Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Góc Cổ Thi - Cổ Loa Hữu Cảm (bài viết của Mailoc

Cùng Bạn
Cuối tuần  xin chuyển đến các Bạn một bài thơ của Chu Mạnh Trinh , tôi thấy hay hay và ý nghĩa nên lấy từ internet xuống mời các Bạn đọc chơi giải khuây cuối tuần .
Thân mến
Mailoc




古螺有感
Cổ Loa Hữu Cảm
         Chu Mạnh Trinh
郎君情重父恩深, 
不白奇冤直到今。 
機爪無靈龜亦去, 
明珠有淚蚌猶沉。 
黃碑古樹千年國, 
碧海遙天一片心。 
寂寞前朝宮外廟, 
杜鵑啼斷月陰陰。
Lang quân tình trọng, phụ ân thâm 
Bất bạch kỳ oan trực đáo câm. 
Cơ trảo vô linh quy diệc khứ, 
Minh châu hữu lệ bạng do trầm. 
Hoàng bi cổ thụ thiên niên quốc, 
Bích hải dao thiên nhất phiên tâm. 
Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu, 
Ðỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm...
        CỔ  LOA  HỮU  CẢM
Ơn cha sâu, tình chàng một khối,
Biết bao giờ giải mối oan khiên.
Rùa đâu cung nỏ hết thiêng,
Minh châu lệ ngấn trai chìm đáy sâu.
Bia hoang tàn nghìn thu cây cỗi,
Biển trời xanh một nỗi thương đau.
Triều xưa cung lạnh miếu sầu,
Tiếng quyên khắc khoải, trăng thâu lờ mờ.
                       Mailoc phỏng dịch 

Chu Mạnh Trinh (朱孟楨1862-1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, là một danh sĩ thời Nguyễn, tác giả bài phú Hàm Tử Quan Hoài Cổ.
Thân thế sự nghiệp
Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.  Cha ông là Chu Duy Tĩnh, từng làm quan đến chức Ngự sử.
Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, có tài văn phú. Khi 19 tuổi, ông đỗ Tú tài. Sau đó ông sang thụ giáo Phó bảng Phạm Hy Lượngvà được thầy gả con gái cho. Đến 25 tuổi, ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến Sĩ.
Sau khi thi đỗ Tam Giáp Tiến Sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư), ông được bổ làm Tri Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành.
Làm Tri Phủ ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Sau đó, ông được giao chức Án Sát tỉnh Hà NamHưng YênBắc NinhThái Nguyên.
Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.
Cổ Loa là kinh đô của triều đình phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên và dưới triều  Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.
Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loahuyện Đông AnhHà Nội.
Bi cnh đa lý



Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam
Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế; trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.
Xây dng thành



Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m.  cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây. Xem thêm truyền thuyết Cổ Loa..
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.
Hiện nay Cổ Loa là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam và vào ngày 6/1/2013 âm lịch Cổ Loa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Trọng Thủy và chuyện tình với công chúa Mỵ Châu
Theo Đại Viêt Sử Ký Toàn Thư, sau nhiều lần giao tranh với An Dương Vương không thắng được, Triệu Đà sai Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, hầu trong cung An Dương Vương làm túc vệ, rồi cầu hôn công chúa Mỵ Châu An Dương Vương bằng lòng, cho Trọng Thủy lấy con gái mình.
Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy đánh cắp các bí mật quân sự của Âu. Truyền thuyết kê rằng, Trọng Thủy dụ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vàoSau khi phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. An Dương Vương bằng lòng. Trọng Thủy báo lại cho Triệu Đà mọi việc.
Triệu Đà lại phát binh đánh Âu Lạc, sai Trọng Thủy cầm quân. An Dương Vương chủ quan vì có vũ khí “nỏ thần,” khi ra trận mới biết vũ khí không còn hiệu nghiệm, thua trận mang Mỵ Châu chạy về phía Nam.
Trọng Thủy theo lời dặn của Mỵ Châu trước khi chia tay, cứ theo dấu lông ngỗng mà Mỵ Châu rắc ra đường làm dấu mà đuổi theo.. An Dương Vương nhận ra chính con gái tiếp tay cho họ Triệu, liền giết chết Mỵ Châu rồi tự vẫn. Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành. Vì thương tiếc nhớ tiếc Mỵ Châu, Trọng Thủy trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước, cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết..
LẠM BÀN
 Qua câu chuyện Trọng Thủy -Mị Châu , ngừời Việt mình có kẻ lên án sự phản bội tổ quốc, phản bội cha, làm mất nước của Mị Châu; cũng có người  nhỏ lệ bênh vực tha thứ cho nàng vì sự nhẹ dạ, chìều  chồng, đem bí mật quốc gia thộ lộ cho người.  Chu mạnh Trinh cũng thương xót nàng, ôm mối oan khiên.  Riêng tôi, tôi cũng tha thứ sự dại khờ, ngu xuẩn của người con gái trong phút giây đê mê nào đó bên chồng, đã quên tự hỏi chồng mình là ai? Sao lại hỏi chuyện cơ mật quốc gia? Nhưng không thể tha thứ cho nàng khi quân thù đã rượt đuổi hai cha con cận kề mà nàng vẫn còn ngu dại rắc lông ngỗng cho thằng chồng bất nhân  chạy theo giết cha mình. Thử hỏi một nàng con gái không đầu óc như vậy để sống bằng thừa. Vì thế người ta đã dựng một ngôi miếu tưởng nhớ nàng, trong miếu có tượng đá cụt mất đầu to lớn gắp  mấy lần người thường ai trông thấy cũng nhớ đời.  Không đầu tượng trưng cho sự vô đầu óc .
   Câu chuyện Trọng Thủy -Mị Châu cũng cho ta thấy sự ngây ngô tin người của An Dương Vương Thục Phán.  Ông đã qúa tin nơi "mười sáu chữ vàng và bốn tốt" của tình thông gia và sự giúp đỡ của thần KiM QUY nên đưa đến mất nước ê chề.  Tội của ông còn đáng trách hơn tội của đứa còn gái ngây thơ, dại dột.  Đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết nhưng vô cùng ý nghĩa là bài học muôn đời của dân Việt mà chúng ta còn chưa thuộc. Đau lòng thay! !
Xin gởi đến bạn một cảm tác của Thanh Mai dưới đây :
           
            Vịnh Cổ Loa

Nước tan tành một trời uất hận,
Giận con khờ, càng giận chính ta.
Chiều chồng, con trẻ thật thà,
Còn ta " bốn tốt " thông gia tin người.
Giang sơn nầy bao đời xây dựng,
Liệt oanh còn sừng sửng Trời Nam.
Giặc kia muôn thuở tham tàng,
Đỉnh cao trí tuệ mơ màng tỉnh chưa?
                                 Thanh Mai



Không có nhận xét nào: