CÁCH
CHƠI CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA
VÀ
CÂU ĐỐ CỦA HIẾN TỔ CHƯƠNG HOÀNG ĐẾ
HỒ
ĐẮC DUY
1.
CÂU ĐỐ CỦA VUA THIỆU TRỊ GỒM 56 CHỮ ĐƯỢC THIẾT KẾ BẰNG MỘT TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI CÓ
THỂ ĐỌC THÀNH 64 BÀI THƠ.
2.
THẾ NÀO ĐỂ LÀM MỘT BÀI THƠ ĐỌC ĐƯỢC 128 BÀI KHÁC NHAU.
Vị
Hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế còn gọi là vua
Thiệu Trị , thọ 40 tuổi, trị vì 6 năm (1841-1847), là anh cả của hai nhà thơ
lớn. Ông là một người uyên bác và thông minh, ham chuộng thi phú, ông để lại cho đời hai câu đố: Vũ
Trung Sơn Thủy (Cảnh Trong Mưa), Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm (đêm thơ
ở Phước Viên). Đó là một trận đồ bát
quái có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú được khảm xà cừ. Trên câu đố có ghi lời dặn
cách đọc bên cạnh bài thơ. Theo chỉ dẫn của Vua đọc theo hai lối hồi văn kiêm
liên hoàn, theo thể thất và ngũ ngôn sẽ được 64 bài.
(Dụng Hồi văn thể kiêm liên hoàn, bình
trắc tứ vận độc thành thất ngôn, ngũ ngôn lục thập tứ chương).
Câu đố của Vua bao la hùng vĩ như núi,
như sông, như mây, như mưa, như nắng, như gió, nhẹ nhàng thong thả như một
chiếc thuyền câu, mênh mông như gió đẩy nước sông, rực rỡ như hoa trang điểm
lụa là, dịu dàng và nên thơ như rèm mành bóng nhỏ ánh trăng soi...
Trong cái vũ trụ thơ của Vua, trong cái trận đồ chữ nghĩa đó dễ làm cho ta choáng ngợp dễ lạc
và khó tìm ra được lời giải mã. Cái trận đồ thấp thoáng một nét kỳ bí của triết học Đông phương. Cái
âm cái dương, cái thuận cái nghịch, để
mở được cánh cửa bí mật này chắc cũng làm cho lắm kẻ điên đầu. Câu đố đó hiện diện suốt hơn một thế kỷ rưởi. Nghe nói là khi đem treo câu đố vua có
treo thêm một cái chìa khoá bên cạnh!!! Có lẽ chìa khóa mà Vua treo có ẩn ý gì
đây chăng? Nó là một chìa khóa theo nghiã đen hay là một ý niêm, có lẽ chìa
khoá này là chìa khoá thật. Nó có thể mở
bằng cách xoay từ trái qua phải hay xoay từ phải qua trái - và có thể mở từ
ngoài vào trong hay ngược lại. Nếu là chìa khoá thật thì chì cần tra dúng vào ổ
khoá là có thể mở được cánh cửa bí mật đó. Vậy thì muốn đọc bất cứ bài thơ nào
trong 64 bài thơ của nhà Vua thì chỉ cần
tra chìa khóa vào đúng chỗ bài thơ đó mà
mở thì sẽ có ngay. Nếu ta muốn đọc bài thơ số 4 của nhà Vua thì chỉ cần tra
chìa khóa vào số 4 và vặn theo chiều từ trái qua phải cho đến số 3, nếu muốn có
bài thơ số 9 thì tra chìa khóa vào số 9 và vặn theo chiều từ phải qua trái đến
số 16.
Để thuận tiện và khỏi bỡ ngỡ khi sử dụng
chìa khóa, xin mách bạn một cách như như sau, trước đó tôi xin ghi thêm tám số
(từ 1 đến số 8) ở vòng ngoài và từ (9-16) ở vòng trong với bản chỉ dẫn sau đây:
( -): tượng
trưng cho chiều quay từ trái qua phải
(+): tượng trưng
cho chiều quay từ phải qua trái
Ví dụ như muốn đọc bài số 1 thì chìa
khóa như sau: (-) 1,8
Yếu tố số 1:
biểu thị bằng: (-)
Yếu tố số 2:
biểu thị bằng: (1)
Yếu tố số 3:
biểu thị bằng: (8)
Muốn mở sẽ làm
như sau:
Yếu
tố 1:
là tư thế báo trước cho biết chiều quay từ trái qua phải.
Yếu
tố 2:
đưa chìa khóa về vị trí số 1 để đọc, đọc câu thứ nhất từ trên xuống dưới, từ
phải sang trái bắt đầu từ vị trí số 1, đọc đủ bảy chữ (Đó là: Tiên hoa đấu diễm
trang la ỷ).
Yếu
tố 3:
nghĩa là xoay chìa khóa từ vị trí số 1 đến 2, 3... cho đến 8, cứ mỗi số khi
chìa khóa đi qua là ta đã đọc được một
câu thơ, qua tám số ta đọc được một bài thơ thất ngôn bát cú. Ví dụ đọc bài
Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm thì bài số 1 như sau:
Bài số 1:
Tiên hoa đấu
diễm trang la ỷ
Nhược liễu thùy âm
thúy dũ manh
Thiên thượng
nguyệt quang vân trám thủy
Các trung nhân
tỉnh dạ tàn canh
Diên khai lạc
hứng đàm kinh sử
Mạc quyễn nhàn khan tọa hạm doanh
Tiên trát tả
hoài phi bút khỉ
Bạc liêm sơ ảnh
cách song minh
Bài thơ thất ngôn bát cú này mà qua những
động tác đó, ta đã làm đủ các lời dặn của Vua là: đọc xuôi, ngược, liên hoàn,
bằng trắc tứ vận, thất ngôn.
Tiếp tục như vậy sẽ có 64 bài thơ
Bài số 1 đến 8 khóa số sẽ là:
bài 1: (-) 1,8
bài 2: (-) 2,1
bài 3: (-) 3,2
bài 3: (-) 8,7
Bài 9 đến bài 16
khóa số sẽ là
:
bài 9 : (+) (9,16)
bài 10 : (+) (10,9)
bài 11 : (+) (11,10)
bài 16 : (+) (16,15)
Bài 17 đến bài
32 khóa sẽ được mở như sau :
Bài
số 17 là bài số 1 nhưng đọc ngược từ chữ thứ 7 của câu số 1 cho đến chữ số 1
của câu này, và đọc liên tục kế tiếp cho hết 7 câu còn lại.
Bài số 17 :
Ỷ la trang diễm đấu hoa tiên
Manh dũ thúy âm thùy liễu nhược
Thủy trám vân quang nguyệt thượng thiên
Canh tàn dạ tỉnh nhân trung các
Sử kinh đàm hứng lạc khai diên
Doanh hạm tọa khan nhàn quyễn bạc
Khỉ bút phi hoài tả trát tiên
Minh song cách ảnh sơ liêm bạc
Bài số 18 là bài
số 2 đọc giống như trên và bài 32 là bài số 16 đọc như trên. Như vậy là đã có
32 bài thơ thất ngôn bát cú.
Nếu đem 32 bài thơ thất ngôn bát cú này
bỏ đi 2 chữ đầu của mỗi câu thì ta được 32 bài ngũ ngôn bát cú, thí dụ như bài
số 41 là bài số 9 bỏ đi 2 chữ đầu
(41-32 = 9).
Cách ảnh sơ liêm
bạc
Phi hoài tả trát tiên
Tọa khan nhàn quyễn bạc
Đàm hứng lạc khai diên
Dạ tỉnh nhân trung các
Vân quang nguyệt thượng thiên
Thúy âm thùy liễu nhược
Trang diễm đấu hoa tiên
Dịch
thơ :
Bóng sáng ngăn lá rèm
Viết sách giải nỗi niềm
Cuốn màn ngồi lặng ngắm
Cao hứng mở tiệc vui
Đêm lặng người trong gác
Mây sáng trăng đầy trời
Liễu xanh mềm rủ bóng
Hoa đua sắc khoe tươi
(Tô Kiều
Ngân dịch)
Như vậy là ta
đã đọc đủ 64 bài thơ bát cú trong trận đồ thơ của Vua Thiệu Trị. Từ đó ta có
thể đưa ra một cách chơi chữ đầy thú vị. Một bài thơ có thể đọc 2 bài, 4 bài,
8, 16, 32, 64, , 96, 128 bài.
Một
bài thơ thất ngôn bát cú gồm có 56 chữ được trình bày theo khung dưới đây : ( BÀI THƠ HÌNH BÁT QUÁI MÀ TÔI ĐÃ GỞI CHO CÁC BẠN LẦN TRƯỚC )
Muốn chơi
ta phải đi từng giai đoạn :
Þ
Viết một câu có bảy chữ với điều kiện là đọc xuôi hay ngược bỏ 2
chữ đầu hay 2 chữ cuối vẫn có nghĩa.
Þ
Kết cấu của 7 chữ phải theo luật bằng trắc nghĩa là chữ thứ 2-4-6
phải là TBT hay BTB.
Þ
Chữ thứ 7 của câu một phải ăn vần với chữ thứ 7 câu ba.
Þ
Chữ số 1 của câu 2 phải ăn vần với chữ số 1 của câu bốn
Þ
Chữ số 3 và số 5 của câu đầu phaỉ ăn vần với các chữ tương ứng ở
các câu 3,5,7.
Cho nên muốn chơi cho hoàn chỉnh thì phải viết 1 bài thơ
thất ngôn bát cú mà kết cấu của 56 chữ trong bài thơ đều ở trong luật chơi.
Có
nghĩa :
1. Nếu đọc theo lối song thất thì vần ở câu 2,4,6,8 hoặc
1,3,5,7.
2. Nếu đọc theo lối ngũ ngôn thì vần cũng ở vị trí đó nhưng bỏ
đi 2 chữ đầu hoặc cuối của câu có 7 chữ.
3. Câu thơ nếu đọc ngược từ chữ thứ 7 đến số 1 và nếu có bỏ
đi 2 chử đầu hoặc cuối thì nó vẫn có nghĩa
Nếu làm hết các giai đoạn
đó bạn sẽ làm được một bài thơ mà nó có thể đọc được 128 bài.
|
Tóm
lại: Thuận liên hoàn có 8 bài
Nghịch liên hoàn có 8 bài
16
bài này đọc ngược lại từ chữ thứ 7 đến 1
có thêm 16 bài
16 + 16 = 32
Bỏ
2 chữ đầu của 32 bài này sẽ có 32 bài ngũ ngôn
32 Thất ngôn +
32 Ngũ ngôn = 64
bài thơ
Nếu
bài ngũ ngôn bắt đầu từ chữ số 1 đến chữ số 5 của câu một thì ta sẽ đọc được
thêm 32 bài nữa 64 + 32= 96 bài
Nếu bài ngũ ngôn bắt đầu từ chữ số 7 đến
chữ số 3 của câu một thì ta có thêm 32
bài nữa 96 = 32 = 128 bài
Ví dụ bài thơ sau đây của Hồ Đắc Duy thì
đọc được 96 bài
.
TRĂNG ĐÊM
Treo trăng lơ lững mây cao ngất
Đượm sáng còn lưu luyến trước thềm
Diều sáo tiếng lòng say lữ khách
Gió vờn mây nỗi gió êm êm
Rêu in bóng cỏ cây vàng võ
Mộng ảo sầu đau đớn ngũ quên
Chiều tím nhạt vơi đầy gợn sóng
Sáng mờ vách núi bạc trăng đêm
Nếu các chữ thứ 3 của câu 1, 3, 5, 7 của bài
thất ngôn này có vần thì sẽ đọc được 128
bài
Câu đố Vua Thiệu trị hiện đang được treo
lại Điện Long An (Bảo tàng cổ vật Huế). Nằm phía gian phòng sau treo hai câu đố
này có thêm hai câu đố khác chỉ có 40
chữ.
Festival Huế
2000 sẽ khai mạc tại cố đô Huế vào những ngày đầu tháng 5 nếu bạn có dịp nên ghé lại chiêm ngưỡng bốn câu đố này khi thăm
Diện Long An và cùng chơi chữ với Hoàng đế để thấy rằng chữ nghĩa Việt Nam vô cùng phong phú và kỳ
diệu.
56 chữ để làm một bài thơ có 4 vần, thuận nghịch độc, liên hoàn
Với 56 chữ để
đọc được 128 bài thơ mới là tuyệt kỹ
Còn theo vua đọc được 64 bài thì đoạn đường
mới đi được phân nửa
Hồ đắc Duy
( Bài này đã được đăng trên báo Ngày Nay ở Huston Texas vào khoảng năm 1980 đến
1985)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét