Nhà Hậu Lý
*
LÝ THÁI TỔ (1010 - 1028)
Lý Công Uẩn vốn dân Cổ Pháp
Sinh ra đời đúng bậc minh vương
Lên ngôi hoàng đế Việt Thường
Là người khoan thứ tinh tường việc dân
Sinh ra đời đúng bậc minh vương
Lên ngôi hoàng đế Việt Thường
Là người khoan thứ tinh tường việc dân
Trong Đại Việt Toàn Thư có viết
Một vài điều chi tiết như sau:
Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chợ chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 [974] thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Thăng Long. Ở ngôi 18 năm [1010-1028], thọ 55 tuổi [974-1028], băng ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy về chuyện đó.
Vua sinh ra mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này [1b] không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ." Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn. Trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông [1005]. Đại Hành băng, Trung Tông bị giết, vua ôm xác mà khóc, Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân375 phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Đến khi Ngọa Triều băng, bèn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ.
Trước ở viện Cảm Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm376 , châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ "Thiên tử". Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là [2a] ứng nghiệm.
Cha không có, mẹ người họ Phạm
Chùa Tiêu Sơn giao hợp thần nhân
Sinh vua tuấn tú bội phần (974)
Năm lên ba tuổi cho làm con nuôi
Lý Khánh Văn nhận nuôi đứa bé
Trẻ thông minh đủ vẻ lương tường
Sư chùa Lục Tố rất thương
Nói rằng: Không phải người thường thế đâu
Mãi về sau lời sư Vạn Hạnh
Đã trở thành định mệnh quốc gia
Vua sinh ra mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này [1b] không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ." Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn. Trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông [1005]. Đại Hành băng, Trung Tông bị giết, vua ôm xác mà khóc, Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân375 phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Đến khi Ngọa Triều băng, bèn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ.
Trước ở viện Cảm Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm376 , châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ "Thiên tử". Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là [2a] ứng nghiệm.
Cha không có, mẹ người họ Phạm
Chùa Tiêu Sơn giao hợp thần nhân
Sinh vua tuấn tú bội phần (974)
Năm lên ba tuổi cho làm con nuôi
Lý Khánh Văn nhận nuôi đứa bé
Trẻ thông minh đủ vẻ lương tường
Sư chùa Lục Tố rất thương
Nói rằng: Không phải người thường thế đâu
Mãi về sau lời sư Vạn Hạnh
Đã trở thành định mệnh quốc gia
Lời sư Vạn Hạnh nói là:
"Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân Vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân Vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một."
Công Uẩn sợ lời kia tiết lộ
Bảo người đem giấu ở Tiêu Sơn
Nhiều năm câu ấy còn không?
Tiên tri lúc trước theo giòng nước trôi
Tiên tri lúc trước theo giòng nước trôi
Sau hai ngày vua Lê Long Đĩnh
Chết chưa chôn thì chuyện xẩy ra
Trong triều nổi cuộc phong ba
Nguyễn Đê, Cam Mộc đứng ra nói rằng:
"Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìn chân chúa. Sao Thân Vệ không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm của Đinh, Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì!" Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng rằng: "Sao ông lại nói như thế, tôi phải bắt ông nộp quan!" Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết." Công Uẩn nói: "Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi."
Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn: "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân Vệ còn nghi ngại gì nữa?" Công Uẩn nói: "Tôi đã hiểu rỏ ý ông, không khác gì ý của Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào?" Cam Mộc nói: "Thần Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân Vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!" Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo. Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng: "Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân Vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân Vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?"
Cuộc chính biến tôn vương chớp nhoáng
Kế hoạch xong chỉ đúng hai ngày
Cho dù ai muốn trở tay
Cũng không xoay được đổi thay cuộc cờ
Lý Công Uẩn, thừa cơ có sẵn
Kẻ khôn ngoan dưới trướng khá nhiều
Thiền sư Vạn Hạnh phò theo
Thái sư Khuôn Việt đem điều nghĩa nhân
Gốc là dân mối giềng trị nước
Việc khởi đầu làm trước lên ngôi
Bỏ giềng lưới, bỏ giam người
Đại xá thiên hạ đổi đời từ đây
Vua xuống chiếu từ rày có việc
Không thuận lòng giải quyết với nhau
Được quyền diện kiến trình tâu
Vua thân phán quyết ngõ hầu minh oan
Kế hoạch xong chỉ đúng hai ngày
Cho dù ai muốn trở tay
Cũng không xoay được đổi thay cuộc cờ
Lý Công Uẩn, thừa cơ có sẵn
Kẻ khôn ngoan dưới trướng khá nhiều
Thiền sư Vạn Hạnh phò theo
Thái sư Khuôn Việt đem điều nghĩa nhân
Gốc là dân mối giềng trị nước
Việc khởi đầu làm trước lên ngôi
Bỏ giềng lưới, bỏ giam người
Đại xá thiên hạ đổi đời từ đây
Vua xuống chiếu từ rày có việc
Không thuận lòng giải quyết với nhau
Được quyền diện kiến trình tâu
Vua thân phán quyết ngõ hầu minh oan
Lại hạ lệnh: người đang trốn tránh
Cho phép về lại cảnh quê hương
Áo cơm giúp kẻ cùng đường
Tha người Nam Chiếu cấp lương đưa về
Vua lại phê, ba năm tha thuế
Sửa đình chùa bỏ phế hư hao
Công, hầu, khanh, tướng ban trao
Chọn người xứng đáng để giao trọng quyền
Viết chiếu truyền, dời đô đến chỗ (1010)
Thành Đại La đất cổ Cao Vương
Cho phép về lại cảnh quê hương
Áo cơm giúp kẻ cùng đường
Tha người Nam Chiếu cấp lương đưa về
Vua lại phê, ba năm tha thuế
Sửa đình chùa bỏ phế hư hao
Công, hầu, khanh, tướng ban trao
Chọn người xứng đáng để giao trọng quyền
Viết chiếu truyền, dời đô đến chỗ (1010)
Thành Đại La đất cổ Cao Vương
Chiếu truyền rằng: "Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại [2b] không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo."
(Thành Đại La sau thành Thăng Long)
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo."
(Thành Đại La sau thành Thăng Long)
Thế đất này nét sắc mà oai
Vì dân lập kế lâu dài
Tính theo vận nước nhân tài hội đây
Lạ lùng thay, thuyền vua vừa đến
Có rồng vàng xuất hiện trên sông
Đổi tên thành gọi Thăng Long
Mùa thu tháng bảy khởi công dựng nền (1010)
Điện Càn Nguyên nơi coi triều chính
Điện Tập Hiền hướng định chánh Nam
Nằm sau là Điện Long An
Phía đông Giảng Võ Thư Tàng kế bên
Bốn cửa thành: Tương Phù, Quản Phúc
Cửa phía Bắc Diệu Đức mở ra
Đại Hùng theo hướng Tây qua
Tường cao hào chắn phía xa ngoại thành
Cửa Đan Phượng thông liền Uy Viễn
Bậc thềm rồng trước Điện Cao Minh
Thăng Long quang cảnh hữu tình
Nghênh Xuân cung cấm, ngoại thành chùa Nghiêm
Đổi niên hiệu Thuận thiên để tính (1010)
Chức đặt ra phân định rõ ràng
Sắc phong cho sáu bà hoàng
Các con đều được tước vương, tước hầu
Lấy kinh tế làm đầu trị quốc (1013)
Định lệ ra luật nước rõ ràng
Sáu tên sưu thuế đàng hoàng
Năm lần giảm thuế nước càng phồn vinh (1017)
Nơi Phiên trấn (1020), tình hình không ổn
Giặc xâm lăng khốn đốn dân binh
Cất quân chinh phạt tự mình
Đánh cho mấy trận tan tành Cử Long
Vua một lòng tôn sùng đạo Phật
Xuống chiếu truyền khuyên tập chép kinh
Để lầu bát giác tôn vinh (1021)
Đúc chuông, xây tháp, linh đình làm chay
Với Bắc triều vua sai thông hiếu
Nhà Tống phong Giao Chỉ quận vương
Năm lăm tuổi thọ hưởng dương (1028)
Hiệu là Thái Tổ, Thọ Lăng táng ngài
Xuống chiếu truyền khuyên tập chép kinh
Để lầu bát giác tôn vinh (1021)
Đúc chuông, xây tháp, linh đình làm chay
Với Bắc triều vua sai thông hiếu
Nhà Tống phong Giao Chỉ quận vương
Năm lăm tuổi thọ hưởng dương (1028)
Hiệu là Thái Tổ, Thọ Lăng táng ngài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét