Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Điều Bí Ẩn Trong Hai Bài Thơ của Nguyễn Du - Hồ Đắc Duy



ĐIỀU BÍ ẨN TRONG 2 BÀI THƠ
CỦA NGUYỄN DU

HỒ DẮC DUY

Người đời chỉ biết Xuân Hương là chủ nhân của ngôi nhà nhỏ bên cạnh Hồ Tây, Thăng Long và Lưu Hương Ký là tác phẩm của nàng.
Một tập thơ gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài chữ Nôm do ông Trần Thanh Mại sưu tập và đã được ông Trần Thanh Mại đăng Trong Tạp chí Văn học (Hà Nội), năm 1964, ông Trần Thanh Mại mới giới thiệu và dịch 16 bài trong số 52, hiện nay đươc phổ biến  trên nhiều website.
Từ năm 1964 đến nay không còn ai nhìn thấy tập thơ này trong thư viện nữa, nó đã bị… vì một sự hy hữu tình cờ người ta đã tim thấy nó ( đọc thông tin này ở đia chỉ :http://72.14.235.132/search?q=cache:uoMLxuP4TEkJ:www.vnmedia.vn/newsdetail.asp%3FNewsId%3D148251%26Catid%3D58+L%C6%B0u+H%C6%B0%C6%A1ng+K%C3%BD&hl=en&ct=clnk&cd=2
 Xuân Hương có khá nhiều bạn thơ và người tình như Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên, Chí Hiên, Trần Hầu, Nguyễn Hầu.
Những bạn thơ của nàng thường gặp gở xướng họa, đàm đạo thơ văn với nhau ở ngôi nhà của nàng, được mệnh danh là ngôi Cổ Nguyệt Đường.
Nhân đọc được mấy truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân trên internet nhắc đến ngôi nhà này tôi cũng thấy xao xuyến.
Xuân Hương này có thật hay không? Qua "Thương sơn thi tập" của Nguyễn Phúc Miên Thẩm - Tùng Thiên Vương thì có lẽ Xuân Hương là nhân vật có thật.
Năm 1842 Tùng Thiên Vương hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc Hà tiếp sứ thần nhà Thanh, ông có tới vãng cảnh hồ Tây và đã viết một loạt 14 bài thơ, trong đó có bài tỏ lòng thương cảm nữ sĩ Xuân Hương đã quá cố.
Tĩnh đầu liên hoa khai mãn trì,
Hoa nô chiết khứ cung thần ti.
Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá,
Tuyền đài hữu hận thác khiên ti.

Sen Tịnh-đế nở đầy hồ,
Cô hầu gái hái hoa để cúng thần.
Đừng dẫm lên mộ Xuân Hương nhé,
Ở suối vàng nàng còn ôm hận rút nhầm tơ (duyên).

Trong tập Lưu Hương Ký của Xuân Hương có một bài thơ thất ngôn bát cú gởi cho một người bạn  cũ là Nguyễn Hầu với ghi chú khá rõ ràng, Bài "Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu - Hầu, Nghi-xuân, Tiên-điền nhân”:
Dậm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.
Mối tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương đeo mấy,
Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Theo nhận xét của ông Trần Thanh Mại, người đã  sưu tập được tập thơ này thì: "Lưu Hương Ký là tiếng kêu thất vọng của một tình yêu thành thực, thủy chung."
Trong bài “Hồ Xuân Hương Rút nhầm tơ duyên” rất công phu của Nguyễn thị Chân Quỳnh trên Vietsciences thì:
         “…khiến ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du bởi Nguyễn Du quê ở Nghi-xuân, Tiên-điền, năm 1805 được phong Du Đức Hầu, đến năm 1813 thăng Cần Chánh học sĩ sung Chánh sứ sang tuế cống nhà Thanh. Bài này chắc viết sau khi Nguyễn Du được phong làm Cần Chánh học sĩ (tháng giêng năm 1813) và trước khi Tốn Phong Thị hoàn tất bài "Tựa" Lưu Hương Ký (tháng hai năm 1814). Khó lòng có thể có một người họ Nguyễn thứ hai ở Tiên-điền cũng được phong làm Cần Chánh học sĩ cùng trong khoảng thời gian này.
         Trần Thanh Mại là người đầu tiên phát hiện ra bài thơ và cũng là người đầu tiên đoán "Nguyễn Hầu" là Nguyễn Du. Chúng ta cũng chưa có bằng chứng nào minh định là Nguyễn Du đã có một thời yêu Xuân Hương, bài "Cảm cựu..." chỉ "minh chứng" mối tình của Xuân Hương đối với Nguyễn Du mà thôi. Phần Nguyễn Du không có lấy một câu thơ nào cho biết đích xác Nguyễn Du có tình với Xuân Hương.
         Tuy Xuân Hương nói mối tình kéo dài "ba năm vẹn" thế mà trong cả tập Lưu Hương Ký  không có lấy một bài thơ của Nguyễn Du xướng hay họa với Xuân Hương, đối với cặp tài tử hay thơ như Xuân Hương - Nguyễn Du kể cũng lạ.
Năm 1813, Nguyễn Du trên đường đi sứ, đã gặp lại Xuân Hương ở Thăng-long, Xuân Hương viết bài "Cảm cựu..." tả "muôn nghìn nỗi nhớ nhung" của mình thế nhưng Nguyễn Du lại không có bài thơ nào nhắc nhở đến Xuân Hương
          GS Hoàng Xuân Hãn cho rằng khi Nguyễn Du vào làm quan ở Kinh và ở Quảng-bình đã làm bài Mộng Đắc Thái Liên này có lẽ vì nghĩ đến Xuân Hương.
Mồi tình ba năm với Nguyễn Hầu mà Xuân Hương nói có thật hay chỉ là một sản phẩm tưởng tượng văn chương.
Vì lời của Xuân Hương nói là gởi cho Hầu, Nghi-xuân, Tiên-điền nhân nên người ta suy đoán Nguyễn Hầu là Nguyễn Du.
Mối tình ba năm có thật hay không? Chỉ có nhửng người thân, bạn bè tâm giao, và một số ít người cùng thời với họ mới biết thôi, còn những người khác hay kẻ hậu sinh thì phần lớn cho rằng Nguyễn Du vô tình, dửng dưng, không đoái hoài đến mối tình cháy bỏng thiết tha da diết của Xuân Hương.

Người thì thương cho nàng “Tuyền đài hữu hận thác khiên ti” với mối hận tình như Miên Thẩm”. Người thì cho rằng đó là “tiếng kêu thất vọng của một tình yêu thành thực, thủy chung" như ý Trần Thanh Mại.
Có phải như thế không? Sản phẩm tưởng tượng hạy một chuyện tình có thật, chỉ có Xuân Hương, Nguyễn Du mới biết được hay Hồ Xuân Hương hoặc Nguyễn Hầu nào đó mới biết.
Tôi thấy điều bí ẩn nằm đâu đó trong tập Nam Trung Tạp Ngâm của Nguyễn Du, một tập thơ bằng Hán văn được sáng tác trong thời gian ông làm quan ở Huế từ 1805 đến 1820 không kễ hai năm đi sứ và một năm ở Quảng Bình, đó cũng là thời gian Truyện Kiều ra đời, thời gian sức sống và khả năng sáng tác của ông mãnh liệt nhất trước khi ông chết vì bệnh dịch tả cấp tính vào tuổi 56.
 Nguyễn Du đã viết 2 bài trong Nam Trung tạp ngâm bài "Mộng đắc thái liên" “Ngẫu Hứng Ngũ Thư”, Hai bài này phổ biến rộng rãi được người đương thời khen ngợi.

NGẪU HỨNG
                     NGŨ THƯ

Tam nguyệt xuân thì trưởng đậu miêu
Hoàng hồ phi mãn, bạch hồ kiêu
Chủ nhân tại lữ bất quy khứ
Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều

Lô hoa sơ bạch, cúc sơ hoàng
Thiên lý hương tâm dạ công trường
Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt
Lục âm trùng diệp bất di quang

Nhất đái ba tiêu lục phúc giai
Bán gian viên hóa tạp trần ai
Khả liên đình thảo sam trừ tận
Tha nhật xuân phong hà xứ lai ?

Cố hương cang hạn cửu phương nông
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng
Thí tự thuần lô tối quan thiết
Hoài quy nguyên bất đãi thu phong

Hữu nhất nhân yên lương khả ai
Phá y tàn lạp sắc như hôi
Tị nhân dản mịch đạo bàng tẩu,
Tri thị Thăng Long thành lý lai


MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN
           NGŨ THƯ

Khẩu phúc thu diệp quần
Thái liên trạo tiểu đỉnh
Hồ thủy hà xuân dung
Thủy trung hữu nhất ảnh

Thái, thái tây hồ liên
Hoa thực câu thướng thuyền
Hoa di tặng sở úy
Thực dĩ tặng sở liên

Kim thần khứ thái liên,
Nãi ước đông lân nữ
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ

Cộng tri liên liên hoa
Thùy giả liên liên cán
Kỳ trung hữu chân ti
Khiên liên bất khả đoạn

Liên diệp hà thanh thanh
Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh

Có phải Nguyễn Du vô tình hay không, xin đọc bài giải mã này để thấy 2 bài thơ này là những bức thư tình, một tình yêu của Nguyễn Du đối với Xuân Hương tha thiết lãng mạn, nồng nàn, nhớ nhung quay quắt đến chừng nào.
Nếu chỉ chọn 8 câu trong 20 câu của bải Mộng Đắc Thái Liên ta sẽ có một bài thất ngôn bát cú tuyệt bút mà Nguyễn Du đã viết cho nàng.
Nếu hiểu thoáng đi một chút thì người đọc sẽ cảm nhận được ngay
乃約東鄰女(3/ 2 ) Nãi ước đông lân nữ Hẹn cùng cô hàng xóm
不知來不知(3/ 3 ) Bất tri lai bất tri Không biết lúc nào qua
水中有人影 (1/ 4 ) Thủy trung hữu nhân ảnh Bóng người in dưới nước
隔花聞笑語(3/ 4 ) Cách hoa văn tiếu ngữ Có tiếng cười sau khóm hoa
花以贈所畏(2/ 3 ) Hoa dĩ tặng sở úy Hoa tặng người mình trọng
實以贈所憐(2/ 4 ) Thực dĩ tặng sở liên Đài tặng người phương xa
牽連不可斷(4/ 4 ) Khiên liên bất khả đoạn Vấn vương không dứt được
明年不復生(5/ 4 ) Minh niên bất phục sinh Sang năm gặp không là?

Và nếu chỉ chọn 1 câu trong 4 câu theo thứ tự của khổ 1,2,3,4 của  “Ngẫu Hứng Ngũ Thư” thì ta có một bài thất ngôn tứ tuyệt
Tam nguyệt xuân thì trưởng đậu miêu
Thiên lý hương tâm dạ cộng trường
Tha nhật xuân phong hà xứ lai ?
Cố hương can hạn cửu phương nông
 (Tháng ba xuân đậu nẩy đều, Quê hương muôn dặm dạ sầu theo, Gió xuân mai mốt về đâu biết, Quê hương nắng hạn đã lâu ngày).
và nếu bỏ đi mỗi câu 2 chử ta sẽ có bài ngũ ngôn tứ tuyệt
Xuân thì trưởng đậu miêu
Hương tâm dạ cộng trường
Xuân phong hà xứ lai?
Hương can hạn cửu phương
Mai mốt biết về đâu Hương?  nắng hạn đã lâu ngày.
Rõ ràng dây là một bài thơ tỏ tình của Nguyễn Du đối với nàng
Chỉ có một mình Xuân Hương mới hiểu và giải mã được hai bài thơ này và làm sao mà nàng không nức nở khi đọc bài “Ngẫu Hứng Ngũ Thư” "Mộng đắc thái liên" của Nguyễn Du viết, vì thế gian thì chỉ riêng nàng và Nguyễn Du mới hiểu được cái ẩn ngữ nằm trong đó. Đây là một chuyện phòng the thầm kín, một chuyện riêng của 2 người, một tình yêu tha thiết, nồng nàn, cháy bỏng ở tuổi ngũ thập tri thiên mệnh.
Đấy không phải một sự tình cờ mà một bài thơ có sắp đặt mà chỉ những người trong cuộc mới cảm nhận được mà thôi.
Nếu điều giải mã nay không sai thì quả thật Nguyễn Du là người thông minh, sắc sảo tài hoa tuyệt vời.
Nguyễn Du có yêu Xuân Hương không? Đối với kẻ hậu sinh này là có.
Tình yêu và nỗi nhớ quay quắt mãnh liệt của Nguyễn Du đối với Xuân Hương có phản phất hương vị chút nào trong tình yêu, nỗi nhớ nhung của Kiều đối vơi Kim Trọng trên lầu Ngưng Bích trong truyện không?
Kiếp này thôi thế thì thôi
Kiếp sau xin được làm người chung thân
Nguyễn Du chết trong cơn dịch tả kinh hoàng tại kinh đô Phú Xuân năm 1820 và 2 năm sau thì có thể Xuân Hương cũng đã qua đời. Nàng được chôn cất bên cạnh Hồ Tây - Thăng Long, còn chàng thì táng vội vàng ở trên quãng đồng vắng Bầu Đá - An Ninh  - Phú Xuân.
    Bầu Đá nửa hồn nằm gối đất
    Hồ Tây một dạ đứng không yên
Một mối tình thiên thu Xuân Hương – Nguyễn  Du đã đi vào huyền thoại. 
           
            Hồ Đắc Duy




Không có nhận xét nào: