Xin chuyển đến Bạn Thơ một cảm tác cùng tiểu sử của Mạc Đỉnh Chi .
Thân kính
Mailoc
Vãn Cảnh
Dịch nghĩa
Cảnh chiều Sắc khói nổi giữa màu biếc của nền trời, Sóng nước gợn giữa màu xanh của mùa xuân. Quạ đầu tường kêu trong nắng chiều, Nhạn ngoài đồng tiễn đám mây về. Nhìn thấy lửa thuyền câu trước vũng, Nghe tiếng ca người hái củi bên kia bờ sông. Vẻ mặt lữ khách buồn ủ ê, Mượn chén rượu để say chếnh choáng. Các bản dịch thơ Cảnh chiều Khói bồng bềnh trời biếc, Sóng gợn nước xuân xanh. Quạ xế chiều kêu rộn, Nhạn theo mây về nhanh. Lửa chài, loe trước vũng, Tiều hát, vẳng bên ghềnh. Mặt khách buồn tê tái, Mượn chén giải u tình. Huệ Chi
Cảnh Chiều
Trời xanh biếc bềnh bồng khói quyện ,
Nước sông xanh sóng gợn chiều xuân .
Bên tường qụa réo chiều dần ,
Theo mây đồng quạnh bâng khuâng nhạn về .
Lửa thuyền chài lập lòe sông vắng ,
Tiều hát ca văng vẳng bên ghềnh .
Dàu dàu mặt khách buồn tênh ,
Rượu nồng mượn chén để quên u tình .
Mailoc phỏng dịch
|
Tiểu sử
MẠC ĐĨNH CHI (1272-1346)
Nhà văn Việt Nam, danh sĩ đời Trần Anh Tông, tự là Tiết Phu. Vốn người làng Lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang; sau dời đến làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia.
Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông; giữ các chức: Nhập nội hành khiển, Tả tư lang trung, thăng Thượng thư Tả bộc xạ, kiêm Trung thư coi việc quân dân, tước Ðại liêu ban. Tính ông liêm khiết, được sĩ phu trọng vọng. Ông từng đi sứ Trung quốc 2 lần, được các danh sĩ nước ngòai khen ngợi, khâm phục.
Sau khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học. Nhân dân đời sau vẫn quen gọi là "Trạng nguyên cổ đường".
Ông mất năm Bính Dần- 1346.
Ông là cháu 5 đời của Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông). Ðến đời Mạc Ðăng Dung là cháu 7 đời của ông lên cưới ngôi nhà Lê xưng đế, truy phong ông là Huệ Cảm Linh Khánh vương, có lập điện Sùng Ðức để thờ ông tại phần mộ ở làng Lũng Động.
Tác phẩm chính:
"Ngọc tỉnh liên phú" (trong "Quần hiền phú tập" )
Bốn bài thơ: "Quá Bành Trạch phỏng Ðào Tiềm cựu cư"; "Tảo hành"; "Hỷ tình"; "Vãn cảnh" (trong "Việt âm thi tập" và "Tòan Việt thi lục")
Nhà văn Việt Nam, danh sĩ đời Trần Anh Tông, tự là Tiết Phu. Vốn người làng Lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang; sau dời đến làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia.
Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông; giữ các chức: Nhập nội hành khiển, Tả tư lang trung, thăng Thượng thư Tả bộc xạ, kiêm Trung thư coi việc quân dân, tước Ðại liêu ban. Tính ông liêm khiết, được sĩ phu trọng vọng. Ông từng đi sứ Trung quốc 2 lần, được các danh sĩ nước ngòai khen ngợi, khâm phục.
Sau khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học. Nhân dân đời sau vẫn quen gọi là "Trạng nguyên cổ đường".
Ông mất năm Bính Dần- 1346.
Ông là cháu 5 đời của Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông). Ðến đời Mạc Ðăng Dung là cháu 7 đời của ông lên cưới ngôi nhà Lê xưng đế, truy phong ông là Huệ Cảm Linh Khánh vương, có lập điện Sùng Ðức để thờ ông tại phần mộ ở làng Lũng Động.
Tác phẩm chính:
"Ngọc tỉnh liên phú" (trong "Quần hiền phú tập" )
Bốn bài thơ: "Quá Bành Trạch phỏng Ðào Tiềm cựu cư"; "Tảo hành"; "Hỷ tình"; "Vãn cảnh" (trong "Việt âm thi tập" và "Tòan Việt thi lục")
Trạng Khỉ
Ngoài Phùng Khắc Khoan, Mạc Đĩnh Chi cũng là trạng nguyên của hai nước Nam và nước Tàu.
Sách "Nam Hải Dị Nhân" chép rằng Mạc Ðĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Ðổng huyện Chí Linh (Hải Dương) nguyên về giòng giõi quan thái thú Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý (Hiển Tích đỗ trạng nguyên đời vua Trung Tôn nhà Lý, làm đến Lại bộ thượng thư)
Tục truyền làng Lũng Ðộng có một khu rừng rậm, cây cối bùm tum, lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu đực bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu quen thói lại ra, bị ông kia chém chết bỏ thây tại đấy.
Sáng hôm sau ra xem thì mối đã đùn đất lấp hết, thành gò mả.
Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng sinh ra Mạc Ðĩnh Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống hầu.
Mạc Ðĩnh Chi lớn lên bốn năm tuổi, tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ Hoàng tử là Chiêu Quốc Công mở trường dạy học trò, Mạc Ðĩnh Chi vào học. Ðến năm gần hai mươi tuổi là năm Giáp Thìn đời vua Anh Tôn nhà Trần, Mạc Ðĩnh Chi thi đình văn đáng đỗ đầu cả mọi người nhưng vua trông thấy người hình dáng xấu xa, toan không cho đỗ Trạng nguyên, Ðĩnh Chi làm một bài phú "Ngọc tỉnh liên" để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng Nguyên.
Khi Mạc Ðĩnh Chi phụng mênh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, có hẹn trước với người Tàu ngày mở cửa ải. Bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, Mạc Ðĩnh Chi sai hẹn; hôm sau mới đến thì người Tầu đóng cửa không cho vào. Ðĩnh Chi nói tử tế xin cho mở cửa. Người Tầu ra một câu từ trên ải ném xuống và bảo hễ đối được thì mở cửa.
Câu ra:
"Quá quan trì, quan quan bế; nguyện quá khách quá quan".
Nghĩa là: Qua ải chậm, người coi ải đóng cửa ải, mời khách qua đường qua ải mà đi.
Ðĩnh Chi viết nagay một mảnh giấy, đối lại đưa lên:
"Xuất đối dị, dối đối non, thỉnh tiên sinh tiên đối".
Nghĩa là: Ra đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.
Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên Kim, người tàu thấy ông xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, viên tể tướng Tàu mời vào phủ đường ngồi chơi, Ðĩnh Chi trông thấy trên bức tường có thêu con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là chim thực, đứng dậy chạy lại bắt. Người Tàu cười ầm cả lên. Ðĩnh Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.
Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:
- Tôi có nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai không ai vẽ đậu cành trúc. Nay tể tướng sao lại cho vẽ thế. Trúc là giống cây quân tử, chim sẻ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế là ra cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân tử mỗi ngày suy đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi.
Chúng chịu là biện bác có lẽ.
Ðến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quý. Vua Tàu xai Ðĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.
Sứ Cao Ly làm xong trước.
Sách "Nam Hải Dị Nhân" chép rằng Mạc Ðĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Ðổng huyện Chí Linh (Hải Dương) nguyên về giòng giõi quan thái thú Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý (Hiển Tích đỗ trạng nguyên đời vua Trung Tôn nhà Lý, làm đến Lại bộ thượng thư)
Tục truyền làng Lũng Ðộng có một khu rừng rậm, cây cối bùm tum, lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu đực bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu quen thói lại ra, bị ông kia chém chết bỏ thây tại đấy.
Sáng hôm sau ra xem thì mối đã đùn đất lấp hết, thành gò mả.
Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng sinh ra Mạc Ðĩnh Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống hầu.
Mạc Ðĩnh Chi lớn lên bốn năm tuổi, tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ Hoàng tử là Chiêu Quốc Công mở trường dạy học trò, Mạc Ðĩnh Chi vào học. Ðến năm gần hai mươi tuổi là năm Giáp Thìn đời vua Anh Tôn nhà Trần, Mạc Ðĩnh Chi thi đình văn đáng đỗ đầu cả mọi người nhưng vua trông thấy người hình dáng xấu xa, toan không cho đỗ Trạng nguyên, Ðĩnh Chi làm một bài phú "Ngọc tỉnh liên" để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng Nguyên.
Khi Mạc Ðĩnh Chi phụng mênh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, có hẹn trước với người Tàu ngày mở cửa ải. Bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, Mạc Ðĩnh Chi sai hẹn; hôm sau mới đến thì người Tầu đóng cửa không cho vào. Ðĩnh Chi nói tử tế xin cho mở cửa. Người Tầu ra một câu từ trên ải ném xuống và bảo hễ đối được thì mở cửa.
Câu ra:
"Quá quan trì, quan quan bế; nguyện quá khách quá quan".
Nghĩa là: Qua ải chậm, người coi ải đóng cửa ải, mời khách qua đường qua ải mà đi.
Ðĩnh Chi viết nagay một mảnh giấy, đối lại đưa lên:
"Xuất đối dị, dối đối non, thỉnh tiên sinh tiên đối".
Nghĩa là: Ra đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.
Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên Kim, người tàu thấy ông xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, viên tể tướng Tàu mời vào phủ đường ngồi chơi, Ðĩnh Chi trông thấy trên bức tường có thêu con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là chim thực, đứng dậy chạy lại bắt. Người Tàu cười ầm cả lên. Ðĩnh Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.
Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:
- Tôi có nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai không ai vẽ đậu cành trúc. Nay tể tướng sao lại cho vẽ thế. Trúc là giống cây quân tử, chim sẻ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế là ra cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân tử mỗi ngày suy đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi.
Chúng chịu là biện bác có lẽ.
Ðến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quý. Vua Tàu xai Ðĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.
Sứ Cao Ly làm xong trước.
Lời tâu rằng:
"Uẩn lòng trùng trùng, y Doãn Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề".
Nghĩa là: Ðang lúc nắng nực, thì như ông Y Doãn, ông Chu Côn (ý là đắc dụng với thời). Ðến khi mưa tuyết lạnh ngắt thì như Bá Di, ông Thúc Tề (ý nói là xếp xó một chỗ).
Bấy giờ Mạc Ðĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia, biết là lời lẽ như thế mới suy ra mà đề một bài như sau này:
"Lưu kim thước thạnh, thiên địa vi lô, nhi ư tư thời hề Y, Chu cự nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ; nhi ư tư thời hề Di, Tề ngã phu. Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, dụng ngã nhữ hữu thị phù ?"
Nghĩa là: Nắng chảy vàng tan đá, trời đất như lò lửa, người về lúc ấy ví như Y, Chu, hai ông quan to. Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di Tề, hai người chết đói. Than ôi! Khi dùng đến thì ra khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta với người đuợc thôi.
Ðề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "Y" (Duyệt!), phê rằng "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.
Thường khi Mạc Ðĩnh Chi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:
"Xúc ngã kỵ mã, Ðông di chi nhân dã? Tây di chi nhân dã?".
Nghĩa là: Chạm vào ngựa của ta cưỡi, ấy là người Ðông di hay Tây di?
Mạc Đĩnh Chi đáp liền:
"Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư?"
Nghĩa là: Chắn đường lừa ta đi, thử xem người Nam phương mạnh hay ngoời Bắc phương mạnh.
Lại thường đối đáp người Tàu, Tàu ra rằng:
"An nữ khứ, thỉ nhập vi gia"
(安女去豕入為家)
Nghĩa là chữ An, bỏ chữ Nữ, chữ Thỉ (con heo) vào là chữ Gia (nhà). (Rất xấc xược!)
Ðối rằng:
"Tù, nhân xuất; vương lai thành quốc"
(囚人出王來成国)
Nghĩa là: Chữ Tù bỏ chữ Nhân, chũ Vương đến thì là chữ Quốc. (Rất có chí khí!)
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau tất cả người làm đến đế vương nhưng hiềm về chữ quốc đơn thì hưởng nước không được tràng cửu mấy nỗi.
Lại ra:
"Nhật hỏa vân yên; bạch chú thiêu tàn ngọc thỏ".
nghĩa là: Lửa mặt trời khói đám mây, ngày trắng đốt tàn con thỏ ngọc.
Ðối:
"Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô".
Nghĩa là: Cung mặt nguyệt, dạn nhôi sao chiều hôm bắn rụng cái ô vàng.
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau tất có người cướp nước. (Mạc Ðặng Dung về sau giết vua cướp nước).
Một khi bà hoàng hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc Ðĩnh Chi vào đọc văn tế. Ðến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ "nhất". Ðĩnh Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:
"Thanh thiên nhất đóa vân, hồng tô nhất điểm tuyết, Thượng Uyển nhất chi hoa, Dao Trì nhất phiến nguyệt. Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết".
Nghĩa là: Một đám mây trên trời xanh, một giọt tuyết trong lò đỏ, một cành hoa vườn Thượng Uyển, một vầng trăng ao Dao Trì. Than ôi, mây rã, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
Bài văn này còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.
Ðĩnh Chi làm quan liêm chính hết sức, vua Minh Tôn thường sai người đem mười quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai, ông vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.
Vua bảo rằng:
- Tiền ấy không có ai nhận thì nhà ngươi cứ việc lấy mà tiêu.
Bấy giờ Mạc Ðĩnh Chi mới lấy. Ðến triều vua Hiền Tôn, làm nên đến chức Tả bộc xạ (Tể tướng). Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều. Con ông là Khẩn, Trực, cùng làm đến Ngoại lang. Cháu là Ðịch, Toại, Viên cùng có quyền thế, làm quan lúc nhà Minh cai trị. Ðời cháu chắt thiên (dời) sang ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương thì có Ðăng Dung là cháu 7 đời, làm vua nhà Mạc.
"Uẩn lòng trùng trùng, y Doãn Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề".
Nghĩa là: Ðang lúc nắng nực, thì như ông Y Doãn, ông Chu Côn (ý là đắc dụng với thời). Ðến khi mưa tuyết lạnh ngắt thì như Bá Di, ông Thúc Tề (ý nói là xếp xó một chỗ).
Bấy giờ Mạc Ðĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia, biết là lời lẽ như thế mới suy ra mà đề một bài như sau này:
"Lưu kim thước thạnh, thiên địa vi lô, nhi ư tư thời hề Y, Chu cự nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ; nhi ư tư thời hề Di, Tề ngã phu. Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, dụng ngã nhữ hữu thị phù ?"
Nghĩa là: Nắng chảy vàng tan đá, trời đất như lò lửa, người về lúc ấy ví như Y, Chu, hai ông quan to. Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di Tề, hai người chết đói. Than ôi! Khi dùng đến thì ra khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta với người đuợc thôi.
Ðề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "Y" (Duyệt!), phê rằng "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.
Thường khi Mạc Ðĩnh Chi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:
"Xúc ngã kỵ mã, Ðông di chi nhân dã? Tây di chi nhân dã?".
Nghĩa là: Chạm vào ngựa của ta cưỡi, ấy là người Ðông di hay Tây di?
Mạc Đĩnh Chi đáp liền:
"Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư?"
Nghĩa là: Chắn đường lừa ta đi, thử xem người Nam phương mạnh hay ngoời Bắc phương mạnh.
Lại thường đối đáp người Tàu, Tàu ra rằng:
"An nữ khứ, thỉ nhập vi gia"
(安女去豕入為家)
Nghĩa là chữ An, bỏ chữ Nữ, chữ Thỉ (con heo) vào là chữ Gia (nhà). (Rất xấc xược!)
Ðối rằng:
"Tù, nhân xuất; vương lai thành quốc"
(囚人出王來成国)
Nghĩa là: Chữ Tù bỏ chữ Nhân, chũ Vương đến thì là chữ Quốc. (Rất có chí khí!)
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau tất cả người làm đến đế vương nhưng hiềm về chữ quốc đơn thì hưởng nước không được tràng cửu mấy nỗi.
Lại ra:
"Nhật hỏa vân yên; bạch chú thiêu tàn ngọc thỏ".
nghĩa là: Lửa mặt trời khói đám mây, ngày trắng đốt tàn con thỏ ngọc.
Ðối:
"Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô".
Nghĩa là: Cung mặt nguyệt, dạn nhôi sao chiều hôm bắn rụng cái ô vàng.
Người Tàu phê rằng:
- Con cháu về sau tất có người cướp nước. (Mạc Ðặng Dung về sau giết vua cướp nước).
Một khi bà hoàng hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc Ðĩnh Chi vào đọc văn tế. Ðến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ "nhất". Ðĩnh Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:
"Thanh thiên nhất đóa vân, hồng tô nhất điểm tuyết, Thượng Uyển nhất chi hoa, Dao Trì nhất phiến nguyệt. Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết".
Nghĩa là: Một đám mây trên trời xanh, một giọt tuyết trong lò đỏ, một cành hoa vườn Thượng Uyển, một vầng trăng ao Dao Trì. Than ôi, mây rã, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
Bài văn này còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.
Ðĩnh Chi làm quan liêm chính hết sức, vua Minh Tôn thường sai người đem mười quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai, ông vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.
Vua bảo rằng:
- Tiền ấy không có ai nhận thì nhà ngươi cứ việc lấy mà tiêu.
Bấy giờ Mạc Ðĩnh Chi mới lấy. Ðến triều vua Hiền Tôn, làm nên đến chức Tả bộc xạ (Tể tướng). Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều. Con ông là Khẩn, Trực, cùng làm đến Ngoại lang. Cháu là Ðịch, Toại, Viên cùng có quyền thế, làm quan lúc nhà Minh cai trị. Ðời cháu chắt thiên (dời) sang ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương thì có Ðăng Dung là cháu 7 đời, làm vua nhà Mạc.
********************************
TRỜI CHIỀU ĐẤT KHÁCH
Trời xanh khói trắng nổi bồng bềnh
Sóng gợn chiều xuân bến vắng tênh
Lũ quạ đầu tường kêu rộn rã
Nhạn bầy đồng quạnh lướt bay nhanh
Lửa thuyền chài loé trên sông lạnh
Tiều hát nghiêu ngao vẳng cuối ghềnh
Lữ khách dào dào buồn nét mặt
Để quên, mượn rượu giải sầu tình
**********************
***********************************
Khói quyện bầu trời xanh biếc,
Sóng xuân nước dợn lăn tăn.
Quạ kêu chiều rơi tường vắng,
Nhạn trời đưa tiễn phù vân.
Lửa chài bên vàm thấp thoáng,
Tiều phu cất tiếng cách sông.
Lữ khách buồn thân cô quạnh,
Giải sầu mượn chén đêm thanh !
Đỗ Chiêu Đức
NGẮM CẢNH CHIỀU HÔM
Giữa nền trời biếc, khói lan ra...
Sông nước mùa xuân óng mượt mà
Tiếng quạ tường rêu kêu nắng muộn
Bóng chim đồng rộng tiễn mây qua
Lửa chài thuyền cá soi vàm hẹp
Tiếng hát tiều phu vọng khoảng xax
Lữ khách cô đơn buồn áo não
Rượu nồng chuếnh choáng, mắt cay nhòa.
Phương Hà
***********************************
CẢNH CHIỀU
Khói quyện bầu trời xanh biếc,
Sóng xuân nước dợn lăn tăn.
Quạ kêu chiều rơi tường vắng,
Nhạn trời đưa tiễn phù vân.
Lửa chài bên vàm thấp thoáng,
Tiều phu cất tiếng cách sông.
Lữ khách buồn thân cô quạnh,
Giải sầu mượn chén đêm thanh !
Đỗ Chiêu Đức
***********************************
Đầu năm góp lời
晚 景 Vãn cảnh Cảnh chiều
空 翠 浮 烟 色 Không thúy phù yên sắc Trời xanh, khói trợ sắc;
春 藍 發 水 紋 Xuân lam phát thủy văn Dòng biếc, nước khơi làn.
墻 烏 啼 落 照 Tường ô đề lạc chiếu Quạ tường réo nắng nhạt;
野 鴈 送 歸 雲 Dã nhạn tống quy vân Nhạn đồng tiễn mây lan.
漁 火 前 灣 見 Ngư hỏa tiền loan kiến Bên vũng, chài nhóm lửa;
樵 歌 隔 岸 聞 Tiều ca cách ngạn văn Cách sông, tiều ca hoan.
旅 顏 悲 冷 落 Lữ nhan bi lãnh lạc Khách buồn, đìu hiu lắm;
借 酒 作 微 醺 Tá tửu tác vi huân Rượu nhạt, chếnh choáng toan.
莫 挺 之 詩 Mạc Đĩnh Chi thi Danh Hữu dịch
Cùng các bạn,
Trên đây là bài thơ của Mạc Đĩnh Chi (1280—1346) được chép trong Hoàng Việt Thi Tuyển, có lẽ ông làm trên đường đi sứ, vì cảnh tả thường thấy trên các dòng thơ của thi gia Tầu và đó là cảnh bên Trung quốc hơn là bên ta. Trong thi pháp của thơ Đường luật là 8 câu 5 vần, thì nếu bài thơ chỉ có 4 vần, tức câu đầu là vận trắc, thì cặp câu ở đầu đó phải là một cặp đối, đồng nghĩa với bài thơ có 3 cặp đối. Bạn đừng quên nhé !
Bài thơ này có một đặc điểm là toàn bài đều là những cặp đối, tức có 4 cặp đối.
Bài thơ đã được bạn Lộc giới thiệu đâu tuần trước mà hôm nay, nhân đầu năm rảnh rang tôi mới có dịp đọc và nhân tiện gỏ lại và dịch luôn, tặng các bạn thưởng thức mấy ngày đầu năm Dương lịch.
Dịch thơ là giới thiệu một nội dung ở một ngôn ngữ khác đến với người đọc, do vậy, ta nên cố gắng giữ sao cho đạt mức trung thành tối thiểu với nội dung mà tác giả đã diễn tả, nếu không là ta đã phạm lỗi làm sai lệch nội dung của nguyên tác và tuy không ai bắt bẻ chúng ta, cũng là chuyện không nên.
Đầu năm, viết vài lời tâm sự của một người chuyên làm công việc dịch thơ, chỉ với thiện ý, xin đừng nghĩ khác.
Cũng nhân tiện đầu năm, xin gởi đến quý bạn Thi Hữu, lời chúc <gồm vạn lời chúc trên thế gian> để cầu mong tất cả chúng ta đều đầy những hy vọng và hân hoan.
Danh Hữu
(Đại Paris, ngày 03 Janvier 2015)
*********************
Hôm nay, xin gởi đến quý Thi Hữu đọc chơi cho vui, một bài mình vừa dịch, nhân tình cờ đọc được sáng nay, chút hương vị của Paris. Cũng là để kết thúc mấy ngày đầu năm còn rảnh rang.
Thân mến !
Danh Hữu
TÔI NGỠ KHI TÔI GIÀ
Danh Hữu dịch
Tôi cứ ngỡ, tuổi già đầy khó chịu,
Mỗi qua mùa, năm tháng cứ băn khoăn,
Sợ gió mưa, sợ tâm hồn yểu xịu,
Sợ tóc phai màu, sợ cả nếp nhăn.
Nhưng chợt nhận cái già đâu cứ tuổi,
Đừng than van mà hãy cứ vui lên.
Rồi từng bước, hưởng những ngày tiếp nối,
Đẹp biết bao, hơn là mãi than rên
.
Tôi cứ ngỡ, tuổi già trời xám xịt,
Xuân thiếu hoa, môi chẳng nở nụ cười,
Hoa thiếu lời ca, cây buổn thin thít;
Cuốn sách vô duyên, ngọn bút để lười;
Và chợt nhận, tuổi già, thêm sáng suốt,
Sống khoảnh khắc, chẳng cần nghĩ ngày mai.
Thôi không đếm, tuổi đời đà quen thuộc,
Mặc thời gian, cầm ngọn bút lai rai...
Tôi cứ ngỡ, tuổi già, lòng biến đổi,
Hết thời hồn nhiên, đếm những vì sao,
Tim đã chai lì, lửa đâu còn thổi,
Trời phủ mây, và cuộc sống xôn xao.
Rồi khám phá những đóa hồng đẹp nhất,
Khi nở vào thu, dưới mắt, tuyệt vời !
Tôi hít thật sâu, mùi hương phảng phất,
Tuổi vào thu, ta dành ướp hương đời.
Sáng ngày 4 Janvier 2015
Nguyên tác :
"JE CROYAIS QUE VIEILLIR..."
De Marcelle Paponneau
Je croyais que vieillir me rendait bien maussade,
Craignant chaque saison, les années, le tapage,
Le grand vent et la pluie, l'esprit qui se dégrade,
Les cheveux clairsemés, les rides du visage.
Et puis je m'apercois que vieillir n'a pas d'âge,
Qu' il ne faut point gémir, au contraire chanter.
Et même, à petits pas, les jours on l'avantage
D'être beaux et trop courts quant il sont limités.
Je croyais que vieillir c'estait le ciel tous gris,
Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
Les fleurs sans chansons, les arbres rabougrir,
Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.
Et puis je m'aperçois que vieilir rendre bien sage,
Que je vis chaque instant sans penser à demain,
Que je ne compte plus les années de mon âge,
Peu importe le temps, le crayon à la main.
Je croyais que le vieillir transformerait mon âme,
Que je ne saurais plus compter les étoiles
Que mon coeur endurci n'aurait plus cette flamme,
Qui transforme ma vie lorsque le ciel se voile.
Et puis je m'apercois que les plus belles roses
Fleurissent à l'automne et sous mes yeux ravis,
Je respire très fort ce doux parfum que j'ose
Garder pour embaumer l'automne de ma vie.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét