Vào khoảng 1947, 1948 gì đó trường tiểu học (primaire) tôi nằm kế bên sân đá banh thị xã cho nên Chủ Nhật nào mà có đội banh của các tỉnh khác về thi đấu thì hình như ngày Thứ Hai đi học là kể chuyện rân trong lớp về trận đá hôm qua. Mặc dầu Frère đã nhiều lần cảnh cáo, và sẵn sàng lấy roi “ngũ trảo” quất liền tù tì những học sinh nào cứ tiếp tục bàn chuyện đá banh mà không nghe lời Frère giảng. Trận đấu hôm qua hay quá chừng hay. Hay là từ nhỏ tới giờ, chưa đứa nào thấy được cú đá như thế cả. Như thế này nhé, phe a huởng quả phạt góc. Banh từ góc được châm vào phiá trước khung thành, tới giữa khung thành banh không cao quá để đội đầu mà cũng không thấp quá để dùng chân. Trong lúc tất cả cầu thủ đều hướng mặt vào trụ gôn, mà banh lại rơi phía sau lưng họ. Phe nhà có thể phá banh ấy rất dễ chỉ cần xoay người lại rồi đá lên hay đá ra ngoài biên; phe tấn công có thể chận banh rồi xoay mình lại mới đá hay đẩy nhẹ vào gôn, nhưng như thế thì chậm quá, để mất banh là thường, vì phe nhà cũng “tranh thủ” giành lấy banh lại chứ. Chỉ còn một cách là đá... móc vào. Banh phiá trước chân, đá trúng còn khó, đằng này banh phiá sau đá trúng không phải dễ, mà phải đá... móc mới vào gôn được. Hôm đó chú “Lùn Qui Nhơn” (phe đối phương, không biết tên gì, thấy tướng người ngắn quá khổ nên khán giả phe nhà luôn báo động la ó : “coi chừng, coi chừng, Lùn Qui Nhơn dẫn banh xuống đó” cho nên hôm đó trong lớp trò nào cũng tự nhận mình là “Lùn Qui Nhơn” cả, và sẵn sàng tập dượt rồi biểu diễn cú đá móc ấy cho các bạn cùng xem ai đá giống chú lùn ấy nhiều nhất. Mặc dầu là trận đấu của người lớn, nhưng bề cao của chú lùn ấy không cao hơn học trò lớp tiểu học này bao nhiêu, thấp hơn là đằng khác, chỉ có tay chân chú ấy to hơn tuy ngắn ngủn, nhưng khi chú ấy chạy thì chạy nhanh lắm, (không rõ những chàng lùn sao mà chạy nhanh như thế được nhỉ).
Tôi
đi lang bang ngoái lề tí xíu, lúc bị gọi
động viên nhập ngũ vào khóa 13 Thủ Đức,
trong đội tôi có một giáo sư toán dạy ở Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, tên Hưng hay Hùng gì
đó quên rồi. Mỗi khi đi tập dã chiến ở ngoài trời về là xem như ngày ấy mệt đừ, toàn thân bải hoải, lê lết kéo về tập họp trước
cổng trường trước khi vào trại, nắng nôi, khát nước, đứng chờ cho đủ số mới vào. Gần 15 phút phơi mình giữa cái nắng gắt miền “Giồng Ông Tố” chỉ chờ có một người,
đó là... ông giáo sư
tơán thiếu thước tấc ấy. Chờ lâu quá, không chịu được, trong hàng thốt ra những câu
chửi rủa : “đm, chờ lâu quá rồi, di nhanh giùm chút đi.” Phiá đằng sau, giáo sư
nghe được cũng đối đáp lại “đm, chạy đây này, đm không thấy sao, đm đâu có đi.” Mồ hôi mồ kê nhể nhải trên mặt, cây súng garant M.1 giáo sư đeo lên mình thấy còn
cao hơn ông cho nên mặc cho ông chưởi thề, cả đội ráng đứng chống tai nghe. Vì ông đã nói đúng, nói thật, ổng chạy rõ
ràng, người ta bước hai bước thì ông phải bước 4 bước, cho nên ổng nói ổng chạy là đúng
quá. Viết đến đây, nghĩ mà giận cái con nhỏ nào đó bày đặt hăng hái tào lao, nghe lời xúi dại: “đánh, đánh,
đánh còn cái lai quần cũng đánh.” Tao không thích bắt chước ông giáo sư ấy chưởi
thề, chứ tao cũng muốn nói: “mẹ mày, tại con mẹ mày mà tụi tao phải... bỏ bút
nghiên, bỏ cả tương lai theo việc... đao cung cầm súng, diệt thổ phỉ đây!” Thôi, lạc đường rồi, để
dze trở lại.
Frère
cầm cây roi, từ từ đi xuống cuối lớp kiểm
tra, xong đi lên. Vừa qua khỏi một hai bàn, là trong bàn đó có một đứa biểu diễn bắt chưóc cú đá móc xem có giống “Lùn Qui nhơn” không. Trận cười rúc rích
lại nỗi lên, tuy có hơi yếu đưối. Frère làm như không để ý, qua khỏi bàn tôi một
hai bàn là tôi nhảy ra ngay (tôi ngồi đầu bàn mà ) và biểu diển thật nhanh cú đá
móc của hiệp sĩ lùn, xong quay ngay về ghế ngồi chăm chú vào sách (như cái điều ta đây chăm học
lắm!) trong lúc đó thì tiếng cười lại nổi lên, lần này khá hào hứng hơn! Frère
về ngồi lại bàn, trên bục gỗ, và nghiêm nghị hỏi:
- Trò nào cười, giơ tay lên.
Không bàn tay nào đưa lên. Frère hỏi lại:
- Ai cười khi Frère đi qua?
- Thưa Frère, Lùn Qui Nhơn cười đó!
- Lùn Qui Nhơn nào?
Cả lớp nhao nhao: "Thưa Frère, con là Lùn Qui Nhơn đây; con mới là Lùn Qui Nhơn, nó không giống Lùn Qui Nhơn, con mới giống nhút nè!"
Frère ngó thẳng vào mặt tui (hễ trong lớp mà có chuyện gì vui buồn, ồn ào, náo nhiệt là Frère thường nhìn mặt tui nhiều nhất để... bắt tịch chăng?
– Sao con? Cảnh! Sao con ngồi im vậy?
– Thưa Frère, con muốn làm... Lùn Qui Nhơn, mà dợt hoài làm chưa được, nên con... buồn!
– Nó làm dở ẹt đó Frère, con mới giống Lùn Qui Nhơn nè. Phanh hỏi đầu đuôi, mới biết là các trò của Frère hôm nay ai cũng muốn trở thành Lùn Qui Nhơn tất cả, và Frère cũng muốn xem ai giống Lùn Qui Nhơn nhiều nhất nên yêu cầu mỗi đứa lên bục biểu diễn xem cú đá móc ấy như thế nào. Buổi học ấy, tiết gì không nhớ, nhưng cả lớp nhớ đến thằng Phong Xi-ga-lú nhiều nhất. Lúc đó tụi tui còn học tiểu học, đi học sang lắm là có cái áo “bậy bạ” mặc với quần “xà lỏn” má có may thêm cái túi nhỏ sau quần để mấy hòn bi mà thôi. Tuổi chưa lên 10 nên cũng chỉ mặc một quần , chưa được mặc xì líp hay quần lót thêm bên trong như “Lùn Qui Nhơn” khi đá banh. Nhà Phong nghèo, solo cái quần đen bạc thếch, đi học xong về còn coi trâu ngâm bùn ngâm nước nên cái quần đen đã thành xám. Khi nó bắt chước Lùn Qui Nhơn đá móc thì không ai đọ kịp, nó vừa đá móc, vừa uốn mình, vừa búng người, xong lộn nhào xuống đất, hệt như con nhà nghề, con ruột chú Lùn Qui Nhơn. Hôm đó nó biểu diễn hơi mạnh tay, mạnh chân sao đó mà khi lộn nhào thì nghe cái rẹt, chiếc quần cũ bạc màu của nó rách một đường từ đáy xuống thành cái quần chỉ còn một ống mà thôi! Nó cũng nhanh tay bụm lại để che thằng lùn “nhỏ” ló mặt ra ngoài. Frère của tui hôm đó sao mà hay quá. Ông có sẵn cây kim băng (kin đầm) lấy ra khỏi vạt áo chùng đen rồi ghim lại chỗ quần rách cho Phong Xi-ga-lú để đừng cho ai thấy... cha con chú lùn phơi sương hóng gió trên đường đi học về!
- Trò nào cười, giơ tay lên.
Không bàn tay nào đưa lên. Frère hỏi lại:
- Ai cười khi Frère đi qua?
- Thưa Frère, Lùn Qui Nhơn cười đó!
- Lùn Qui Nhơn nào?
Cả lớp nhao nhao: "Thưa Frère, con là Lùn Qui Nhơn đây; con mới là Lùn Qui Nhơn, nó không giống Lùn Qui Nhơn, con mới giống nhút nè!"
Frère ngó thẳng vào mặt tui (hễ trong lớp mà có chuyện gì vui buồn, ồn ào, náo nhiệt là Frère thường nhìn mặt tui nhiều nhất để... bắt tịch chăng?
– Sao con? Cảnh! Sao con ngồi im vậy?
– Thưa Frère, con muốn làm... Lùn Qui Nhơn, mà dợt hoài làm chưa được, nên con... buồn!
– Nó làm dở ẹt đó Frère, con mới giống Lùn Qui Nhơn nè. Phanh hỏi đầu đuôi, mới biết là các trò của Frère hôm nay ai cũng muốn trở thành Lùn Qui Nhơn tất cả, và Frère cũng muốn xem ai giống Lùn Qui Nhơn nhiều nhất nên yêu cầu mỗi đứa lên bục biểu diễn xem cú đá móc ấy như thế nào. Buổi học ấy, tiết gì không nhớ, nhưng cả lớp nhớ đến thằng Phong Xi-ga-lú nhiều nhất. Lúc đó tụi tui còn học tiểu học, đi học sang lắm là có cái áo “bậy bạ” mặc với quần “xà lỏn” má có may thêm cái túi nhỏ sau quần để mấy hòn bi mà thôi. Tuổi chưa lên 10 nên cũng chỉ mặc một quần , chưa được mặc xì líp hay quần lót thêm bên trong như “Lùn Qui Nhơn” khi đá banh. Nhà Phong nghèo, solo cái quần đen bạc thếch, đi học xong về còn coi trâu ngâm bùn ngâm nước nên cái quần đen đã thành xám. Khi nó bắt chước Lùn Qui Nhơn đá móc thì không ai đọ kịp, nó vừa đá móc, vừa uốn mình, vừa búng người, xong lộn nhào xuống đất, hệt như con nhà nghề, con ruột chú Lùn Qui Nhơn. Hôm đó nó biểu diễn hơi mạnh tay, mạnh chân sao đó mà khi lộn nhào thì nghe cái rẹt, chiếc quần cũ bạc màu của nó rách một đường từ đáy xuống thành cái quần chỉ còn một ống mà thôi! Nó cũng nhanh tay bụm lại để che thằng lùn “nhỏ” ló mặt ra ngoài. Frère của tui hôm đó sao mà hay quá. Ông có sẵn cây kim băng (kin đầm) lấy ra khỏi vạt áo chùng đen rồi ghim lại chỗ quần rách cho Phong Xi-ga-lú để đừng cho ai thấy... cha con chú lùn phơi sương hóng gió trên đường đi học về!
Hình
như tuổi trẻ, tuổi già, đa số đều ưa thích đá banh hay xem đá banh. Trong trận
đấu giừa Netherland va Costa rica vừa rồi
phải đá phạt đền sau 30 phút đá thêm không ăn thua. Coach của đội
Netherland đã chuẩn bị và tiên liệu trước nên xin thay thủ môn ngay từ phút
120’. Anh này cao 6f.4, cao hơn thủ mộn số 1. Trong không đầy 10 phút anh đã làm
nên lịch sử bằng cách cứu được hai trái phạt đền. Tôi để ý thấy anh ta đã ôm trái
banh trao cho người đá phạt, và "nói cái gì đó với người đá phạt phe đối phương.” Tôi thắc mắc không biết ảnh đã nói gi mà cứu được hai trái phạt đền. Công tui nặn
óc viết bài này hơi dài, chỉ mong các nơi nhân thử góp ý hay cho tui biết - thủ
môn ấy, nói gì dzậy?
Lúc
còn trẻ, bày đặt bắt chước “Lùn Qui Nhơn,” giờ thì gần 80 rồi, một con rồng già
(!) đâu còn bay phóng luợn lộn và phản ứng nhanh như thủ môn phụ Netherland nữa,
nên hỏi để mà học vậy mà. Chắc qúy nơi nhận cũng biết nhiều về võ sĩ vô địch hạng
nặng Muhamad Ali, lúc nhỏ ông ta rất nghèo, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi, được chiếc xe đạp là mừng quá xá mừng, vậy
mà... bị người ta lấy cắp, tức lắm.
Mỗi lần lên đài
thi đấu, huấn luyện viên kề tai nói nhỏ: cái thằng đang đấu với “you” là thằng đã ăn cắp chiếc xe đạp đó... nhìn thẳng
mặt nó và bảo “ trả lại xe cho tao.” Nó không trả thì hãy đục nó thế nào để nó
trả lại chiếc xe lấy cắp mới thôi! Khích tướng có chút xíu mà biến một tên
nghèo thành danh vô địch.
Chờ lâu đói bụng, bà xã Mộng Hồ kề tai áp má, thỏ thẻ bỏ nhỏ:
Chờ lâu đói bụng, bà xã Mộng Hồ kề tai áp má, thỏ thẻ bỏ nhỏ:
Anh ơi gõ ki - bo xong, ới em tiếng, em hâm lại đồ ăn... cũ còn lại hôm July
4th !
hồ
- ngO.c
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét