nhưng rồi rút tay lại, nói:
- Sao? Bà chủ không mời khách ngồi à?
Hạnh bỏ buổi hàng, ở nhà chuyện trò với anh. Được biết anh bị quản chế hai năm ở quê. Vợ anh quen sống an nhàn, tiếp theo là bà chủ, từ nhỏ đã không quen lao động, đột ngột biến thành nông dân, nên sau nhiều năm "lao động là vinh quang" đã mang bệnh trầm kha. Hết thời gian quản chế, anh đem vợ con lên Sài Gòn tạm trú nhà họ hàng để kiếm sống, và trị bệnh cho vợ. Hiện anh đang "chạy sô" Anh Văn cho những gia đình có nhu cầu. Con anh vừa đi học, vừa cơm nước, vừa săn sóc mẹ. Phần Hạnh, nàng chỉ kể sơ hoàn cảnh sinh sống của mình: đã nộp đơn xin đi đoàn tụ, và đang chờ kết quả. Anh đinh ninh nàng được chồng bảo lãnh đi Mỹ, nàng cũng không cải chính. Khi ra về, anh âu yếm nắm lấy bàn tay Hạnh, nhưng nghẹn lời làm nàng nhớ lại ngày xưa nơi phòng khách nhà anh, anh đã nắm lấy tay nàng đề nghị kết hôn. Từ đề nghị đến thực hiện mấy chục năm rồi mà chưa thành! Từ đó Hạnh chỉ còn cách khóc lẻ loi một mình và thầm mong anh đến thăm nàng thường xuyên.
Nhưng…
Sau đó anh gởi Hạnh lá thư từ biệt và xin
nàng thông cảm cho anh vì anh sẽ không chiến thắng được chính mình nếu
gần gũi Hạnh thường xuyên. Anh muốn nàng đem được con qua Mỹ và sống
cuộc đời hạnh phúc (!) bên chồng. Anh sợ oan nghiệt ràng buộc mà cả hai
không tháo gỡ nỗi. Anh không muốn vì anh mà Hạnh rơi vào hoàn cảnh trái
ngang. Ngày xưa, anh đã lỡ lầm để nàng chảy nhiều nước mắt, giờ không muốn
nàng chảy thêm nước mắt nữa. Anh không
ghi địa chỉ người gởi. Thế là cả hai lại bặt tin tức nhau. Anh
không biết rằng chỉ một năm sau đó, mẹ con Hạnh lên máy bay rời Tổ Quốc.
Hạnh nhớ anh da diết nhưng không biết đâu
mà tìm, đành buông tay! Mẹ con nàng cực khổ gian nan để mưu sinh trong
xã hội mới, lần hồi cuộc sống được ổn định. Xã hội Mỹ đã cho mẹ con nàng
nhiều cơ hội để vươn lên. Nàng có việc làm đủ sống. Hai đứa con nàng
hiếu thảo, ngoan ngoãn, chăm học. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, chúng có công
ăn việc làm vững vàng. Hạnh tự an ủi: "Trời không cho ai toàn vẹn
cả. Hễ được điều này thì mất cái khác. Mất đường tình duyên thì
được đường con cái. Con cái như thế này là quý lắm rồi. Đây là phần
thưởng quý báu mà con nàng đã đền đáp cho sự hi sinh tình riêng của nàng.
Cám ơn nước Mỹ! Cám ơn các con!"
****
Ngày đứa con sau lập gia đình, Hạnh nhận được thiệp chúc mừng của anh, vẫn không có địa chỉ người gởi. Hạnh sốt ruột đứng ngồi không yên. Sau đó vài ngày anh mới điện thoại, mở đầu bằng cách xưng là học trò cũ của Hạnh. Nàng biết anh cố ý khôi hài, nhưng không thể nào ngăn nổi tiếng khóc.
Trong điện thoai, nghe nàng khóc quá, anh hoảng:
- Đừng khóc, em! Giai đoạn đau buồn qua rồi. Bây giờ mình hãy sống cho mình.
Và lại cố hát đùa:
- Chắc chắn tuần tới
"anh theo nàng về dinh". "Đừng bỏ anh một mình. Trời
lạnh lắm, trời lạnh lắm... sao đành… bỏ anh…"
- Máu diễu của anh tới già cũng không chừa.
- Năm tới em nên xin nghỉ hưu non. Chúng mình đi thăm Đà Nẵng- Huế- An Giang, tìm gặp lại học trò cũ của em, và xin xâm "cầu duyên" với Bà Chúa Xứ nghe em.
- Được rồi. Chuyện đó từ từ tính.
- Cho anh hôn một cái lấy hên. Bye nghe cưng. Hẹn gặp nhau sớm.
- Máu diễu của anh tới già cũng không chừa.
- Năm tới em nên xin nghỉ hưu non. Chúng mình đi thăm Đà Nẵng- Huế- An Giang, tìm gặp lại học trò cũ của em, và xin xâm "cầu duyên" với Bà Chúa Xứ nghe em.
- Được rồi. Chuyện đó từ từ tính.
- Cho anh hôn một cái lấy hên. Bye nghe cưng. Hẹn gặp nhau sớm.
Tuần sau hai con của nàng làm bữa tiệc nho nhỏ
để đón "Bác Thanh đi lạc mấy chục năm mới trở về với mẹ”, xong chúng
"lặn" mất. Anh đến cầm theo lá thư "gởi gấm cha của chúng cho
cô" đầy đủ chữ ký của ba đứa con anh...
Mấy chục năm dài dằng dặc trôi qua, anh và nàng mới kết nối xong sợi tơ hồng đứt đoạn nhiều phen. Cám ơn Trời- Phật- Chúa đã ban phước lành cho cả hai. Cám ơn nước Mỹ đã cho cả hai cơ hội tốt đẹp. Hạnh phúc đến với anh và nàng, tuy muộn màng còn hơn không.
Mấy chục năm dài dằng dặc trôi qua, anh và nàng mới kết nối xong sợi tơ hồng đứt đoạn nhiều phen. Cám ơn Trời- Phật- Chúa đã ban phước lành cho cả hai. Cám ơn nước Mỹ đã cho cả hai cơ hội tốt đẹp. Hạnh phúc đến với anh và nàng, tuy muộn màng còn hơn không.
Vhp. Hạ Vũ
(Viết cho ngày Valentine)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét