Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Đại Việt Sử Thi Q. X (Hồ Đắc Duy): Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế

          Đại Việt Sử Thi Q. X (Hồ Đắc Duy)
                            Nhà Trần 
                             *****
TRẦN THUẬN TÔNG (1388 - 1398)

Trong mười năm nắm quyền cai trị
Năm năm đầu thì có Nghệ Tông
Quyền hành đã tóm thu dần
Vào tay Phụ Chính Đại Thần Quý Ly

Năm Kỷ Tỵ (1389), Quý Ly làm tướng
Đem binh đi chận đánh Chiêm Thành
Quân Chiêm gài sẵn phục binh
Quý Ly thua chạy về thành thăng Long

Binh bỏ lại như ong vỡ tổ
Giặc giết gần bảy chục tướng quân
Bao nhiêu còn lại chết dần
Ấy mà Ly cứ vững chân như thường

Qua năm sau Chiêm Vương lại dẫn (1390)
Trăm chiến thuyền lãng vãng ngoài xa
Trước thuyền vua Chế Bồng Nga
Đăm đăm quan sát quân ta trên bờ
Chế Bồng Nga làm vua Chiêm Quốc
Người ba lần chiếm đất Việt Nam
Xứng tài tế thế an bang
Có tài tổ chức, biết đàng trị dân
  
Dưới thời ông Chiêm quân hùng mạnh
Đã thu hồi Bố Chánh Ma Linh
Châu Ô, Châu Rí nước mình (1368)
Đem quân xâm chiếm tận thành Thăng Long ( 1377)

Ông quy tụ thổ dân miền núi
Từ Tây Nguyên cho tới đồng bằng
Già làng, tù trưởng rất đông
Kéo về vâng mệnh phục tòng vua Chiêm

Trần Khát Chân nhờ người chỉ điểm
Phát hiện ra thuyền chiến của vua
Đài cao một phút bất ngờ 
Quân ta nổ súng giết vua chết liền

Quan quân Chiêm vừa hay vua chết (1390)
Liền vội vàng rút hết lùi sau
Bồng Nga bị cắt lấy đầu
Đưa về báo tiệp khải tâu vua Trần
Trần Khát Chân người dân đất việt 
Ông thuộc giòng của Bảo Nghĩa Vương
Trần Bình Trọng, Quê Hà Lăng
Coi quân Long Tiệp chận đường rút lui (1389)

Về sau bị Quý Ly giết chết
Có đền thờ ở miệt Hoàng Mai
Tương truyền lên đoạn đầu đài
Gào to ba tiếng trên đồi Đốn Sơn

La Ngai dẫn số quân còn lại
Đến sông Lô hỏa táng xác vua
Ngày đêm sơn đạo quanh co
Chiêm quốc nắng quái mịt mù ngàn năm

Nghệ Tông chết cuối năm Quý Dậu
Là một người hèn nhát u mê
Nghe hơi giặc, vội chuồn đi
Giết con, giết cháu chẳng hề động tâm

Lại là kẻ gieo mầm sụp đổ
Đưa nhà Trần đến chỗ suy vong
Việc triều chẳng chút bận tâm
Chỉ ưa tán tụng không làm được chi

TRẦN THIẾU ĐẾ (1398 - 1400)

Trần Thiếu Đế con vua, kế nghiệp
Mẹ vốn là con gái Quý Ly
Lên ngôi chỉ để làm vì
Sửa soạn sau trước để Ly nắm quyền

        Năm Canh Thìn (1400 ) nhà vua xuống chiếu:
"Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tư, toại có nhà tường1259 là để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý trẫm rất chuộng như vậy.
Nay quy chế ở kinh đô đã đủ, mà ở châu, huyện thì có thiếu, làm thế nào rộng đường giáo hóa cho dân?
Nên lệnh cho các phủ lộ Sơn Nam, Kinh Bắc1260 , Hải Đông, đều đặt một học quan, ban cho quan điền1261 theo thứ bậc khác nhau:
Phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 12 mẫu1262 , phủ châu nhỏ 10 mẫu để chi dùng cho việc học trong phủ châu mình (một phần để cúng ngày mồng một, một phần cho nhà học, một phần cho đèn sách).
Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ đến cuối năm thì chọn [30b] người ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc".

Tổ Quí Ly là Hồ Hưng Dật
Vốn là người ở đất Triết Giang
Sang làm thái thú Nghệ An
Quý Ly hậu duệ  (1393) làm quan trong triều

Lê Quý Ly không ngừng tác quái
Mang dã tâm chẳng đoái tình người
Giết ngay con rể như chơi
Loạn thần tặc tử tiếm ngôi nhà Trần

Ở Đốn Sơn hội quân thề ước
Trần Khát Chân tính nước giết đi
Định làm đảo chính Quý Ly
Nhưng vì do dự nên chi hại người
Ly biết được ra oai khủng bố
Bắt con trai một tuổi trở nên
Đem đi dìm nước chết liền
Hoặc cho chôn sống, truy tìm triệt đi

Là một người đa nghi trí trá
Một tay mình giết đã biết bao
Giết người kể cả trước sau
Năm trăm mạng sống năm nào còn ghi

Người đời chê Quý Ly thơ dở
Lại học đòi giải nghĩa kinh Thư
Chép thiên Vô Dật diễn nôm
Văn chương lạng quạng tính đem dạy đời

Bao kẻ sĩ đương thời phê phán
Ly bắt người kết án đày xa
Phê bình quyền của người ta
Nhưng mà chê dỡ truy ra giết liền.
Bùi Mộng Hoa dâng lên đại ý:

"Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: "Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê . Xem thế, Quý Ly nhất định có ý dòm ngó ngôi báu".

Vua xem xong đưa cả cho Ly
Mộng Hoa khiếp vía trốn đi
Về sau không thấy tin gì về Hoa

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào: