Nguyễn Mộng Khôi
‘’Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.(Ca dao)
Tôi và chú em về thăm người chị ở Ninh Bình. Chúng tôi cho chị biết sẽ đi Lạng Sơn. Hôm từ giã, chị nói, cậu có người bạn thân hồi nhỏ, lên dạy học ở đó đã lâu. Mấy năm trước về chơi có nhắc đến cậu. Chị dặn tôi, gặp nhau, tránh bàn chuyện chính trị; vì cả nhà đều là đảng viên kỳ cựu. Họ đang được chế đô ưu đãi.
Khu di tích lịch sử Chi Lăng
Ngay chiều hôm tới Lạng Sơn, chúng tôi đến thăm anh vì chỉ cách khách sạn chúng tôi có 2 nhà. Tôi gõ cửa, anh không nhận ra. Ngày rời quê hương, chúng tôi mới 10 tuổi, nay đã trên 6 chục. Tôi phải xưng tên. Anh mừng rỡ, ôm lấy tôi rồi gọi vợ con ra chào. Vợ anh cũng là em của môt người bạn khác. Trước kia, hai vợ chồng đều là giáo viên cấp 3,dạy môn văn, nay đã nghỉ.
Đặc sản vịt xứ Lạng
Nhà anh chị rông rãi, có lầu, có sập gụ, tủ chè. Anh chị ở chung với gia đình người con cả. Hai vợ chồng nhất định giữ chúng tôi ở lại dùng cơm tối. Chị sai người đi mua thức ăn. Cái món vịt quay, chị bảo là đặc sản Lạng Sơn. Đó là vịt bầu, nhưng mỡ ít, thịt dày, được tẩm gia vị với lá mác mật, gừng băm nhỏ, tương tàu choong...Khi quay phải lấy mật ong pha dấm bôi lên thân vịt. Thưởng thức món vịt với rượu Mẫu Sơn. Thật là tuyệt vời. Đang ăn thì người con lớn đi làm về. Cháu chào anh em tôi. Tôi không hỏi nghề nghiệp, nhưng thấy có người tài xế mặc quân phục lái xe.
Tôi thắc mắc là anh chị làm gì cho hết những ngày hưu. Anh nói, 2 vợ chồng viết sách. Từ ngày thôi dạy, anh chị đã xuất bản mấy quyển. Anh chị hỏi về tôi. Tôi không nói lại cái quãng đời phi công bay bổng, mà chỉ nói bâng quơ là đi làm tư chức. Bây giờ thì đọc sách và vui với hôi Y Thư . Tôi tóm tắt những sinh hoạt của Hôi bằng 4 câu thơ của chị Tú:
‘’Có phải chúng tôi lòng như sách.
‘’Giấy mỏng mực thơm chữ hiền hòa.
‘’Mỗi năm thêm tuổi vào chương mới.
‘’Thành quyển Y-Thư giữa cỏ hoa.
Tôi nói thêm là khi về Mỹ sẽ có môt câu chuyện Lạng Sơn với các anh chị Y-Thư.
Chúng tôi dè dặt không muốn nói nhiều về mình. Nhân tiện có món ‘’ Nem Chua Lạng Sơn ‘’. Tôi đổi đề tài và đọc lại bài ca dao ‘’ Ai Lên Xứ Lạng Cùng Anh’’ mà chúng tôi đã thuôc lòng hồi còn ở lớp Ba:
Phố kỳ lừa ngày xưa
‘’Con cò bay lả bay la,
Bay ra rung lúa, bay vào Đồng Đăng(1).
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,Có nàng Tô Thị(2), có chùa Tam Thanh(3).
Ai lên phố Lạng cùng anh.
Bõ công bác mẹ, sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem(4),
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.
Vào chùa thắp môt tuần hương,
Miệng khấn , tay vái bốn phương chùa này.
Chùa này có môt ông thầy,
Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng.
Cây ngô đồng không trồng mà mọc.
Rễ ngô đồng cái dọc cái ngang.
Ngoài chùa có quả dưa gang,
‘Để anh đi hái, tặng nàng làm duyên"
Khi đọc xong. Anh chị, chú em và tôi đều hào hứng bàn luận; vì không ai muốn kể lại cái quá khứ mà bốn chúng tôi phục vụ cho 2 quốc gia đối nghịch...
Chúng tôi có sự đồng ý đầu tiên là người đàn bà Việt Nam, tần tảo nuôi chồng nuôi con và được ví như con cò:
‘’Con cò lặn lội bờ sông.
‘‘Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non, (Ca dao)
Hoặc:
‘’Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi nấng năm con với môt chồng."
Lặn li thân cò khi quãng vắng.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông." (Trần Tế Xương)
Câu này là hình ảnh‘’Con cò’’ mệt nhọc ‘’bay lả, bay la’’ như người vợ lính vất vả với rung vườn, nay theo chồng lên trấn thủ Đồng Đăng.
‘’Con cò bay lả bay la,
Bay ra ruông lúa, bay vào Đồng Đăng."
Động Tam Thanh
Người Lạng Sơn thanh lịch, có thị trấn Đồng Đăng sầm uất, phố Kỳ Lừa tấp nập, lồng vào những thắng cảnh tuyệt vời như Hòn Vọng Phu, nàng Tô Thị, núi đá Chi Lăng, hồ Bản Quyền và nhiều danh lam như chùa Tam Thanh, Nhị Thanh.
‘’Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."
Anh lính hãnh diện bảo vợ :Em sinh nơi quê mùa được theo anh lên xứ Lạng là nơi đô hôi, thật bõ công sinh thành của mẹ cha :
‘’Ai lên xứ Lạng cùng Anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em."
Chẳng bao lâu người chồng bị cảnh phồn hoa quyến rũ. Anh thường lui tới những chốn ăn chơi mà người vợ đã hết lời dặn dò, can ngăn.
‘’Tay cầm bầu rượi , nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò."
Những gánh lúa vàng, bán đi, nay đổ vào chốn ăn chơi hoang phí như đổ nước vào ‘’ sông Ngô biển Sở ‘’:
‘’Gánh vàng đi đổ sông Ngô..."
Trong giấc chiêm bao, anh mơ thấy người đẹp ở bến sông Thương:
‘’ ...Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương."
Người chồng ngày càng say đắm ăn chơi. Người vợ tủi buồn. Thời gian ở quê nhà, mỗi khi có chuyện lo nghĩ, nàng thường đến chùa cầu Phật. Ở đây, nghe đồn có môt ngôi chùa linh thiêng, nàng bèn mua hương hoa để cúng dường chư Phật bốn phương gia hô đô trì cho chàng trở về cái chân tính ngày xưa.
‘’Vào chùa thắp môt tuần hương,
Miệng khấn tay vái bốn phương chùa này."
Có lần, người chồng cũng theo vợ tới chùa:
‘’Ngoài chùa có quả dưa gang,
Để anh đi hái, tặng nàng làm duyên."
Chùa tịch mịch, cảnh như thoát tục. Có môt nhà sư trầm mặc:
‘’Chùa này có môt ông thầy.."
Hình ảnh nhà sư sống môt mình, không phiền muôn; Rồi cái ‘’ cây ngô đồng không trồng mà mọc’’như niềm an vui tự tại, không mong cầu. Người chồng bỗng ‘’ ngộ’’và thay đổi nhân sinh quan từ đấy. Thi sĩ Chu Mạnh Trinh cũng có lần ‘’ngộ’ như vậy, khi đến thăm chùa Hương:
‘’Lạ thay vừa bén mùi thiền,
Mà trăm não với ngàn phiền sạch không."
Anh còn nghĩ tới tấm lòng chung thủy của vợ, tấm lòng vững như ‘’tảng đá’’và bám rễ dọc ngang :
‘’Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng.
Cây ngô đồng không trồng mà mọc.
Rễ ngô đồng cái dọc cái ngang."
Người chồng nghĩ đến chuyện ăn chơi trụy lạc cũ mà hối hận. Anh hái quả dưa gang đưa cho vợ như môt hành đông làm lành và sám hối:
‘’Ngoài chùa có quả dưa gang,
Để anh đi hái tặng nàng làm duyên."
Hai câu cuối kết thúc thì bữa cơm cũng vừa xong. Anh em tôi chào anh chị để về khách sạn và tôi hứa khi về Hoa Kỳ sẽ viết thêm và gửi sang đây .
Ghi chú
**Bài ca dao này được truyền khẩu từ thời Lê-Mạc (thế kỷ 16-17). Mãi đến năm 1787, ông nghè Trần Danh Án ghi chép được môt số câu ca dao, nửa Nôm, nửa Hán. Vì là truyền khẩu nên bài ca dao có nhiều câu hoặc chữ ở những bản in khác nhau. Người viết nhớ lại bài ca dao này từ ngày còn nhỏ.
Lạng Sơn; Những điều biết và chưa biết.
Đường lên Xứ Lạng quanh co
....để vượt qua đoạn Quốc lộ 1A (mới) Hà Nội - Lạng Sơn dài 150km chỉ cần khoảng 2 giờ ngồi xe hoặc 3 giờ nếu đi xe máy. Từ lúc bắt đầu vào địa phận Lạng Sơn là bắt đầu xuất hiện những rặng núi trùng trùng điệp điệp và những đoạn đường khúc khuỷu, quanh co....
Một góc Lạng Sơn
....Lạng Sơn là một thị trấn biên giới sầm uất và lâu đời nhất của VN. Hiện nay Lạng Sơn được du khách biết đến vì có nhiều các hang động, đền chùa cổ kính và vì có các chợ đông đúc, nhiều mặt hàng giá rẻ. Ở phường Tam Thanh có dấu tích của thành nhà Mạc, có động Tam Thanh và Nhị Thanh, có hòn Vọng Phu mang hình nàng Tô Thị ôm con chờ chồng. Ở phường Chi Lăng có chợ Đông Kinh sầm uất, có động Chùa Tiên, đền Ngũ Nhạc, đền Quan Tam Phủ, chùa Thành. Ở phường Vĩnh Trại có đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ. ....
Đốc Trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang (1774)
. . .Thế kỷ XIII, cả thế giới kinh hoàng trước vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông. Tuy nhiên, năm 1284, khi cánh quân Nguyên qua ải Chi Lăng đã bị quân ta chặn đánh kịch liệt và tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt chúng... ( DlL)
Ải Chi Lăng -Tỉnh Lạng Sợn
Ải Chi Lăng - Tỉnh Lạng Sơn
....Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc . Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía Ðông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề... ( DL)
Mục Nam Quan
....Cổng Mục Nam Quan được xây dựng lên từ lưu vực sông Kỳ Cùng, sát Đồng Đăng... Vùng cổng Đại Nam Quan với hai dãy núi đá hiểm trở . Theo hiệp ước Pháp Thanh, nó có công sự gồm cổng Nam Quan rất kiên cố, với đài kiểm soát của cả hai quốc gia nằm ở trên, nhà khách trọ phía VN làm bằng gạch ngói do Đốc Trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang xây lên năm 1774, và hai cột mốc bằng đá do các nhà trắc lượng Pháp xây để đánh dấu khoảng cách 100 m đến biên giới chính thức là cổng Nam Quan. Ngoài ra, lại có trại lính trên đỉnh núi nữa, có lẽ do Pháp xây lên.... ( HCG)
Thành Nhà Mạc
Thành nhà Mạc
....Thành Nhà Mạc: Nằm trong khu vực phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi, đây là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.....
Sân ga xe lửa Lạng Sơn ngày xưa.
....Năm 1879, theo lệnh của Thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers, Giám đốc Nha Công chánh Thévenet xây dựng dự án thiết lập hệ thống đường sắt ở Nam kỳ, đây là bước khởi đầu của ngành hoả xa Đông dương. Ga Lạng Sơn là sân ga cuối cùng trong địa phận Việt Nam....
....đốc trấn Lạng Sơn Ngô Thì Sĩ (1777 - 1780 ) là người tìm ra động Nhị Thanh
.....Ðộng Tam Thanh nằm sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động là: Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía tây phố Kỳ Lừa, trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh
Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thõ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu". Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.....
Đầu nguồn sông Kỳ Cùng
...Bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi đã len lỏi qua các đồi núi thung lũng của các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, sông Kỳ Cùng chảy qua thị xã Lạng Sơn. Bên bờ sông Kỳ Cùng, dân Lạng Sơn địa phương xây dựng nhiều đền chùa như đền Kỳ Cùng thờ thần sông Kỳ Cùng, chùa Diên Khánh, thuộc xã Mai Pha, huyện Cao Lộc....
Núi Tô Thị (Vọng Phu): .
....Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh là Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cũng gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.
Chùa Tam Thanh
4-Tay cầm bầu rựợu nắm nem:Nem Lạng Sơn làm bằng thịt lợn gồm:da (thái chỉ như sợi miến),thịt nạc, môt chút mỡ cùng hạt tiêu và môt số gia vị (giữ bí mật nhà nghề). Đặc biệt gói bao ngoài bằng lá ổi non, lá sung, lá đinh lăng rồi dùng lá chuối bó lại. Khi ăn, để thưởng thức trọn vẹn hương vị nem Lang Sơn, thực khách phải dùng tay, nắm cả nem và các thứ lá mới đưa vào miệng; Vì vậy không có thể dùng đũa mà gắp được. (DL)....
Đào phai xứ Lạng
....Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của đào phai càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hoàn mỹ, sống động. Nào ai cắt nghĩa vì sao lại gọi là "đào phai", khi những cánh đào cứ phớt hồng như má thiếu nữ thế!...( Lt)
Nguyễn Mộng Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét