Kinh thi Viet Nam
(Phát
biểu của GS Nguyễn Lý-Tưởng tnhân Đại Hội Thơ tổ chức ngày 16, 17, 18/8/2016 tại
TP Garden Grove,
California, Hoa Kỳ)
Kính
thưa quý văn, thi hữu,
Kính
thưa quý vị quan khách,
Thơ là hình thức ngôn ngữ diễn tả tình cảm của con
người một cách vắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ, dễ gây xúc động, và dễ đi vào lòng người.
Tất nhiên, người làm thơ, yêu thơ thường là con người giàu tình cảm, một con
người lãng mạn, cũng có khi là người thương vay khóc mướn, mượn chuyện kẻ khác
để gởi gắm tâm sự của mình. Tình cảm đó, có khi bi lụy khiến cho người thưởng
thức phải sa nước mắt, phải thổn thức đau khổ, than vắn thở dài. Có người cho rằng,
Thơ mà không có chút lãng mạn thì thơ không hay, không rung động lòng người.
Cách nay hơn 2500 năm, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc
bên Trung Hoa, Khổng Tử là người đã đi qua 15 nước chư hầu thời nhà Chu, đặc biệt
là nước Lỗ quê hương của ông, và đã sưu tầm được hơn 300 bài thơ ngắn từ chốn
triều đình đến khắp trong dân gian và gom góp lại thành một tập tơ gọi là “Thi
tam bách”. Về sau học trò của ông vì kính trọng bậc “vạn thế sư biểu” nên đã gọi
những tác phẩm do ông làm ra là “kinh”. Tập thơ 300 bài (hay 300 câu) đó được gọi
là Thi Kinh (người Việt Nam chúng ta thường nói là Kinh Thi).
Khi phát biểu về sự quan trọng của Thơ, Thầy Khổng
nói rằng: “Bất học Thi vô dĩ ngôn; bất học Lễ vô dĩ lập” (Không học Thơ thì
không biết lấy lời gì để nói; không học Lễ thì không biết lấy gì để hội nhập với
cuộc sống ngoài xã hội...Lễ ở đây là lễ nghi, phép tắc...). Ông còn nói:“Thi khả
dĩ tụng, khả dĩ ngâm, khả dĩ động” (Thơ có thể đọc, có thể ngâm, có thể khoa
tay múa chân).
Vì thế người ta thưởng thức Thơ dưới nhiều hình thức,
bằng nhiều cách khác nhau, nghĩa là có nhiều cách diễn tả khác nhau. Thông thường,
khán thính giả thích nghe các nghệ sĩ ngâm thơ, cũng có nhiều bài thơ được phổ
nhạc để cho ca sĩ hát lên cho mọi người thưởng thức. Vì thế, Thơ và Nhạc thường
đi đôi với nhau.
Trong sách Luận Ngữ có ghi lại cảm tưởng của Khổng Tử
khi nghe đọc Thơ (Thơ đây là 300 bài trong Kinh Thi mà ông đã sưu tầm) nguyên
văn như sau: “Thi vân như thiết như tha, như trác như ma” (Khi đọc Thơ, tôi cảm
thấy như bị cắt da cắt thịt, như bị mài bị dũa...) nghĩa là lời thơ, ý thơ đã
làm cho Khổng Tử đau đớn tận da thịt, thấm thía tận tâm hồn, xúc động, buồn sầu
theo ý thơ...Một bậc thánh nhân như Khổng Tử, khi đọc thơ còn xúc động, quằn quại
đến như vậy, huống chi những con người tầm thường với tâm hồn đơn sơ chất phác
xuất thân từ giới bình dân?
Như chúng tôi
đã nói: “Thơ và Nhạc thường đi đôi với nhau” trong thơ có nhạc và trong nhạc có
thơ...Chính vì thế mà thi sĩ Nguyễn Du khi diễn tả Kim Trọng ngồi nghe Kiều
đánh đàn, đã viết:
“Khi tựa gối,
khi cúi đầu,
Khi
sầu chín khúc, khi chau đôi mày.
Rằng
hay thì thật là hay,
Nghe
ra ngậm đắng nuốt cay thế nào?”
Khổng Tử khuyên học trò, khi đọc thơ không được nghĩ
đến điều xấu, điều sai trái, không được tưởng tượng ra hình ảnh xấu, hình ảnh tục,
hình ảnh dâm ô trụy lạc: “Tư vô tà”.
Người yêu thơ, yêu văn chương, phải là người đạo đức,
thanh cao. Vì thế, người nho sĩ, người học trò ngày xưa thường trân quý 4 vật
là “Thư, Kiếm , Lư, Đăng”.
-Thư: là sách của Thánh Hiền;
-Kiếm: tượng trưng cho quyền lãnh đạo, quyền chỉ
huy, người chính danh quân tử dùng kiếm để trượng nghĩa, trừ gian, an bang tế
thế;
-Lư: cái lò để đốt trầm, nghe mùi trầm, mùi khói
hương để nâng tâm hồn mình lên cao (trong tôn giáo, khi cử hành nghi lễ người
ta thường đốt lò hương trầm)
-Đăng là cây đèn, đốt lên để đọc sách, để học...
Ba trăm bài thơ trong Kinh Thi do Khổng Tử sưu tầm gồm
nhiều thể loại, mỗi loại mang một nội dung khác nhau và về hình thức cũng khác
nhau. Đó là Phong, Nhã, Tụng.
-Phong cũng gọi là Quốc Phong, loại thơ diễn tả
phong tục của người dân, đặc biệt là nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử.
-Nhã (gồm Đại Nhã là thơ phát xuất từ giới quý tộc,
triều đình;và Tiểu Nhã là thơ phát xuất từ quần chúng, dân gian, giới bình dân,
diễn tả tình cảm, tình yêu của con người.)
-Tụng là Thơ đọc lên trong những dịp tế lễ của triều
đình (nhưng về sau dân gian cũng bắt chước mà làm theo trong các dịp tế lễ tại
địa phương).
Kính
thưa quý vị nhân sĩ, trí thức, quý văn, thi hữu, quý vị quan khách,
Trên đây tôi vừa nhắc đến một cách khái quát về Kinh
Thi tức là thi văn được lưu truyền từ hơn 2500 năm trước, tại Trung Hoa do Khổng
Tử sưu tầm và ghi chép lại. Khi còn là sinh viên tại Viện Hán Học Huế, chúng
tôi có hỏi các vị giáo sư:
-“Thưa
sư phụ, Trung Hoa đã có Kinh Thi từ hơn 2500 năm trước, vậy Việt Nam chúng ta,
sử sách cũng có
ghi “Đại Việt của chúng ta là nước đã có văn hiến từ lâu” (Như ngã Đại Việt chi
quốc, thực vi văn hiến chi bang)
là lời Nguyễn Trãi viết thay cho vua Lê Thái Tổ
trong bài “Bình Ngô đại cáo” (1428)?
Sư phụ của chúng tôi là Giáo sư Sảng Đình Nguyễn Hy
Thích, nói:
-“Việt
Nam chúng ta cũng có Kinh Thi Việt Nam” và ngài đọc liền 300 câu thơ vần nối vần:
“Non
cao ai đắp nên cao,
Sông
sâu ai bới ai đào mà sâu.
Chiều
chiều ông Ngự ra câu,
Cái
ve cái chén, cái bầu sau lưng.
Đố
ai quét sạch là rừng,
Để
ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Vì
ai nên nỗi sầu này,
Chùa
tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau.
Chiều
chiều ra đứng ngỏ sau,
Trông
về quê mẹ, ruột đau chín chìu.
Mẹ
gà con vịt chit chiu,
Mấy
đời dĩ ghẽ nâng nui con chồng.
Con
mèo, con chó có lông,
Cây
tre có mắt, nồi đồng có quai.
Hết
gạo thì có Đồng Nai,
Hết
củi thì có Tân Sài chở vô.
Dù
xây chin bậc phù đồ,
Không
bằng làm phúc cứu cho một người.
Lâm
râm khấn vài Phật, Trời,
Xin
cho cha mẹ sống đời nuôi con.
Kiến
leo cột sắt sao mòn,
Tò
vò xây tổ sao tròn mà xây.
Đố
ai biết lúa mấy cây,
Biết
sông mấy khúc, biết mây mấy tầng...”
(Dài quá không có thì giờ đọc hết 300 câu nên tôi
xin ngưng trích...)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Mại là thân phụ của Linh Mục Giáo
Sư Sảng Đình Nguyễn Hy Thích có để lại một tập sưu tầm có tên “Cổ Việt phong
dao” với nội dung như trên.
Kính
thưa quý vị,
Kinh Thi Việt Nam khác với Kinh Thi Trung Hoa:
-Người ta biết được Kinh Thi Trung Hoa đã có trên
2500 năm nghĩa là từ thời Khổng Tử trở về trước.
- Kinh Thi Việt Nam có từ thời nào thì không ai biết
được: một trăm năm, hai trăm năm, một ngàn năm, hai ngàn năm,v.v....
-và cũng như Khinh Thi Trung Hoa, không biết tác giả
là ai? Có người nói rằng bài Quan Thư trong Kinh Thi là của Bà Hậu Tắc, vợ của Văn
Vương nhà Chu, vua đi đánh giặc, bà ở nhà nghe tiếng chim kêu nên nhớ vua mà
làm ra bài thơ này.
“Quan quan thư cưu,
Tại
Hà chi châu,
Yểu
diệu thục nữ,
Quân
tử hảo cầu...”
(Quan
quan trên bãi sông Hà,
Gái
hiền yểu điệu, một nhà sánh đôi...)
(Tản
Đà dịch)
Quan
là chim trống, Thư là chim mái...thường đi chung một cặp, kiếm ăn trên bãi sông
Hoàng hà...Thấy đôi chim kia sánh đôi như vậy, tác giả nhớ đến người yêu xa
cách...hay là bậc cha mẹ thấy con gái mình đã lớn, đã trở thành một gái hiền yểu
điệu rồi...cũng mong có người quân tử đến cầu hôn (quân tử cũng có nghĩa là chồng)
Về thể loại, ca dao hay Kinh Thi Việt Nam theo thể
thơ lục bát là thể thơ độc đáo của người Việt Nam. Trong thơ chữ Hán, không có
thể thơ lục bát này...Thông thường thể thơ trong Kinh Thi của người Trung Hoa
là loại thơ 4 chữ và có khi thêm chữ “hề” như là nhịp điệu, ngừng lại một chút
rồi đọc tiếp hay hát tiếp.
Về nội dung thì ca dao rất phong phú, dồi dào tình cảm,
tâm hồn rộng mở, hòa mình với phong cảnh thiên nhiên...ca dao là một bức tranh,
là lời tỏ tình, là so sánh, ví con, tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa vợ
chồng, tình bè bạn, tình cha mẹ với con cái, lòng hiếu thảo...lời mẹ hát bên nôi
khi chúng ta mới chào đời . Ca dao là linh hồn của dân tộc chúng ta, dù xa quê
hương, khi nghe lời ca dao, không ai mà không nhớ về quê hương, đất nước đồng
bào, nơi chôn nhau cắt rốn, nguồn gốc dòng họ, tổ tiên.
Ca dao (chúng tôi gọi là Kinh Thi Viêt Nam) được mọi
người yêu thích, đọc hay ngâm, có khi hát lên cũng được. Có nhiều giai điệu
khác nhau: như ngâm sa mạc, hát quan họ, ngâm theo gọng Huế, giọng Quảng Trị,
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, ngâm sa mạc, ngâm hay hát ca dao theo giọng
Nam...
Ví dụ (ngâm theo lối Huế)
Nhất cao là
núi Tản Viên,
Thanh nhàn vô sự là tiên trên đời.
(Chúng ta có thể tưởng tượng một nhà thơ, tay cầm bầu
rượu vừa hát vừa múa...)
Ngâm hay hát theo điệu quan họ Bắc Ninh...đều là những
giai điệu mê hoặc lòng người...
Từ xưa đến nay, người Việt yêu Kinh Thi Việt, đó là
lời ca dao mẹ hát bên nôi. Mỗi khi nhớ đến cha mẹ, nhớ chồng, nhớ con...thì người
mẹ thường hát ru con với những lời ca dao đó.
Ca dao là ngôn ngữ, là tình yêu, là lòng nhiệt thành
của người Việt, là hồn dân tộc...người Việt Nam ai cũng biết hát ca dao, ai
cũng hiểu, ai cũng thích ca dao...Lời ca dao không bao giờ chết trong ngôn ngữ
của chúng ta, nó sống mãi trong tình cảm của người Việt. Ngày nào người Việt
còn hát ca dao, đọc ca dao...thì ngôn ngữ, văn hóa của chúng ta còn sống mãi với
dân tộc Việt.
Nhưng Kinh Thi của Trung Hoa từ thời Khổng Tử thì hiện
nay rất ít người biết đến. Đa số người Hoa không biết Kinh Thi là gì. Đọc lên
cũng không hiểu được vì đó là văn chương, ngôn ngữ của hơn 2500 năm trước. Những
từ ngữ ở trong Kinh Thi ngày nay người ta không còn sử dụng nữa nên có nhiều chữ,
nhiều tiếng họ không hiểu. Kinh Thi bây giờ rất xa lạ đối với người Hoa. Chỉ có
những nhà nghiên cứu, những sinh viên đại học chuyên về cổ văn mới học cho biết
(theo chương trình học), thông thường phải đọc phần chú giải mới hiểu được ý của
Kinh Thi. Trong ngôn ngữ hằng ngày, người Hoa không ai nhắc đến Kinh Thi của họ.
Khác với người Hoa, người Việt Nam, dù là một đứa trẻ
con cũng nói được ca dao. (Hồi ở Huế, tôi đến thăm một nhà trẻ, thấy mấy đứa nhỏ
chơi đùa với nhau...có một đứa bị ngả xuống, nó liền đứng ngay dậy và nói:
“Dù ai té ngữa té nghiêng,
Anh đây vẫn vững như kiềng ba chân”
(Cha mẹ gởi con vào nhà trẻ, được cô giáo dạy cho
hát những câu ca dao như vậy...khi có cơ hội là chúng áp dụng ngay)
Vì thời giờ có hạn, tôi xin tạm dừng ở đây. Xin kính
chào và cám ơn quý vị.
Triệu Dương (Nguyễn Lý-Tưởng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét