Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Tiếng Chim Quyên (Thơ: nvs.Vũ Thụy/ Lời bình: Ngân Triều) & Lời cảm tạ của tác giả thơ

Tiếng  Chim  Quyên
Thơ  nvs. Vũ Thụy  /  Lời bình  Ngân Triều
Lời bạt:
Tôi  đã ngưỡng mộ nhạc sĩ Trúc Phương  từ thời sinh viên, trong thập niên 60 và tôi cũng rất ngưỡng mộ anh nvs.Vũ Thụy, qua bài thơ “Trăng Lạ” của anh. “Trăng lạ” được nhà thơ vhp.Hải Vân chuyển cho, đã đăng vào quyển số 2, tuyển tập thơ và bình thơ “Còn Vương Tơ Lòng” của tôi mà chưa có dịp trực tiếp xin ý kiến tác giả. Do đó, qua bài viết nầy, mong anh thông cảm cho tôi qua chuyện vừa kể và cũng rất hân hạnh được kết thân với anh.
Để cảm nhận và bình một bài thơ man mác, ngậm ngùi, chan chứa niềm thương nỗi nhớ nêu trên của anh, một tác phẩm được dàn trải qua những địa danh với những kỷ niệm Kontum xưa, mà tôi chưa từng biết, thật không phải là một chuyện đơn giản. Do đó, thay vì khai thác nội dung là những ngôn từ, kết hợp với thủ pháp nghệ thuật để thấy những tứ thơ hay, để hiểu tâm tình tha thiết của tác giả, tôi xin được đọc và bình chú “Tiếng Chim Quyên”.
Văn chương như sao trời đêm, ý tại ngôn ngoại, chắc là khó tránh những điều bất cập. Rất mong nhận được những bổ sung và điểm xuyết của tác giả và quý độc giả, tôi xin chân thành ghi nhận và cảm ơn. NT.
 ***
Đọc bài thơ “TiếngChim Quyên”, tự nhiên tôi liên tưởng đến bài Thơ Đường tiễn bạn, xin được phóng bút một chút:
Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu,
Yên hoa, tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến trường giang thiên tế lưu.
 Bạch
*Nguyên văn chữ Hán:

                  (tđ)
      西                       (1)
                                             (2)
                                (3)
                       (4)
  
 *Dịch nghĩa
(tđ): Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
(1) Bạn cũ tạ từ nơi phía Tây Lầu Hoàng Hạc,
(2) Xuống Dương Châu vào tháng ba mùa hoa, khói.
(3) Chiếc buồm lẻ loi xa dần tận cuối trời xanh biếc,
(4) Chỉ còn thấy dòng sông dài lấp loáng đến chân trời.

*Hai câu đầu là khung cảnh lúc tiễn bạn: Về không gian, nơi phía Tây Lầu Hoàng Hạc. Về thời gian, vào tháng ba mùa Xuân; mùa hoa, khói. Nơi bạn sẽ đến, Dương Châu, đường sông diệu vợi, xa vời…
Có một câu nói rất thấm thía về chia tay:
Partir c’est mourir un peu. “Đi là chết trong lòng một ít”. Phân ly lòng nặng đê mê,/ Não nề giọt ngọc, ủ ê cõi lòng.
 Cảnh chia tay, bao giờ cũng buồn, nhất là khi ân tình sâu nặng, phương tiện giao thông khó khăn thì chia tay có nghĩa như là vĩnh biệt, mãi mãi cách xa…

*Hai câu kết là tâm trạng hay tấm lòng  xao xuyến, bâng khuâng của tác giả về người bạn ra đi phương trời xa lắc.
Ý thơ, có ba chi tiết được chọn lọc rất đắc: dòng sông mênh mông, bầu trời xanh bao la và chiếc thuyền buồm lẻ loi đưa bạn như tan biến trong khoảng trời xanh biếc. Dòng sông mênh mông quá!  Phải chăng ý niệm mênh mông là tình bạn chan chứa không bao giờ dứt, những kỷ niệm sâu sắc không bao giờ nguôi trong thâm tâm: sâu đậm trong quá khứ và mãi  tha thiết trong cuộc đời.
Tình cảm sâu đậm, chân thành đó còn được thể hiện rất hay qua chi tiết tác giả đứng lại rất lâu, mãi nhìn theo cánh buồm chở bạn, cho đến khi cánh buồm lẻ loi… cánh buồm lẻ loi của bạn nhỏ dần… nhỏ dần rồi tan biến… tan biến vào khoảng trời nước xanh biếc, bao la, mênh mông…
Bài thơ nổi tiếng không phải chỉ là một giai điệu réo rắt về tình bạn thiết tha của tác giả mà nó còn là một búc tranh tâm trạng, tả cảnh, tả tình độc đáo.  Đồng thời nó còn khơi gợi trong lòng chúng ta những mỹ cảm, những bồi hồi về nỗi thương nhớ miên man, những kỷ niệm ân tình của những người bạn tri âm trong đời mình.

Tiếng Chim Quyên”, của nhà thơ nvs.Vũ Thụy là một trong những giai điệu réo rắt đó. Ông cũng đã da diết hoài niệm một người bạn tâm giao, một đồng đội cùng một chiến hào, một thế hệ cùng một đơn vị, ở một thời  phải “xếp bút nghiên theo việc binh đao, trên chiến trường Kontum máu lửa…(?). Giờ đây, người bạn tri âm đó, đã nghìn thu an giấc sau khi đất nước thanh bình khá lâu, hương linh chắc là đã phiêu du tận cuối trời quên nhưng ông không hề quên bạn:Nhớ thằng bạn tên Trúc Phương ngày đó
Ngủ trong lòng nghĩa địa nhỏ Lái Thiêu
Thời gian vùn vụt như  bão táp, phong ba!  Thế mà đã 18 năm phôi pha chồng chất! Chắc là ông đã khóc bạn rất nhiều lần theo những kỷ niệm nhớ thương bạn rồi. Lần nầy, tiếng lòng  đa cung bậc của ông, phải chăng là những “ dòng dư lệ”, hòa quyện theo những sợi khói vấn vương của “một nén nhang cho Trúc Phương.”  Một  nén nhang của một người bạn tài hoa tưởng niệm một nhạc sĩ bất hạnh, tài hoa.
 Bài thơ “Tiếng Chim Quyên” của nhà thơ nvs.Vũ Thụy,  như sau:

(Mt nén nhang cho Trúc Phương)

Tiếng Chim Quyên                                                            
                                                            
Lâu lắm rồi không nghe vành khuyên hót
Chuỗi ngày buồn  giọng chim hát ra sao
Khó hình dung giờ vành khuyên thế nào
Trong lồng đỏ hay rào son đan kết
Nhớ mịt mù chim bay đi là hết
Kontum buồn Hàng Keo chết mất tên
Nay lạc loài vô quán nhạc "Tên Quên"
Chim Quyên hát lời "Nửa Đêm Ngoài Phố"
Nhớ thằng bạn tên Trúc Phương ngày đó
Ngủ trong lòng nghĩa địa nhỏ Lái Thiêu
Người nhớ mày không đếm được bao nhiêu
Nhạc của mày thu nhiều tiền mỗi tối
Thèm nghe mày tao phải đành lặn lội
Vào phòng trà mượn lối gặp người ca
Để tỏ lòng biết ơn thật sâu xa
Nhưng người chẳng nhớ ra tên tác giả.
Chuyện trần gian chắc hẳn mày không lạ
Lúc sinh thời mày cũng đã quen hơi
Tao biết mày dâng hiến hết cho đời
Giờ phút cuối đời trả ơn buồn bã.
Chiếc quần đùi trên vỉa hè phố xá
Đàn "guitar" nhạc "sến" cũng lìa xa
Nhạc tình quen chói tai người "xứ lạ"
Lính không còn ai hát cho ai nghe
Phượng chưa đủ hè khi thiếu tiếng ve
Thuyền tình đó sao chưa về neo bến
Cây đa cỗi chim không còn thương mến
Như ngày xưa khách quyến luyến "Đò Chiều"

Nhớ một lần mày dạo khúc tình yêu
Cho tao hát "Thói Đời" cay đắng quá
Nước mắt ai "Mưa Nửa Đêm" lã chã
Lạnh tình người ướt cả "Chuyến Tàu Đêm..."
Ngày thiếu đêm nên rượu cũng khó "mèm"
Mình tao nhớ "xóm em" ngày vui cũ.
Mày không biết tao cũng mần thơ phú
Tao giấu vì nhạc mày không phổ thơ
Ngại nể tình, mày làm thơ nhạc khổ
Khoe với mày, tao tập "hò" vọng cổ
Một ngày nào tao sẽ hát mày nghe
Mày tin đi tao có em kèm nghề
Không biết hát làm sao kề môi thắm
Không ngủ say người tao tội nghiệp lắm
Không thuộc bài bị cấm không nghỉ ngơi
Mày có ghé về chơi khu phố núi
Ngắm cầu Dakbla cúi xuống chiều tà
Nghe sóng ngược dòng vẳng tiếng xót xa
Tâm sự vài lời Dak Pha thành quách
Với Chư Pao tiếng tăm không hiển hách
Giọt Nước tình trong mắt thủy tinh xanh
Với Daktô và phố chiều Tân Cảnh
"Ở Miền Xa" người đành "Hai Lối Mộng"
"Chiều Cuối Tuần" cho kẻ đợi người trông
Dấu giày còn không "Bốn Vùng Chiến Thuật"
Tao nhắc để mày đừng quên Daksút
Đêm chiến hào mưa trút lạnh bờ vai.
Mình ước mong có xị rượu lai rai
Poncho kín rít hơi "quân tiếp vụ"
Chuyện ngày xưa kể bao nhiêu cho đủ
Chuyện bây giờ tai điếc mù đừng nghe
Kẻ muốn yên thân mài sừng làm nghé
Người nai chà giấu gạc giả em tơ.
Mặc kệ ai cứ tưởng mình dại khờ
Suy gẫm lại mình ngu khờ thứ độc
Mày ngủ say hay còn thức vậy Lộc (*)

Gần sáng rồi nốc cạn chén mồ côi
Đời đời nào cũng đời đời thế thôi
                   
nvs.Vũ Thụy
(*)Tên thật Trúc Phương là Nguyễn Thiên Lộc

Bài thơ  trên, theo thiển ý, có thể  chia làm 3 đoạn.
Đoạn [1]
 Mở đầu bài thơ gồm 8 câu là tâm trạng băn khoăn và nỗi nhớ mênh mông:
Lâu lắm rồi không nghe vành khuyên hót
Chuỗi ngày buồn  giọng chim hát ra sao
Khó hình dung giờ vành khuyên thế nào
Trong lồng đỏ hay rào son đan kết
Nhớ mịt mù chim bay đi là hết
Kontum buồn Hàng Keo chết mất  tên
Nay lạc loài vô quán nhạc "Tên Quên"
Chim Quyên hát lời "Nửa Đêm Ngoài Phố"
*Chim quyên trong câu ca dao
Chim quyên (khuyên) ăn trái nhãn lồng
 Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi,
là chim vành khuyên, một loài chim cảnh, hót hay, là một nỗi nhớ về một con chim vành khuyên” là ca sĩ Lệ Quyên, (*2) người Hà Nội, sinh năm 1959, một ca sĩ nhạc nhẹ, nhạc trữ tình nổi tiếng, được vinh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 1980, đang ở  trong lồng đỏ hay rào son đan kết.(ẩn dụ về kiếp sống trong một cuộc đời mới, phù hoa/ lồng,  rào son đan kết: hoàn cảnh khó khăn hay khá hơn )
* chim bay đi là hết, có thể là chuyện Lệ Quyên theo chồng định cư ở nước ngoài… mà còn có thể tượng trưng cho một lớp người tản lạc, phải bỏ xứ sở, quê hương.
Phải rồi! Hồi tưởng lại giai đoạn đó. Khi ấy, bầu trời rất tối tăm , mất cả ánh sáng và hy vọng,“mịt mù”. Thế nên con chim vỡ đàn tan tác bay xa… sẽ không  bao giờ còn có cơ hội tìm về tổ ấm… cứ  ngỡ như vậy, “chim bay đi là hết”… là tuyệt vọng, lữ thứ, sinh ly! 

* Kontum buồn Hàng Keo chết mất  tên: “Hàng Keo” là dãy phố hàng quán ở Thị xã Kontum xưa, rất sầm uất, lúc nào cũng đông người qua lại, có trồng cây Keo thành hàng ở hai bên đường.  Đổi đời, Phố Hàng Keo, nay không còn tên đó nữa, nó đã  chết mất  tên” và đối với tôi, (tác giả), “Kontum buồn” cho cảnh cũ còn đây, những kỷ niệm xưa còn in dấu đó mà người xưa giờ ở đâu ta!
Hai câu cuối của phần kết mở, tác giả hạ bút chuyển ý thật tự nhiên và hợp lý.
Với tâm trạng“lạc loài”, bơ vơ, không chỗ dựa, do hoàn cảnh phải sống cách biệt thân nhân, bè bạn, cộng đồng, nhân dịp tình cờ “vô quán nhạc [Tên Quên]",  chợt nghe “Chim Quyên hát lời [Nửa Đêm Ngoài Phố]" (*1), một bản nhạc trữ tình quen thuộc của nhạc sĩ Trúc Phương ngày xưa.  Đó là lý do khiến cho tác giả nhớ bạn.
 *“Chim Quyên
Đoạn [2]: Những kỷ niệm ấn tượng với Trúc Phương, khó có thể phai mờ. Có thể chia thành các phân đoạn:
§  [2/1]: 20 câu:
Hoài niệm một thời vàng son và số phận bi thảm cuối đời củaTrúc Phương, nơi xứ sở mà người bạn thân đó đã từng đài các, lên xe xuống ngựa trên những phố cũ đường xưa:
Nhớ thằng bạn tên Trúc Phương ngày đó
Ngủ trong lòng nghĩa địa nhỏ Lái Thiêu
Người nhớ mày không đếm được bao nhiêu
Nhạc của mày thu nhiều tiền mỗi tối.
Thèm nghe mày tao phải đành lặn lội
Vào phòng trà mượn lối gặp người ca
Để tỏ lòng biết ơn thật sâu xa
Nhưng người chẳng nhớ ra tên tác giả.
Chuyện trần gian chắc hẳn mày không lạ
Lúc sinh thời mày cũng đã quen hơi
Tao biết mày dâng hiến hết cho đời
Giờ phút cuối đời trả ơn buồn bã.
Chiếc quần đùi trên vỉa hè phố xá
Đàn "guitar" nhạc "sến" cũng lìa xa
Nhạc tình quen chói tai người "xứ lạ."
Lính không còn ai hát cho ai nghe
Phượng chưa đủ hè khi thiếu tiếng ve
Thuyền tình đó sao chưa về neo bến
Cây đa cỗi chim không còn thương mến
Như ngày xưa khách quyến luyến "Đò Chiều"

*Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong xưng hô vừa rất tự nhiên, ân tình, mày, tao, thằng bạn, đã khắc họa mối quan hệ tình bạn sâu đậm và vô cùng thiết tha.
*Nhạc Trúc Phương hiện giờ, (ở hải ngoại), các phòng trà đang thu nhiều tiền mỗi tối*Người ngưỡng mộ Trúc Phương bấy giờ (ở xứ sở), không đếm được bao nhiêu
*Ngay cả những người ca/ chẳng nhớ ra tên tác giả/ Thật lạ lùng! Thật là phũ phàng cho Trúc Phương vì thế thái nhân tình!
*Cuối đời nghèo hèn, lây lất, lê tấm thân tàn trên hè phố như một kẻ vô gia cư, cứ đau thương trong một kiếp nghèo: Chiếc quần đùi trên vỉa hè phố xá.
*Thảm não: Không đàn, không nhạc, như người nông dân không còn một công cụ và phương tiện để mưu sinh. Đàn "guitar" nhạc "sến" cũng lìa xa.(Thực ra, nhạc của Trúc Phương bấy giờ không được quảng bá, lưu hành như những nhạc phẩm khác cùng thời).
* Nhạc sến là nhạc trữ tình, có người gọi là nhạc vàng. Riêng tác giả gọi là nhạc khổ (…mày làm thơ nhạc khổ )
*Chắc là “có người” nghịch nhĩ: Nhạc tình quen chói tai người "xứ lạ".  Hãy rửa tai như Hứa Do đi!  Cho trâu uống sạch bên trên dòng nước rửa như Sào Phủ… nếu không muốn nghe… (Chuyện Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho Hứa Do)
*Chắc là đúng vậy. Lính không còn ai hát cho ai nghe? (Tức là đã thay cũ đổi mới rồi)
*Sự đời thường phải có nội dung và hình thức như mùa hè thì có hoa phượng đỏ và tiếng ve sầu. Sự đời chỉ biết có một mặt thì chưa đủ: Phượng chưa đủ hè /khi thiếu tiếng ve..*“Thuyền tình đó” là nhạc trữ tình của Trúc Phương/ sao chưa về neo bến: là vẫn còn lìa xa bến cũ, chưa được phép quảng bá, lưu hành.
*Thật phũ phàng, như cây đa cỗi chim không đến đậu/ như chiếc  “Đò chiều” (*3) buồn thiu / trên bến cô liêu/ Xóm bên sông tiêu điều /Buồn hắt hiu mây chiều
§  [2/2]: 15 câu:
 Những kỷ niệm không phai của đôi bạn trong đời thường:
Nhớ một lần mày dạo khúc tình yêu
Cho tao hát "Thói Đời" cay đắng quá
Nước mắt ai "Mưa Nửa Đêm" lã chã
Lạnh tình người ướt cả "Chuyến Tàu Đêm..."
Ngày thiếu đêm nên rượu cũng khó "mèm"
Mình tao nhớ "xóm em" ngày vui cũ
Mày không biết tao cũng mần thơ phú
Tao giấu vì nhạc mày không phổ thơ
Ngại nể tình, mày làm thơ nhạc khổ
Khoe với mày, tao tập "hò" vọng cổ
Một ngày nào tao sẽ hát mày nghe
Mày tin đi tao có em kèm nghề
Không biết hát làm sao kề môi thắm
Không ngủ say người tao tội nghiệp lắm
Không thuộc bài bị cấm không nghỉ ngơi
*Nhớ tiếng  đàn, câu hát tri âm bên nhau ngày xưa: "Thói Đời" cay đắng quá/  Nước mắt ai "Mưa Nửa Đêm" lã chã và Lạnh tình người ướt cả "Chuyến Tàu Đêm..."(Hai chuyến tàu đêm).
*“ngày thiếu đêm”, có thể hiểu là không có đêm hay lấy đêm làm ngày, như cả đêm không ngủ (trắng đêm)/ “mèm” là say mèm: cái say rượu đến mức bủn rủn chân tay, không gượng  được khi di chuyển, không còn biết gì nữa cả;  như say khướt// Ngày thiếu đêm nên rượu cũng khó "mèm": Lai rai trắng đêm  nhưng không say mèm, rượu đang có, không đủ để “mèm”
*Nói với bạn như nhắc lại  kỷ niệm “ xóm em ngày vui cũ”… Rất chân thực!… của một thời chinh chiến.
*Giấu bạn chuyện tác giả sáng tác thơ/ e rằng Trúc Phương nể tình,  gượng ép lấy thơ đó phổ nhạc, không đúng sở trường của bạn, bài hát không hay/ Mày không biết tao cũng mần thơ phú,Tao giấu vì nhạc mày không phổ thơ, Ngại nể tình, mày làm thơ nhạc khổ. (mần thơ phú: mần = làm, phong cách khẩu ngữ và phương ngữ/ nhạc khổ = nhạc sến, nhạc trữ tình)
*Chuyện tác giả  hứa sẽ hát vọng cổ cho Trúc Phương nghe/ Một ngày nào tao sẽ hát mày nghe *Chuyện tác giả có người dạy kèm hát vọng cổ (Mày tin đi tao có em kèm nghề ) cô ấy cũng là “em” hay là “bồ” của mình/ Không biết hát làm sao kề môi thắm
* Mày tin đi tao có em kèm nghề
Không biết hát làm sao kề môi thắm
Không ngủ say người tao tội nghiệp lắm
Không thuộc bài bị cấm không nghỉ ngơi
Rất duyên dáng, bóng bẩy, thú vị, hiện thực; nhất là rất "Hồ Xuân Hương" ở câu cuối: Không thuộc bài bị cấm không nghỉ ngơi.
§  [2/3]:  14 câu:
Những kỷ niệm của một thời quân ngũ ở Kontum:
Gồm những địa danh nổi tiếng về cảnh đẹp và những địa danh của những chiến sử oai hùng của vùng hỏa tuyến Kontum xưa:
Mày có ghé về chơi khu phố núi
Ngắm cầu Dakbla cúi xuống chiều tà
Nghe sóng ngược dòng vẳng tiếng xót xa
Tâm sự vài lời Dak Pha thành quách
Với Chư Pao tiếng tăm không hiển hách
Giọt Nước tình trong mắt thủy tinh xanh
Với Daktô và phố chiều Tân Cảnh
"Ở Miền Xa" người đành "Hai Lối Mộng"
"Chiều Cuối Tuần" cho kẻ đợi người trông
Dấu giày còn không "Bốn Vùng Chiến Thuật"
Tao nhắc để mày đừng quên Daksút
Đêm chiến hào mưa trút lạnh bờ vai
Mình ước mong có xị rượu lai rai
Poncho kín rít hơi "quân tiếp vụ"
 

                             Cầu Dakbla, Kontum
*Phố núi:  Bờ Bắc dòng sông Dakbla là “phố núi” Kon Tum. Đây đó thấp thoáng bóng dáng làng mạc người Ba Na, Rơ Ngao. Đó là những làng dọc theo dòng sông như: Kon Hra Chót, Kon Tum PơPâng, Kon Tum MơNây, Kon Tum… Cà phê ở đây (Phố núi, Kontum), và  kể cả ở Tây nguyên, người ta trồng và thưởng thức chất cà phê  gốc Pháp, (Robusta, Arabica, Moka), cho nên, hương vị cà phê rất thơm ngon  và đậm đà, khó quên.
Ở Pleiku cũng có một “Phố núi” mà bài thơ Còn chút gì để nhớ của Võ Hữu Định (1942-1981), tên thật Lê Quang Trung người Thừa Thiên - Huế. Ông từng sống qua nhiều nơi ở Tây Nguyên, Sài Gòn, lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng. Ông làm thơ đăng báo từ khoảng thập niên 1960, với bút danh Hàn Phong Lệ, về sau đổi thành Vũ Hữu Định. Tên Vũ Hữu Định bắt đầu phổ biến từ khi bài thơ Còn chút gì để nhớ của ông được Phạm Duy phổ nhạc vào năm 1970, ca khúc và tên tuổi của ông được ái mộ từ đó. Sau đây là bài thơ
 Còn chút gì để nhớ:
 
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong

Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai  xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên
Vũ Hữu Định (1942-1981)
(Từ phong cảnh đặc trưng Pleiku, 1 khổ thơ; đến con người Pleiku, khổ thơ thứ 2; rồi quay lại về phong cảnh chớm nở tình yêu, khổ thơ thứ 3; để cuối  cùng cất cao một tâm trạng vương vấn trữ tình của một chàng trai khói lửa chiến chinh)
*Cầu Dakbla: Một cây cầu đẹp của  Kontum. Dòng sông Dakbla  ngoằn ngoèo ôm lấy thị xã Kontum, chảy ngược về hướng Tây Nam. Vị trí cây cầu nối hai bờ dòng sông theo hướng Đông-Tây nên khi ta lên ngắm cầu thì thấy  cây cầu trực chỉ về hướng Tây: “Ngắm cầu Dakbla cúi xuống chiều tà”
*Dak Pha thành quách:
Trận đánh giải tỏa thành Dak – Pha, một chiến thắng của một đơn vị Thiết Giáp, trong Mùa Hè đỏ lửa 1972
*Chư Pao không hiển hách:
 Có thể là một kỷ niệm khó quên của tác giả: “ Ngày 16 tháng 3 năm 1975. Cuộc di tản ở Kontum bắt đầu, quân nhân, công chức và dân chúng lũ lượt rời thị xã Kontum hướng về Pleiku. Đoàn xe Bộ chỉ huy Tiểu khu bị phục kích tại đèo Chu Pao. Đại tá Phan Đình Hùng bị thương và mất tích”.
* Giọt Nước tình trong mắt thủy tinh xanh :
Giọt Nước tình” những giọt nước mắt chảy ra do thời thế bi thảm của đất nước bấy giờ (Nước viết hoa) , quá nhiều…quá nhiều đến khô cạn dòng lệ, như người có mắt giả (mắt thủy tinh xanh) thì khi khóc, con mắt đó không thể chảy nước mắt được. Cả câu ý nói nước mắt của chúng mình đã chảy ra cho muôn vàn thương đau của đất nước cơ hồ như khô cạn suối lệ, đến nỗi trước vận nước thảm hại, thế nước yếu hèn thì không còn giọt nước mắt nào để khóc, để hy vọng: Giọt Nước tình trong mắt thủy tinh xanh
Còn có thể thêm một ý nghĩa nữa- qua lăng kính hiện thực, trữ tình- câu thơ trên hàm ý:
Nhớ hồi ở Kontum,  gần nơi một khu rừng nhỏ đầy cây trăm, có một bức tường xây dựng thời Pháp. Nơi có hai dòng nước trong đổ xuống một vũng nước lớn. Người dân Kontum gọi nơi đó là Giọt Nước. Đây là nơi mà những nàng tố nga, mắt thủy tinh xanh hay mắt xanh, thường hay lui tới giặt giũ, và các chàng thì đảo qua lượn lại để tìm người trung  ý. Địa điểm nầy cũng là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, Giọt Nước tình. Tác giả hoán dụ mắt thủy tinh xanh hay mắt xanh chính là người đẹp hay giai nhân.
Say sóng tình đắm đuối bên dòng nước,
Ngắm dòng sông nào hay rảo bước không
Ánh mắt biếc ai liếc tựa dòng sông?
Xao xuyến quá, tơ chàng ràng không dứt.
Ngân Triều.
* Với Daktô và phố chiều Tân Cảnh:
Là vùng chiến lược quân sự và cũng là bãi chiến trường vùng hỏa tuyến xưa của hàng ngàn mộ tử sĩ vô danh: Vùng đồi núi Charlie, Dốc Đầu Lâu, Sân bay Phượng Hoàng, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y
* Daksút Kontum: là chi khu quân sự của Tỉnh Kontum. Daksút được thành lập sau hiệp đinh Genève.
Năm 1958, VNCH thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, tiếp tục lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Năm 1961, tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận là Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông.
Năm 1972, Việt Nam Cộng hòa cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính. Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm đóng  Đăk Tô - Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của VNCH bị thu hẹp đáng kể. Quận lỵ Đăk Tô phải chuyển về đèo Sao Mai; các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Lực lượng VNCH chỉ còn tập trung phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.
*Như vậy, Tác giả và nhạc sĩ Trúc Phương cùng chung một đơn vị tác chiến, cùng một chiến hào, cùng chung một lều dã chiến bằng tấm poncho… do đó có biết bao là kỷ niệm vui buồn (mưa như trút nước, ướt đẫm, lạnh  lẽo vô cùng. Khi ấy nơi chiến hào, chúng mình mơ ước được 1 xị rượu lai rai cho ấm lòng chiến sĩ và lén  chia sẻ từng hơi thuốc "quân tiếp vụ"  thật sâu, trong lều poncho kín mít để  địch không thể phát hiện ra ta:
Tao nhắc để mày đừng quên Daksút
Đêm chiến hào mưa trút lạnh bờ vai
Mình ước mong có xị rượu lai rai
Poncho kín rít hơi "quân tiếp vụ"
* Nhắc lại một số tác phẩm mà  Nhạc sĩ Trúc Phương đã sáng tác trong thời điểm nầy:
"Ở Miền Xa" người đành "Hai Lối Mộng"
"Chiều Cuối Tuần" cho kẻ đợi người trông
Dấu giày còn không "Bốn Vùng Chiến Thuật"[7]
Đoạn thơ nầy rất dài… dài như những kỷ niệm của biết bao ngày chung sống!  Ý thơ mạch lạc, điệu thơ se lòng, ngôn từ giàu nhạc điệu của một nỗi niềm thương nhớ bạn miên man… như nhỏ lệ về số phận cuối đời của bạn trong thời thế  đổi thay;  chạnh tưởng về một thời thanh niên bên nhau không phai và  hồi tưởng về một thời cùng chia lửa trong một chiến hào hỏa tuyến miền xa. Đó là những điểm sáng của một tấm lòng thương cảm dạt dào.
[*3] Đoạn kết: Gồm 9 câu:
Dẫu cho đời và nhân tình đổi trắng thay đen, hãy giả dại mà sống, mà cạn chén tân khổ vì cuộc đời là thế thời phải thế.
Chuyện ngày xưa kể bao nhiêu cho đủ
Chuyện bây giờ tai điếc mù đừng nghe
Kẻ muốn yên thân mài sừng làm nghé
Người nai chà giấu gạc giả em tơ.
Mặc kệ ai cứ tưởng mình dại khờ
Suy gẫm lại mình ngu khờ thứ độc
Mày ngủ say hay còn thức vậy Lộc (*)
Gần sáng rồi nốc cạn chén mồ côi
Đời đời nào cũng đời đời thế thôi
*Những suy nghĩ về lẽ sống trong thời thế khó khăn buổi đổi đời, rất phù hợp cho những người biết sống. Phải ứng xử như không biết, không thấy, không nghe, tai điếc mù đừng nghe, như tâm hồn đã hóa đá:
Thanh sơn tự tiếu đầu tương hạc
Thương hải thùy tri ngã diệc âu?
(Ông phổng đá - Nguyễn Khuyến)
Nguyên văn chữ Hán:           
           
Nhìn giới trẻ, thanh sơn “núi xanh”, ta tự cười tóc trên đầu trắng như lông chim hạc/ Đời dâu bể, thương hải, có ai biết rằng lòng ta cũng như con chim âu, “ bịt tai, không màng đến sự đởi”
Nếu là trâu trưởng thành ( trâu – nô lệ) thì phải cải trang làm trâu con, “nghé” hay “làm con” của người ta mới được yên thân, Kẻ muốn yên thân mài sừng làm nghé. Hayđối với con người thì ta phải như con nai chà ( nai trưởng thành),giấu gạc của mình đi, để trở thành một con nai tơ ngơ ngác thơ ngây, Người nai chà giấu gạc giả em tơ/ Điều nầy như một chân lý ở đời khôn cũng thiệt, dại cũng thiệt, có khi thiệt thân,  mà khéo ứng xử là an toàn. Nhớ một chuyện ngụ ngôn của La Fontaine (1621-1695), nhà thơ ngụ ngôn Pháp, bài Le loup et l’agneau (Chó sói và cừu non) đã để lại một bài học chí lý :
La raison du plus fort, est toujours la meilleure
Nghĩa là
Lý lẽ của kẻ mạnh thì luôn luôn chí lý.
*Người ta cứ tưởng hai đứa mình (mình) là kẻ dại khờ/ Thực ra hai đứa mình… thì cũng vậy thôi.
*Mày ngủ say hay còn thức vậy Lộc (*)
Gần sáng rồi nốc cạn chén mồ côi
Là hai câu thơ rất ân tình, gọi bạn thức dậy để uống hết, nốc cạn chén cay đắng, chén mồ côi, của đời mình.
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu,
Mà không uống cạn mà không say.
Hành phương Nam - Nguyễn Bính
* Vì cuộc đời là đau khổ, là thế đấy!  Như câu nói đưa duyên, trên đầu môi của một thời:  “Cuộc đời… c’est la vie! ” mà tác gỉả đã khéo chọn lọc với 4 điệp từ “đời”, như tổng kết nhân tình, như một triết lý nhân sinh, như chơi chữ rất sáng tạo, rất lạ, rất hay như nột cách điệu mỹ từ (Đời sống của bất cứ cuộc đời của người nào thì cũng là cuộc đời của một đời người thế thôi).  Đời, khó khăn gian khổ là đương nhiên, đối mặt với nó, đâu có gì chùng bước. Lẽ ra ta nên cảm ơn đời, vượt qua gian khổ của nó, mới biết nó dạy cho ta ý chí và bản lĩnh tuyệt vời.
Đời đời nào cũng đời đời thế thôi.
*Gần sáng rồi: phải chăng chúng ta sắp hết một đêm dài tăm tối, hết khổ nữa rồi! Có phải là ta sắp sửa xuống thuyền ra đi về miền ánh sáng? Ánh sáng của “tao”  với “mầy” rất khác nhau. Tao đã “thức” rồi, còn “mầy” không hiểu sao vẫn còn nằm đó “ngủ”. Thức hay ngủ thì  “mầy” vẫn còn nằm đó. Còn nằm đó tức là “mầy” phải ở lại. Thôi thì… “nhà ngươi” hãy ở lại độc ẩm nốt chén “mồ côi”, một ly rượu của đêm đen số phận, trong miên man cay đắng, đời mình…
Trúc Phương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta…
Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến (Có thay đổi danh xưng cho phù hợp)
*Xin được ráp lại hai câu thơ tỏa sáng mượt mà:
Gần sáng rồi nốc cạn chén mồ côi.
Đời đời nào cũng đời đời thế thôi.
Tóm lại, Tiếng chim Quyên là một tiếng ca vời vợi, một cung đàn tha thiết tri âm, một nén nhang tỏ lòng nhớ bạn đến ngẩn ngơ, một chương khúc ai điếu hoài niệm một Tử Kỳ sao phải vội về cõi nhớ của nvs.Vũ Thụy, nghe réo rắt chạnh lòng . Những dư ba đó không chỉ bồi hồi trong đạo nghĩa bằng hữu sâu lắng vấn vương mà nó còn cho người đọc hiểu Trúc Phương và ngưỡng mộ tác giả, một tâm hồn cao thượng, một tấm lòng nhân hậu thủy chung:
Ai chả biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên?
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa!
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương…
Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến
Thân ái, Ngân Triều

************
(*1) Phụ lục ca từ các bài hát:
 Nửa Đêm Ngoài Phố:
Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..

Để rồi làm sao quên?
Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn hò
Để tâm tư những đêm ngủ không yên ..

Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..

Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa

Ngày buồn dài lê thê
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..

Đời còn nhiều bâng khuâng
Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...
(*2):Vài nét về ca sĩ Lệ Quyên:
Lệ Quyên (sinh 1959
[1]) là một ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng vào thập niên 1980. Cô được mệnh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 80.[1] Cô từng hoạt động tại Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương cùng với những nghệ sĩ như Vũ Dậu, Ái Vân, Mạnh Hà, Quang Huy... Lệ Quyên được coi là một trong những ca sĩ nhạc nhẹ tiên phong tại Hà Nội[2].
Lệ Quyên sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố là Nghệ sĩ nhân dân Sĩ Tiến (1915-1982), một soạn giả cải lương, mẹ là Nghệ sĩ ưu tú Khánh Hợi, chú là cố nghệ sĩ ưu tú Sĩ Hùng, thím là nghệ sĩ nhân dân Tường Vy. Năm 1970, cô theo học khoa đàn bầu của Nhạc viện Hà Nội. Năm 1977, theo lời khuyên của thầy giáo Lô Thanh, cô chuyển sang Khoa Thanh nhạc và được theo học nghệ sĩ ưu tú Mỹ Bình.
Năm 1978, cô được mời đóng vai chính trong phim Kế hoach C76. Tháng 8 năm 1979, cô đi lưu diễn tại Mexico, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy... Năm 1981, cô giành được giải thưởng Người hát ca khúc Tiệp Khắc hay nhất tại Tiệp Khắc.
Lệ Quyên vào biên chế tại Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương và trở thành lớp nghệ sĩ đầu tiên tại đây cùng với nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ, nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu, nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hà, nghệ sĩ ưu tú Quang Huy, nghệ sĩ ưu tú Trần Bình, ca sĩ Ái Vân [3]... Cô cùng với Ái Vân đã trở thành những ngôi sao lớn nhất ở Hà Nội tại thời điểm này. Cô nổi tiếng với nhiều ca khúc nước ngoài hát lại của các ca sĩ và ban nhạc Whitney Houston, Scorpions, Maywood và nhiều ca khúc khác như Tiếng sóng, Biển ngày mưa (Dương Thụ), Hơi thở mùa xuân (Dương Thụ & Nguyễn Cường), Hoa sữa (Hồng Đăng), Đêm đông (Nguyễn Văn Thương, và cũng là một nhạc sĩ đã giúp cô định hình tên tuổi của mình) ... Đặc biệt là với ca khúc Tiếng sóng (Dương Thụ, cùng với ca khúc Họa mi hót trong mưa là của nhạc sĩ Dương Thụ viết riêng cho cô) do Quang Minh hòa âm đã đưa cô lên đỉnh cao sự nghiệp.
Cuối năm 1987, cô lấy chồng là nhân viên của lãnh sự Pháp. Năm 1990, trong lúc sự nghiệp vẫn đang phát triển, cô đi theo chồng sang Pháp. Kể từ đó Lệ Quyên ở hẳn bên Pháp và thỉnh thoảng mới đi hát. Lệ Quyên sinh 3 con, 2 gái 1 trai.[4]
Năm 2004, cô trở về Việt Nam lần đầu tiên và tổ chức 1 liveshow mang tên Trở về phố xưa. Nhạc sĩ Trần Tiến đã viết riêng 1 ca khúc tặng cô mang tên Thành phố muối mặn. Năm 2006, Lệ Quyên tham gia chương trình kỉ niêm 20 năm Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương mang tên Nhạc hội tháng tư từ 10 đến 14 tháng 4 và diễn chung với những người bạn diễn cũ như Quang Thọ, Ái Vân, Vũ Dậu, Mạnh Hà ...
Ở tuổi 50, Lệ Quyên vẫn giữ được tiếng hát và nhan sắc.[1] Tối 1/5/2010, tại sân khấu Dock Haussmann, số 50 đại lộ Président Wilson, Lệ Quyên tham gia biểu diễn tại Dạ vũ mùa Xuân, chương trình âm nhạc quy mô nhất những năm gần đây trong cộng đồng người Việt tại Pháp.[5]

Chú thích (

2.     ^ Những ngôi sao nhạc nhẹ đầu tiên của Hà Nội Giai Điệu Xanh 26 tháng 4, 2005
3.     ^ Các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của ba thế hệ nhà hát trên trang của Nhà hát nhạc nhẹ trung ương
4.     ^ Ca sĩ Lệ Quyên về quê, tiếng cười và nước mắt... Người Viễn Xứ 21 tháng 7, 2004
***
(*3) Lời bài hát Đò chiều:
Một ngày nào trên bến cô liêu
Xóm bên sông tiêu điều
Buồn hắt hiu mây chiều
Đò của người thôn nữ
Chờ đưa người viễn xứ
Đưa anh trai phong sương
Đi lính ……

Rộn ràng lòng cô gái đôi mươi
Thắm trên môi nụ cười
Nhìn toán quân qua rồi
Chợt thấy lòng lưu luyến
Và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương
Em thấy mà thương.

Ai biết ai hay mắt đợi mắt chờ
Nhớ anh nhớ từ dạo ấy
Biên cương xa xôi,
Người em thương biết chăng
thôn nữ chèo đò chiều nào đầu tiên đã yêu.
Người đi tha phương
Con đò chiều nay tơ vương
mang nhiều tình thương.
Sương rơi mong manh
Bến sông em vắng lạnh
Tiếng ai ru lướt nhanh
Đêm đêm mong anh
Với trọn ý lành

Rồi chiều nào nắng tắt trên đê
Toán quân xưa trở về
Màu chiến y phai rồi
Người anh từ muôn lối
Về mang niềm vui mới
Đôi tay vun muôn hoa,
Hoa sắc …….

Và chiều nay trên bến cô liêu
Bớt hoang sơ tiêu điều
Giọng hát vui sông chiều
Tình của người thôn nữ
Vừa trao người viễn xứ
Trên sông xưa mênh mông
Đôi bóng đẹp đôi.
***
(* 4) Thói đời
Đường thương đau đày ải nhân gian
ai chưa qua chưa phải là người !
Trong thói đời, cười ra nước mắt !
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,
còn gian dối cho nhau.

Người yêu ta rồi cũng xa ta
nên chung thân ta giận cuộc đời !
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá !
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở,
Tiền đổi thay khi rủ cơn mê
để chua xót trên lối về !

Rượu trần ai gội niềm cay đắng.
Những suy tư in đậm cuộc đời,
Mình còn ai đâu để vui
khi trót xa vũng lầy nhân thế.
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.

Bạn quên ta tình cũng quên ta
nên trắng đêm thui thủi một mình !
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát,
Nghe xót xa ngời lên tròng mắt.
Đoạn buồn xa ta đã đi qua.
Ngày vui tới, ôi còn xa.
***
(*5) Mưa nửa đêm
Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi,
gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang
Anh gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ gói trọn trong tuổi nhớ

Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay,
có phải vì tâm tư dấu kín trong thư còn đây,
nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến giấc mộng chưa đến tìm

Ngoài hiên mưa tuôn mưa lạnh xuyên qua áo ai. Canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi

Khi trót gửi những hình ảnh của tim vào lòng đêm,
những kỷ niệm cho nhau nếu mất đi xin đừng quên
Tôi thiếp đi trong niềm vui và đêm rớt những giọt mưa cuối cùng
***
(*6) Hai chuyến tàu đêm
Lòng buồn rạt rào
Nhớ hôm nào xuôi miền trung
Chuyến xe đêm anh gặp em
Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần
Chuyện đời sầu đắng vấn vương đôi má dịu hiền
Áo em màu tím
Đậm đà vì là buổi ban đầu ta gần nhau
Nói nhau nghe câu chuyện cũ
Tâm tư cho vơi bao nỗi buồn bước vào đời
Giờ gặp lại nét thắm môi
Tiếng em hẹn hò tìm lại ngày mơ

Khi chân đến quê em
Nắng ban mai hôn nhẹ lên khóm hoa tươi
Thoáng thấy em cười vì mùa thương vừa chắp nối
Vẫn biết phút bên nhau sẽ khơi buồn một ngày về
Và cùng một tàu ấy anh về
Nhưng tìm đâu tiếng đêm qua cho lòng ấm
Đêm nay cô đơn nghe gió lạnh rót vào hồn
Tàu về đường cũ tiếng hai đêm vẫn còn chờ
Gặp lại người xưa.
(*7)Lời các bài hát:
+ Kẻ ở miền xa:Tôi ở miền xa,
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ,
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà,

Đời không dám tới
Đành viết cho tôi,
nhạc tình sao lắm lời

Đơn vị thường khi ... nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng ...tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm ...Người nâng lính khổ
Viết bởi câu ca ...Vì tiền hay thiết tha

Xin đối diện một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời

Đêm nằm miền xa,
Trời cao đất hạ,
Chợt lên ý lạ,
nên viết văn chương,
góp tiếng hậu phương
Ngoài kia súng nổ
Đốt lửa đêm đen
Tầm đạn thay tiếng em
===
+ Hai Lối Mộng:
Xin giã biệt bạn lòng ơi
Trao trả môi người cười
Vì hai lối mộng hai hướng trông
Mình thương nhau chưa trót
Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời
Cho dù chưa lần nói...

Nhưng nếu còn đẹp vì nhau
Xin nhẹ đi vào sầu
Gợi thương tiếc nhiều đau bấy nhiêu
Mình chia tay đi nhé
Để chốn nao với chiều mưa gió lộng
Ta dừng nơi bến mộng

Bao lần đi gối mỏi chân mòn
Tâm tư nặng vai gánh
Đường trần cho đến nay
Chỉ còn.. bờ mi khép kín
Giấc ngủ nào quên,
Giấc ngủ nào gọi tên ....

Thôi nhắc nhở để mà chi
Quay về xưa làm gì
Giờ hai lối mộng hai hướng đi
Niềm ưu tư tôi đếm
Từng bước trên phố nhỏ đau gót mềm
Sao rụng giữa đường đêm ...
***
+ Chiều Cuối Tuần:
Anh ơi  tôi lên đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò
Cho nhau niềm vui cuối tuần
Vì hơn mấy lần
Vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn...

Ai quên ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
Anh ơi chuyện hai đứa mình mộng xưa khó thành
Biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này...

ĐK:
Ghi vào đời hình bóng một người
Đôi lúc chân quen giầy khua lối ngõ
Tâm tư bâng khuâng
Nghe chiều biệt ly theo khuất nẻo người đi...!!!

Khi tôi đưa chân người tôi mến tạm xa biệt kinh thành
Mong sao đừng quên mỗi lần chiều qua cuối tuần
Có tôi về trông anh khi phố cũ vừa lên đèn...
***
+ Trên bốn Vùng Chiến Thuật:
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,
lửa thù no đôi mắt,
chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.

Mây mù che núi cao,
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi.

Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,
Pleime gió mưa mùa
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?

Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc
xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân.

                                 
                                  *****************
                  Lời Cảm Tạ của nvs.Vũ Thụy
Tôi không đủ ngôn từ để tỏ lòng cảm tạ và bái phục anh Ngân Triều đã bình thơ "Tiếng Chim Quyên."  Anh đã nhìn thấu nội tâm của người viết một cách tài tình. Một điểm son nữa ở đây là anh Ngân Triều không phải dân Kontum, cũng chưa từng đặt chân đến vùng rừng núi này lần nào mà viết về Kontum "như thiệt."  Anh Ngân Triều là GS dạy Hán Việt trước 75 (bậc thầy của nhà thơ vhp Hải Vân). Kontum và những địa danh liên hệ với Kontum hầu như xa lạ với nhiều người trong đó có anh Ngân Triều mà anh đã biết rất rõ cho dù anh đã khiêm nhường nhờ người đọc sửa sai nếu có. Với tôi, chữ "NẾU" của anh quá lớn (big IF).
    Hãy nghe anh Ngân Triều nói về cầu Dakbla "...khúc sông Dakbla, Kontum chảy ngược về hướng Tây thế nên chiếc cầu đẹp Dakbla nối liền hai bờ Bắc Nam..."  Chiều Kontum đẹp nhất là đứng trên cầu Dakbla nhìn mặt trời đỏ thật to ở cuối trời Tây tuyệt vô cùng. Khoảnh khắc này nhanh lắm. Phải bắt cho kịp không những chỉ bằng mắt thường mà bằng cả mắt của tâm hồn. Nhưng đừng quên nhìn bóng cầu Dakbla in mặt nước sông để thấy bóng của mình cùng với bóng của một người nào đó thật sát gần nhau...
   
    *Nhạc phẩm "Trên Bốn Vùng Chiến Thuật" không phải của Trúc Phương mà là của Nguyễn Ánh 9 hay Nguyễn Chánh Tín tôi cũng không nhớ (thành thật xin lỗi về điều này). Nhưng Trúc Phương không chỉ ca nhạc của mình mà còn hát những nhạc phẩm hay của nhiều Nhạc Sĩ khác một cách say sưa và thật đam mê như bài "Trên Bốn Vùng Chiến Thuật"...
                                              nvs.Vũ Thụy




Không có nhận xét nào: