Tu Nhân Tích Đức
Thái Trọng Lai
T
|
RONG
THƠ CAO BÁ Quát có bài TU LỄ DĨ CANH (LÀM
DÀI VIỆC LỄ BẰNG CÀY RUỘNG) người ta mới nhận ra rằng chữ TU ngụ ý là làm cho
dài thêm mãi (như chữ tu trúc là làm
cho cây trúc dài ra mãi) vậy chữ “tu nhân tích đức” phải hiểu là làm thêm điều
nhân, dồn chứa cái đức mãi mãi kiếp này sang kiếp khác, đến lúc nào đấy đủ số
nhân đức thì trời sẽ báo đáp.
Trong bài Ông Tiến Sĩ Giấy của cụ Tam Nguyên kết thúc bằng hai câu:
Hỏi ai muốn ước cho con cháu?
Nghĩ lại ngày xưa mấy kiếp tu.
Ông
Tam Nguyên đã nhận định việc đỗ đạt danh giá của mỗi người là thành quả tích
lũy công đức nhiều đời nhiều kiếp. Trong lịch sử đã thấy hai điều ứng nghiệm:
Chuyện
thứ nhất: Ông Đầu xứ Phan San.
Chuyện
này được Nguyễn Tuân kể lại trong chuyện ngắn Báo oán ở Vang bóng một thời.
Báo Người giáo viên nhân dân cũng
viết lại cặn kẽ hơn.
Phan
San là tên cũ của Phan Bội Châu. Thời còn theo nghiệp bút nghiên đèn sách, Phan
San vốn nổi tiếng nhất xứ Nghệ bấy giờ nhưng đi thi hỏng mãi tận tuổi ngoài ba
mươi khiến quan trường rất tiếc. Tương truyền thân phụ ông thuở trẻ đã phụ tình
một thôn nữ, gây ra cái chết cho cô ta nên thân phụ ông cứ ốm đau liên miên lây
lất. Khi Phan San lớn lên đi học có biết chuyện đó nên mỗi khi vào trường thi, Phan
San đều bày lễ vật khấn vái oan hồn nọ tha cho mình và lần nào cũng bị khước từ.
Cứ mỗi lần như thế là Phan đau bụng quằn quại, mồ hôi túa ra, tay chân bủn rủn,
không cầm nổi cây viết.
Năm
1900, Khiếu Năng Tĩnh về làm chủ khảo trường Nghệ, Đào Tấn bấy giờ là Tổng đốc
Nghệ An bèn bàn với chủ khảo can thiệp vào việc báo oán ấy bằng cách bố trí trước
lều của Phan hai tên lính thể sát tuốt gươm trần đứng trấn (ma quỷ vốn sợ kim
khí) và kéo dài việc thu quyển để chờ Phan San nộp quyển. Công việc trót lọt
Phan San đỗ Thủ khoa. Tên ông được khắc riêng một bảng vàng đặc biệt. Khi vinh
quy về đến nhà thì bố ông từ trần không kịp ân khao. Đấy là dấu hiệu chứng tỏ
thân phụ ông không được dự phần hưởng đức con mình đem lại.
Chuyện
thứ hai: Bốn cái chết đột ngột của thân
nhân Ông Ích Khiêm.
Từ
hơn 150 năm nay, đám hậu duệ nhà họ Ông chỉ biết truyền nhau câu chuyện bốn ông
đầu Chi của tộc Ông đều chết cùng một lúc vì bệnh dịch tả. Một người nhiễm bệnh,
ba người còn lại đến thăm rồi phát bệnh chết cùng một giờ Dậu. Truyền thuyết
này quá ư vô lý vì không thể người mắc bệnh lại chết đồng loạt với người thăm bệnh
mà nhất định là cả bốn người khỏe mạnh cùng trúng độc thức ăn.
Nguyên
từ năm 1847, Ông Ích Khiêm đỗ cử nhân lúc 19 tuổi. Khi vua Thiệu Trị nhìn thấy
ông ăn mặc thùng thình bèn hỏi tả hữu, kẻ nhanh nhẩu tâu đại là viên tân khoa mới
15 tuổi. (Chi tiết ấy được sử quan lưu lại, về sau người ta nhận ra nhầm lẫn
nên ghi đúng tuổi chết). Có lẽ sự nhận lầm tuổi ấy và nhất là vì vóc dáng thấp
bé nên triều đình chưa vội bổ dụng chỉ lưu lại cơ quan chờ vóc dáng lớn thêm, sử
gọi giai đoạn chờ đợi này là “sơ bổ các thuộc”. Ông Ích Khiêm ứng trực ở cơ
quan như thế ngót bốn năm mới được bổ làm tri huyện Kim Thành ở Hải Dương. Ở
nhà thân phụ ông mở tiệc ăn mừng, chiêu đãi bà con thân thuộc. Sau tiệc ăn mừng
ấy, thân phụ ông cùng ba người anh từ trần như đã kể trên (gia phả không nói thêm
số người không may khác). Theo nhà báo Đào Trinh Nhất thì trong kỳ thi Hương Đinh
Mùi năm ấy, bài thi của Ông Ích Khiêm đã bị khảo quan ngoại vi phê hai chữ Thứ,
may ra chỉ đỗ Tú Tài, nhưng chủ khảo là Vương Duy Trinh nhận thấy tuồng chữ khá
cứng cáp, gân guốc nên đoán thầm là người này có thể góp phần sinh khí cải thiện
vẻ bạc nhược thụ động của quần thần lúc bấy giờ. Nghĩ thế họ Vương bèn phê chữ
Bình, lại nhờ nguyên tắc điểm phê nội vi có giá trị gấp đôi nên kết quả Ông Ích
Khiêm được lấy đỗ.
Cả
hai chuyên trên đều có một mẫu số chung là hai người đỗ đạt đều nhờ ở sự cưỡng
chế của khảo quan chứ không do “ngày xưa... mấy kiếp tu” và rốt cuộc cả hai “hưởng
non” sự tu nhân tích đức nên kết cuộc họ Phan bị an trí ở Bến Ngự, họ Ông nhận
bản án dành cho quân phạm, bỏ mình ở ngục Bình Thuận. Cả hai không đi trọn con
đường “sinh thuận tử an” lại bù mấy cái chết.
Mấy
câu kết bài Tiến Sĩ Giấy rõ ràng là khẳng định vai trò tu nhân tích đức. Người
ta có thể nhận rõ nhiều trường hợp như thế trong đời thường.
(Trích tập Tản Mạn của Thái Trọng Lai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét