Ngày xuân cảm khái
NGƯỜI VIỆT NAM MỚI- NGÔN NGỮ MỚI
Một “di sản văn hoá” hay “di hại văn hoá”?
Một “di sản văn hoá” hay “di hại văn hoá”?
Nguyễn thị Đỗ Quyên
(Cựu sinh viên VHH Huế, khóa 3)
Nhân dịp đón mừng Xuân mới, người ta thường có khuynh hướng thích
chia xẻ nỗi niềm, giãi bày tâm sư về những gì điều gì cảm thấy hay hay, thú vị,
về những điều trông thấy, nghe thấy, đọc được hoặc cảm nhận đươc. Cho nên khi
nói đên “Ngày Xuân Cảm Khái” thường thường người ta cảm khái về thời tiết,
phong cảnh, hay về nhũng gì nên thơ, như những thú vui tao nhã hay những sinh
hoạt lành mạnh, đầy thi vị...Thế nhưng hôm nay ngưòi viết muốn chia xẻ cùng độc
giả một điều không thuộc về nhu cầu căn bản kể trên, cũng không hẳn thuộc về
lãnh vực văn chương văn nghệ; một vấn đề không làm haị đến ai, mà chỉ đơn giản
là vần đề hiện thực của một xã hội mới Việt Nam - kể từ sau năm 1975- Xã hội
mới thường phát sinh ra những “con nguời mới”, “văn hoá mới”. Đó là chuyện bình
thường. Mà một trong những khía cạnh mới của văn hoá ấy là “ngôn ngữ mới“, lại
cũng là điều đương nhiên. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Người viết
không có ý quan trọng hoá vấn đề, cũng không mang một ý “kỳ thị” nào khi giãi
bày ở đây. Tất cả không ngoài nhận xét khách quan.
Ngôn ngữ “mới” Việt Nam ta KHÁ SÁNG TẠO; sáng tạo dưới nhiều hình
thức. Một trong những hình thức sáng tạo đó là:
1. Dùng chữ đảo ngưọc từ ngữ rất “độc đáo” và khá phổ biến, chẳng
hạn, chữ “khía cạnh được gọi là 'cạnh khiá”, “khai triển” gọi là “triển khai”
Đành rằng cách gọi “đại chúng hoá” rồi tự nó sẽ
mai một (?) nhưng theo thiển ý điều này cũng không hẳn là định luật, theo kiểu
nói cuả Ngữ học. Dù Ngữ học là một Khoa học đi nữa. Mà nói đến khoa học là nói
đến sự khách quan. Tuy nhiên, thiết nghĩ dù”khách quan“ đi mấy cũng có ngoại
lệ. Vì nếu để cho những “từ lạ” lộng hành thì liệu nghiã ngữ có bị... méo mó đi
không? Ngưòi viết chỉ đồng ý khi tiếng mình không đủ thì cần sáng tạo thêm.
Chẳng hạn ở vào đầu thế kỷ 19, khi đất nước ta bắt đầu tiếp xúc với Tây Phương
thì những khái niệm về Khoa Học mới bát đầu, từ đó những danh từ khoa học mới
xuất hiện. Những chữ như “xe hơi”, ô tô ,“xe điện” trước đó không có. Những từ
“máy bay” (danh từ Hán Việt gọi là“phi cơ”,“tàu ngầm” (hay nói theo kiểu Hán
Việt là “tiềm thuỷ đĩnh” v.v..) thì rõ ràng là ngôn ngữ phong phú thêm nhờ tiếp
xúc với nước ngoài...). Còn hiện nay trong tiếng Việt có nhiều từ đã có sẵn rồi
không dùng, lại sáng tạo thêm những tiếng mới nghe “lạ tai' và không ổn tí nào;
mà cứ thế mà dùng thì vô tình làm mai một nhũng chữ đã có sẵn. Thì quả là vô
lý. Ngữ học là vô tư , không phê phán đúng hay sai. Nhưng nếu đã có chữ có
nghĩa cúa nó rồi chẳng lẽ ta phủ nhận? (chữ chậm tiến, so với “tụt hậu“ chẳng
hạn?) Nếu bảo rằng không có gì đúng không có gì sai... cũng không thể áp dụng
100% được, nếu dùng không đúng chữ thì cái nghĩa cũng sai đi. Chẳng hạn trong
Kiều có câu: "Dùng dằng nửa ở nửa về”... mà nếu viết là “vùng vằng nửa ở nửa về”
thì rõ ràng là nghĩa đã khác đi rồi... Ta có thể bảo thế là “ngôn ngữ ước lệ”
được chăng?
2. Dùng chữ “lạ”: Thường trước đây ta hay dùng
chữ “mưu đồ” (hay như“mưu bá đồ vương” nay được thay thế bằng từ “ ý đồ”, chữ
`mưu đồ`bây giờ không thấy dùng nữa thì phải). Thế có phải là tự nhiên ngôn ngữ
bỗng trở nên nghèo đi không? Hoặc như từ `Bức xúc` để mô tả nỗi bứt rứt, tâm
trạng bất mãn hay áy náy, không ổn (?) Chả hiểu người viết có hiểu đúng danh từ
mới này không? Nều sai cũng đành chịu, vì không đưọc học dưới mái trường XHCN
laị cũng ít tiếp xúc với lớp ngưòi mới này. Quả thật mình không “lịch lãm” chút
nào! Thôi thì “Bà con cô bác có chê hay cười đành chịu vậy thôi.” Hoặc như từ
`Bức xúc` để mô tả nỗi bứt rứt, tâm trạng áy náy, không ổn (?)
3. Dùng chữ mới (“mới“ là đối với người không biết như tôi, nhưng
lại “cũ” với người“ đã biết và quen dùng.” Quả thật là “cũ người, mới ta”. (Mới thì mới, người viết cũng... xin đầu hàng!) Hoặc để nói lên sự chấp thuận của cấp trên, nguời ta dùng chữ “quyết”. Thí dụ:
“Cấp trên đã quyết rồi”). Chữ Khẩn trương để nói lên tình hình gấp rút, thay vì tình thế
“nghiêm trọng” hoặc “cần giải quyết gấp.” Một ví dụ khác, những chữ như “tụt hậu” thay vì nói đi giật lùi, chậm tiến. Chắc hẳn là “ngôn ngữ
Việt Nam đã đưọc “duy vật hoá” cho cụ thể hơn?!
4. Ghép chữ (cho... gọn?) Chẳng hạn, chữ “đa số”, hoặc “phần lớn”, “phần nhiêu” được gọi vắn tắt là “đa phần” v.v...
5. Lấy danh từ, hoặc trạng từ làm động từ:
Trường hợp này khá phổ biến; phổ biến đến độ làm người đọc phải thắc mắc không
hiểu ý ngưòi ta muốn nói gì?
Chẳng hạn, hai chữ “liên hệ” vốn là danh từ (nếu nói “mối liên hệ”
giữa người với ngươì chẳng hạn; hoặc cái này liên hệ với cái kia (tương đương
với “liên quan”). Thế nhưng đối với “tiếng Việt... mới” thì chữ “liên hệ” lại
đuợc dùng như tiếng “động từ”, như “Anh thử liên hệ với cơ quan xã hội xem sao” (tương đuong với “liên lạc”). Hoặc “anh ấy liên hệ với chị ấy “thì theo sự suy nghĩ cá nhân người
viết thì lại có nghiã là anh ấy có giao tiếp hay giao thiệp với chị ấy. Ngoài ra, người viết mới đọc được
một bài nói về cái ngọng của người “Hà Lội ngày lay” (Hà Nội ngày nay), thì
dùng danh từ làm động từ một cách… tối nghĩa.
Văn Quang trong bài “Từ văn hóa thể thao đến văn hóa... nói ngọng”đã
viết:
“Thí dụ, bây giờ khi người ta nói cấp trên đã
quyết rồi”, có nghĩa là cấp trên đã chấp thuận rồi.
Hoặc khi người ta nói “em hoàn cảnh lắm” phải
hiểu là em gặp khó khăn lắm. Vậy “quyết” có nghĩa là chấp thuận sao? Và “hoàn cảnh” có nghĩa là khó khăn sao?
Và còn nhiều những loại chữ nghĩa “mới” kỳ cục nữa”
Như vậy thì rõ ràng việc sử dụng từ ngữ bây giờ quả có phần... méo
mó. Bởi lẽ nếu ta đã có chữ dùng chính xác rồi mà lại đem chữ ngược nghĩa để
dùng thì hoá ra ta mâu thuẫn với chính ta. Bản thân người viết chỉ được học rất
ít về Ngữ Học với giáo sư Trương văn Chình hồi còn ở Việt Nam nên không dám lạm
bàn; nhưng ít nhất chỉ dám nêu lên một nhận xét riêng với hi vọng không đến nỗi
tách rời thực tế để trở thành “máy móc” với những định luật trong sách vở. Vì
trên thực tế, nếu nghe một chữ “mới” ta thấy chướng tai mà cũng cố dùng theo
lâu dần trở thành ngôn ngữ đại chúng (tính cách ước lệ) thì cũng thành thói
quen và phải chấp nhận. Nhưng có những chữ nghe không “thanh” tí nào thì thử
hỏi có làm phong phú hoá ngôn ngữ hay chỉ làm nghèo nàn đi? (Về điểm này có lẽ
phải thỉnh ý các nhà Ngữ Học mới đưọc). Trước mắt, người viết chỉ muốn nêu lên
những điều nhận thức trong lúc “xuất thần” (nói cho quá), hay có thể nói là từ cái “vô thức” của mình.
Cho nên có điều gì không đứng xin sẵn sàng nhờ chỉ giáo. Bàn về cách nói sáng
tạo của ngôn ngữ mới vừa kể trên, chắc chắn chúng ta còn tìm thấy nhiều ví dụ
cụ thể khác mà ở đây người viết chỉ xin gợi ý.
5. Chữ nói ngọng: Nếu người viết không lầm thì những từ ngữ bị nói
ngọng l-n này
trước kia cũng có, nhưng chỉ ở một số vùng thôn quê miến Bắc VN, chứ không phổ
biến nhiều ở thành thị.
Nhưng từ khi hoàn cảnh đất nước Việt Nam bị đổi thay - kể từ năm
1954 trở đi, và căn cứ theo bài viết dưới đây - thì chỉ vì để đưọc sống yên
thân 'dạo ấy” và muốn chứng tỏ mình cũng là người thuộc giai cấp nông dân, nên
nhiều người thành thị cũng rán tập nói ngọng- rồi cha truyền con nối cho đến
ngày nay- và ở ngay thủ đô Hà Nôi, thì trách chi bây giờ toàn những nguời sinh
trưởng tại Hà Lội nói tiếng “Hà lội mới.” Nhưng cũng xin chân thành thông cảm; vì rất
tội nghiệp cho cả người, lẫn... chữ. Tệ hại hơn nữa là khi nhìn vào những tấm
biển quảng cáo tại các nhà hàng, trên đưòng phố đông người; hay tại các nơi du
lịch v.v.. cũng thấy nhan nhản những “vấn nạn dùng từ ngữ” như thế. Quả thật
những điều trông thấy tuy làm chúng ta “mua vui cũng đươc một vài... phút
giây” khi thấy có vẻ “ngồ ngộ”, vui vui, chẳng haị gì đến mình...và làm cho bớt
căng thẳng vì công việc. Nhưng đứng về mặt văn hoá mà xét, thì quả có một cái
gì không ổn. làm hết vui, dù chưa đến nỗi “làm đau đớn lòng” nhưng cũng không
khỏi cảm thấy thất vọng vì sự “xuống dốc” của văn hoá, ngôn ngữ. Ấy là chưa kể
những lời nói thô tháp của những người lập nghiệp tại Hà Nội từ mấy thập niên
qua. “Bệnh truyền nhiễm” này cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt.
Nếu lại bàn thêm về tiếng nói
Hà Nội thì là cả một điều... xót xa. Những năm gần đây khi thỉnh thoảng được
đọc một vài mẩu tin, hay nghe kể một vài chi tiết tiêu cực về Hà Nội, người
viết không khỏi ngỡ ngàng và cảm thấy “shocked” vì lời ăn tiếng nói, về phong
cách sống... nổi bật của ngưòi “Hà Nội ngày nay” nói chung. Dĩ nhiên vẫn còn
những người giữ được phong cách đàng hoàng, những người của thời kỳ trước năm
1954. Những ngườì này trí thức có, bình dân cũng có, dù sống thanh bạch, vẫn
còn giữ nền nếp của Hà Thành thuở trước, thuở “Hà Nội ngàn năm văn vật”, mà nay
không còn nữa. Đa số những người Hà Nội cũ nay đã lớn tuổi- ít nhất là từ trên
50 trở lên, là còn giữ được phong thái cũ. Nhưng đươc bao nhiêu ngưòi? Thành
thật mà nói, ngưòi viết rất vui mừng khi thỉnh thoảng còn nghe được, gặp được
những người (thường dân) “sống kỳ cựu” ở Hà Nội mà còn giữ được bản sắc Hà Nội
từ lời ăn tiếng nói đến phong cách sống. Nhất là khi được nghe nói lên tâm sự
của những người sống trong hoàn cảnh một đất nước đã đổi thay, thì càng thông
cảm với nỗi tiếc nuối về một thời “vàng son” của văn hoá cũ... Đa số người Hà
Nội đã đi xa, mang theo với họ những gì hay, đẹp của một nền nếp ngày xưa mà
ngay trên quê hương không còn tìm thấy. Có chăng chỉ là những kỷ niệm không thể
mua được.
Vì thế “trách nhiệm” của chúng ta đối với tiếng Việt là không dùng chữ nào mà
đọc lên nghe thấy vô lý. Và nếu cần thì cũng nên tự mình “điều chỉnh” lại khi thấy không
đúng, để khỏi phổ biến thêm chữ viết sai cho con cháu chúng ta sau này. Nhưng
chúng ta cũng nên thông cảm với ngôn ngữ của từng điạ phương khi phát âm, chẳng
hạn người Bắc không phân biệt chữ s, x hoặc chữ tr-, hoặc “gi, d, r “, hay
người Nam khi đọc chữ “t” hoăc chữ “c” ở cuối chữ không phân biệt đươc. Và
chúng ta cũng vẫn thông cảm được. Chúng ta cũng có thừa nhạy bén để hiểu ý của
ngưòi đia phương. Lại đòi hỏi cả một sự tinh tế trong ngôn ngữ mới được. Vì nói
cho cùng, lời là phương tiện để diễn đạt ý nghĩ; nhưng khi ý đã diễn đạt ra rồi
thì bỏ cái phưong tiện đi”, cũng giống như ngưòi qua sông dùng chiếc thuyền để
đi tới bến. Khi đã đến bến rồi đâu còn trói buộc với con thuyền nữa!
Tệ hơn nữa là sự thoái hoá này còn biểu lộ qua lời hát một cách tội nghiệp. Những câu hát về một thành
phố Đàlạt nên thơ lại được mô tả bằng những ngôn từ ngọng nghịu theo kiểu: “Nòng mẹ bao na nhu biển thái bình dạt dào” như thế này thì
thật là ... khốn khổ cho ngôn ngữ ta:
Lại một trường hợp nữa:
“Một anh sinh viên trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn có giọng hát khá hay và có "máu văn nghệ" nên đi đến
đâu cũng hăng hái góp vui. Cậu cao giọng hát trong buổi mừng lễ tốt nghiệp: “Cơn gió lào bay ngang cuộc đời, nói với em rằng tôi nẻ noi”, khiến cả hội
trường một phen cười như nắc nẻ. Cậu còn trổ tài: "nắng nghe chiều xuống
thành phố mộng mơ, màu nan tím Đà Nạt sương phủ mờ " (Theo bài viết của
tác giả Văn Quang).
Khi nhắc đến những điều trên đây người viết chỉ muốn nêu lên một
thực tế mà ai cũng thấy, với hi vọng là “vấn nạn“ này có thể sửa đổi được.
Thực tế là rất nhìều ngươì bẩm sinh đã lỡ phát âm như vây cũng đã tự ý sửa chữa ; mặc dù rất khó, nhưng người viết hi vọng rằng nếu kiên trì thì “sỏi đá cũng thành cơm” (!) (*) cơ mà! Hi vọng rồi cũng sẽ làm được. Ngay cả trong nước, những người thực sự quan tâm cũng không khỏi cảm thấy… phiền khi ngôn ngữ kiểu này phát triển thật nhanh. Tuy rằng để mà cười cho “vui” thì đôi khi cũng thấy vui vui. Nhưng đúng về mặt phát triển của ngôn ngữ thì quả là ...không biết nói sao. Theo kinh nghiệm của ngưòi viết, sở dĩ tình trạng này có được là do ảnh hưởng lối nói “truyền thống” của một điạ phương nhất định, mà người nói cần cố gắng vượt qua nếu không muốn ngôn ngữ bị... sa lầy vào chỗ vô nghĩa, như kiểu “nẻ noi” (thay vì “lẻ loi”), “lỗi liềm” (thay vì “nỗi niềm”). Có một điều cần ghi nhận là, ngay cả ở nước ngoài như Canada chẳng hạn, khi ta có dịp tiếp xúc với một số ngưòi Tàu buôn bán, nói tiếng Anh không thạo lắm, thì thấy họ cũng không phân biệt được hai chữ L-N, và cách nói của họ cũng tương tự như kiểu nói ngọng của ngưòi miền Bắc Việt Nam. Chẳng hạn, chữ “ Good morning” họ phát âm thành “Good morling”. Hay money đọc thành “moley”. Như vậy là người Việt ta cũng không đến nỗi ... cô đơn (!).
Thực tế là rất nhìều ngươì bẩm sinh đã lỡ phát âm như vây cũng đã tự ý sửa chữa ; mặc dù rất khó, nhưng người viết hi vọng rằng nếu kiên trì thì “sỏi đá cũng thành cơm” (!) (*) cơ mà! Hi vọng rồi cũng sẽ làm được. Ngay cả trong nước, những người thực sự quan tâm cũng không khỏi cảm thấy… phiền khi ngôn ngữ kiểu này phát triển thật nhanh. Tuy rằng để mà cười cho “vui” thì đôi khi cũng thấy vui vui. Nhưng đúng về mặt phát triển của ngôn ngữ thì quả là ...không biết nói sao. Theo kinh nghiệm của ngưòi viết, sở dĩ tình trạng này có được là do ảnh hưởng lối nói “truyền thống” của một điạ phương nhất định, mà người nói cần cố gắng vượt qua nếu không muốn ngôn ngữ bị... sa lầy vào chỗ vô nghĩa, như kiểu “nẻ noi” (thay vì “lẻ loi”), “lỗi liềm” (thay vì “nỗi niềm”). Có một điều cần ghi nhận là, ngay cả ở nước ngoài như Canada chẳng hạn, khi ta có dịp tiếp xúc với một số ngưòi Tàu buôn bán, nói tiếng Anh không thạo lắm, thì thấy họ cũng không phân biệt được hai chữ L-N, và cách nói của họ cũng tương tự như kiểu nói ngọng của ngưòi miền Bắc Việt Nam. Chẳng hạn, chữ “ Good morning” họ phát âm thành “Good morling”. Hay money đọc thành “moley”. Như vậy là người Việt ta cũng không đến nỗi ... cô đơn (!).
Không biết chúng ta có nên coi đó là một thứ “di hại” hay không,
nhưng có lẽ điều này cũng nên sớm sửa đổi nếu không muốn ngôn ngữ bị biến thể,
dù về hình thức hay nội dung ý nghĩa...Nói cho cùng trên đây chỉ là vài ý tản
mạn về một khía cạnh nhỏ của sinh hoạt văn hoá Việt Nam mà ngưòi viết vì thời
giờ có hạn, không nêu lên hết được. Cho nên có thiếu sót cũng là điều tất
nhiên. Xin quý độc giả tùy nghi châm chước và tìm giải pháp cho vấn đề được tốt
đẹp hơn.
Thưa quý vị,
Chúng ta ngày nay, ở hải ngoại, thông cảm với hoàn cảnh xuất thân
của người dân cũng như với hoàn cảnh chính trị xã hội nói chung của “thời kỳ
đó”. Nhưng cũng không phải vì thế mà thản nhiên, trước sự tồn vong của văn hoá,
của ngôn ngữ. Nhất là đối với người “làm văn hoá” thì khi nhìn cái chướng ngại
của ngôn ngữ ngày đó còn để lại ảnh huởng tiêu cực mãi cho đến cả hơn nửa thế
kỷ sau- và ,nếu không khéo có thể kéo dài đến cả một thế kỷ cũng nên- Thì không
tránh khỏi cảm nghĩ: đó là cả một di hại, khó chữa. Chúng ta không thể “vin “
vào tính chất khách quan của ngôn ngữ mà chấp nhận luôn cả những mâu thuẫn về ý
nghĩa đã đưa đến sự nghèo nàn hoá ngôn ngữ của mình... Thì quả thật, tội nghiệp
cho ngôn ngữ Việt Nam quá. May thay, bây giờ “phú quý sinh lễ nghĩa”, sau bao
năm kháng chiến “Chống Mỹ Cưú Nước,” bây giờ nhà nước ta đã tỉnh táo lại, bỏ
tiền ra để chữa tri căn bệnh nói ngọng di truyền này. Không biết phải mất bao lâu và tốn bao
nhiêu tiền mới xong. Nhưng, có còn hơn không...
Còn chúng ta làm được gì nơi xứ ngưòi? Nhìn cảnh đất nước đang
đứng trên bờ vực của sự xâm lăng, của sự chà đạp nhân phẩm con người, của sự du
nhập những chất độc hại đầu độc người dân, về mọi phương diện, từ thức ăn, rau
cỏ, hoa trái, thịt cá , đến sự ô nhiễm môi trường, trên từ không khí, dưói đến
lòng sông, đất đai, rừng núi, biển cả... Thêm vào đó là sự ô nhiễm về kinh tế,
mà những lầm than lại chỉ dân nghèo gánh chịu nhiều nhất. Nhưng, trên hết cả và
ê chề nhất, là sự kiện ngoại bang phương Bắc hống hách, hoành hành. Cả một sự ô
nhiễm toàn diện phủ lên đầu: ô nhiễm về văn hoá, giáo dục, về nếp sống xã hội
v.v... mà chắc phải đến cả gần thế kỷ may ra mới gột rửa được tận gốc. Còn
không thì, hơn cả Hận Sông Gianh thuở trước “Bao thế kỷ chưa tan niềm
uất hận”.
Đứng trước cái «sa đoạ» ấy của ngôn ngữ, bàn thân người viết tự
nhủ rằng mình chỉ cần cảnh giác trước những cách dùng từ «lạ lùng»; cố gắng
không nói sai tiếng Việt, và cố gắng dùng tiếng Việt cho giản dị, trong sáng và
không để bị ảnh hưởng cách dùng chữ kiểu mới một cách vô thuởng, vô phạt. Có
như thế con cháu chúng ta mới không bị «nhiễm» bởi lối dùng chữ lạ lùng ấy.
Trong trường hơp bất khả kháng, tiếng Việt không đủ những danh từ chuyên môn
thì chắc chắn ta phải tạo ra từ mới cho phù hợp với nội dung văn cảnh. Chúng ta
cương quyết không dùng những từ «mới» mà vô nghĩa, nhất là một khi ta đã có
sẵn, khá chính xác, những từ trong tự điển và trong đời sống rồi. Phân tích cặn
kẽ để làm sáng tỏ một khía cạnh của văn hoá ta không ngoài mục đích tạo một
thói quen tốt trong lúc xử dụng ngôn từ để diễn đạt cảm nghĩ. Nhưng thế không
có nghĩa là chúng ta «bế quan toả cảng», khe khắt, hay «cứng ngắc» trong việc
đón nhận những gì mới lạ, khác biệt của từng nơi, từng người. Chúng ta luôn để
ý dùng chữ cho trong sáng, giản dị, chính xác; nhưng cũng xin xác định, nếu cần
linh động trong vấn đề xử dụng ngôn từ cho phù hơp với hoàn cảnh thực tế thì đó
cũng chính là điều nên làm, miễn là không làm thay đổi ý mình muốn nói.
Nhân dịp Xuân về, cầu mong tất cả chúng ta vẫn giữ vững niềm tin
vào một ngày mai tốt đẹp hơn cho quê hương, để khi có dịp trở về ta có thể bắt
tay xây dựng một đất nước thực sư dân chủ, an lạc và phú cường. Phú cường cả về
vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là về mặt văn hoá. Một con người lành mạnh cần phải đuợc sống
trong một xã hội lành mạnh, với một cuộc sống lấy văn hoá nhân bản làm mục tiêu. Trong hoàn cảnh đó, chắc chắn ngôn ngữ Việt Nam
sẽ trường tồn như bản sắc dân tộc.
Nguyễn thị Đỗ Quyên, Canada – Dec.2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét