Hơn Nửa Thế Kỷ Nhớ Lại
Lý Văn Nghiên
Khóa 2 VHH
Nửa thế kỷ là bao lâu?
Đếm đi đếm lại tê đầu
ngón tay
Thẫn thờ đếm gió đếm mây
Hồ nghi buổi hội ngộ này
thực hư?
…………
Trong vườn ký ức hoa rêu
nở thầm
Màu hoa trên mái Di Luân
Màu rêu non trước mộ
phần bút nghiên
Ngũ thập niên ngũ thập
niên!
Xiết bao thương hải tang
điền
Hồn nho sinh, chữ thánh
hiền còn thơm!
(Trích bài thơ “Năm Mươi Băm” của Phạm Ngọc Lư
Cựu SV Viện Hán học Huế
khóa 5, viết trong dịp dự Kỷ Niệm 50 năm Viện Hán Học Huế 2009. Đúng là 50 năm “đếm đi, đếm lại tê đầu ngón
tay” huống hồ bây giờ đã 55 năm. Thời gian này đối với một đời người là dài
lắm! Những cô cậu mới ngày trước đây là những sinh viên mặt mày non choẹt, dáng
vẻ ngây thơ, thánh thiện, còn ham chơi đùa hoang nghịch lại ôm cuốn “Khổng Học Đăng” lục lọi trong vườn Khổng rừng Nho thì nay tuổi trẻ nhất cũng đã ngoại
thất tuần, còn xấp xỉ bát tuần và ngoại bát tuần cũng nhiều lắm! Tôi còn nhớ rõ
hồi ấy tôi đang học lớp đệ tam (nay là lớp 10) ban B trường Quốc Học thì ba tôi
mặt mày nghiêm trọng và lo lắng gọi tôi vào nhà để ba tôi nói chuyện. “Con
chuẩn bị làm hồ sơ để thi vào Viện Hán Học - Đại Học Huế”, ba tôi nói một cách
cương quyết. “Ba đã bàn với Thầy Phan Văn Dật” (Thầy Dật ở 28 đường Lục Bộ, gia
đình tôi ở cùng đường với Thầy số 34. Mỗi lần đi làm về, Thầy hay ghé nhà hàn
huyên tâm sự với ba tôi, một giáo sư dạy Pháp văn ở trường Bồ Đề). Biết là
không thể cưỡng lời ba, tôi im lặng gật đầu. Thế là từ một học sinh phổ thông,
tôi trở thành một sinh viên Đại Học Huế sau kỳ thi tuyển mà bằng hữu tôi thường
hay ghẹo tôi là “Cụ Đồ.” Trước một ngày đi rút hồ sơ tại trường Quốc Học, tôi
lo lắng và suy nghĩ miên man đến nỗi không ngủ được suốt đêm. Từ một cậu học
sinh ham chơi, ham mê văn nghệ, mê hát hò bây giờ lại học Hán Văn, lại làm cụ
đồ Nho nghiêm trang, đạo mạo, cho nên cứ suy nghĩ và do dự mãi. “Hán học là cái
gì? Sao lại đi học Hán học mà lại học đến 5 năm? Và sau này sẽ làm việc gì?
Ngành gì?... Vô số thắc mắc, vô số câu hỏi hiện về dồn dập trong đầu tôi.
Ngày khai giảng tôi thật sự ngạc nhiên và bối rối. Sinh viên Viện Hán Học có đủ các miền Trung Nam, có sinh viên lớn hơn tôi trên cả 10 tuổi, ai cũng tươm tất, áo sơ mi tay dài và cà vạt chỉnh tề. Phía bên trên là quý Cụ, quý Thầy có một số mặc khăn đóng áo dài. Tôi nghe giới thiệu Ban Giám Đốc, quý vị quan khách. Ấn tượng nhất đối với tôi là Linh Mục Cao Văn Luận (mà sinh viên thường gọi thân thương là Cha Luận), tướng mạo đẹp đẽ, phong thái uy nghi. Rồi đến một người khác làm tôi chú ý rất nhiều đó là Cha Thích. Cha Thích người gầy ốm, nét mặt luôn luôn tươi cười dễ mến nhưng rất cẩn trọng. Tôi cũng không quên được hình ảnh cụ Nguyễn Huy Nhu vị tiến sĩ cuối cùng của triều Nguyễn đến với tư cách Hội trưởng Hội Cổ Học Việt Nam.
Sau đó là giờ Hán Văn đầu tiên rất ấn tượng của Linh Mục Nguyễn Văn Thích. Cha vui vẻ, tận tình và rất thương sinh viên. Trước khi phát không cho sinh viên cuốn sách, Cha nắn nót viết trên bảng 5 chữ Nho và Cha giải thích đó là đề cuốn sách mà các cậu vừa nhận “Hán văn tân khóa bản.” Mọi sự tò mò và ngạc nhiên bắt đầu đi qua, tôi cũng bắt đầu cảm thấy thích thú và hạnh phúc với chữ Nho. Về đến nhà là mân mê ngồi tập viết. Chỉ sau ba tháng, Cha đã bắt đầu cho chúng tôi học một số bài thơ dễ và ngắn gọn như “Bình sơn cao, Hương thủy thanh, Thùy tạo nhữ, Hữu vô tình” hay “Xuân du phương thảo địa, Hạ thưởng lục hà trì, Thu ẩm Hoàng hoa tửu, Đông ngâm Bạch tuyết thi.” Và cứ như thế dòng đời trôi lặng lẽ, êm ả và có lúc cảm thấy thoải mái nữa. Cuộc sống thì khỏi lo, cứ ba tháng lãnh học bổng một lần. No thì không no lắm, còn đói thì không, lại thừa tiền dẫn bạn bè hay bạn gái đi ăn chè đá bào hay uống cà phê. Ôi vui quá, hạnh phúc quá, lần đầu tiên được làm sinh viên lại có tiền trong tay để chi tiêu. Nhớ mãi những bạn bè lặn lội từ miền sông nước Cửu Long ra tận đến nơi đây theo học. Lạ nước, lạ cái lại lạ cả giọng nói, thế mà các anh chị ấy vẫn vui vẻ, mau hòa nhập và nhiều anh chị ấy lại học rất giỏi. Chưa có một lớp học nào mà đa dạng tuổi tác, đa dạng vùng miền và đa dạng trình độ như ở Viện Hán Học. Nhìn các sinh viên gốc Hoa đọc viết Hán Văn tôi thật sự “ớn lạnh.” Nhìn lại khả năng và trình độ của mình, tôi rất lo lắng, không biết mình có theo nổi không. Một số bài học thật tình tôi không hiểu hết vì thầy giảng nhanh và cao quá. Do vậy, những tháng đầu tiên thay vì đi vui chơi với bạn bè trong ngày Chủ Nhật, tôi lại phải ôm sách đến nhà các cụ xưa để nhờ giảng lại và giải thích. Chỉ có hai môn Bắc Sử của cụ Nguyễn Duy Bột và căn bản chữ Hán của Thầy Nguyễn Hồng Giao là tôi tiếp thu kịp.
Và tại ngôi trường này, tôi lại được kết thân với hai người bạn mới là anh Trần Văn Dật, anh Nguyễn Bá Yên cùng ở Thành Nội với nhau. Ba anh em chúng tôi xoắn vó với nhau như anh em ruột. Chúng tôi cùng đi học, cùng đi chơi và có khi cùng đi tán gái với nhau. Trên tôi một khóa có anh Phan Thuận An cũng rất thân thiết với tôi. Tôi thường đến nhà anh An tập văn nghệ bởi tôi mê ca nhạc lắm. Anh An học giỏi lại là một nhạc sĩ nghiệp dư, một nhà thơ, và cũng là một sinh viên rất lãng mạn. Nói chung, anh ấy đa tài lắm. Bài nhạc nào viết xong là anh cho tôi tập ngay. Đến ca hát và tập dượt cùng chúng tôi còn có chị Thanh Hương (Khóa 3) nữa. Chị Thanh Hương thời ấy đẹp lắm. Tôi thích nhìn mãi. Không biết anh An có mê không. Nhưng mỗi lần có chị ấy đến, mặt anh An sáng rực. Và cứ như thế tại Viện Hán Học một ban văn nghệ được hình thành. Anh An lo tập dượt, anh Lê Anh đàn guitare và anh Vương Hữu Lễ đàn mandoline rất điêu luyện. Tôi và chị Hồng Hạnh (khóa 1) là những giọng ca chính. Chị Hồng Hạnh có giọng ca trong trẻo và truyền cảm lắm cùng với nét mặt thùy mị dễ thương nên cũng được nhiều người mến mộ. Ngoài ra còn có chị Tiên Phước và anh Hồ Trọng Ấm cùng khóa với tôi cũng có giọng hát nhẹ nhàng, dễ thương. Sau này có thêm anh Trần Đại Hiền (năm thứ nhất quy chế mới) một giọng ca rất ấm cúng truyền cảm. Tôi cũng không quên và kết nạp thêm anh Hồ Văn Xê (khóa 4) một người bạn mới có năng khiếu về hài hước. Do vậy, ban văn nghệ Viện Hán Học xuất hiện không thua kém gì các phân khoa khác. Có lần chúng tôi đã mướn hội trường của Phòng Thông tin Hoa Kỳ (đường Lý Thường Kiệt bây giờ) để tổ chức 2 đêm văn nghệ thu tiền giúp đồng bào bão lụt và rất thành công. Học đến năm thứ 3, tôi lại yêu thích khiêu vũ, do anh Hồ Trọng Ấm và anh Hoàng Diêu bày cho. Mỗi tháng cũng một hay hai lần tổ chức sàn nhảy. Tôi không có tiền nên được phân công làm tổ chức và tìm địa điểm. Thầy Nguyễn Hữu Châu Phan thời đó là nhà tài trợ chính cho chúng tôi. Thời đó Thầy Phan còn độc thân, lương lớn lại là con nhà giàu nên thầy cũng “bay bướm” lắm. Và cứ thế giòng đời vẫn trôi lặng lẽ.
Đến năm 1963, sau cuộc đảo chính 1/11 nhà Ngô không còn nữa thì cục diện của Viện Hán Học lúc này trở nên quá khó khăn. Không khí của Viện Hán Học lúc này chùng xuống rất rõ ràng. “Mỹ ý” của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trở thành một gánh rất nặng cho những người có trách nhiệm. Đúng là “bỏ thì thương, vương thì nặng.” Biểu hiện rõ ràng nhất là vào năm 1964, khi khóa đầu tiên tốt nghiệp. Trải qua gần 1 năm mà chỉ có một người được tuyển dụng là anh Vương Hữu Lễ đỗ thủ khoa. Sự lo lắng lan tỏa rất nhanh trong tập thể sinh viên mà đặc biệt là khóa chúng tôi đang ở năm học cuối cùng với gần 60 sinh viên sắp ra trường. Chuyện đấu tranh đòi quyền lợi của sinh viên là một lẽ đương nhiên. Cái gì đến nó phải đến. (phần này tôi không nói thêm nữa vì đã trình bày rõ ràng và đầy đủ trong bài “Những diễn biến liên quan đến việc giải thể Viện Hán học Huế” đăng trong Đặc San Ký Ức và Hoài Niệm năm 2009. Ai ở trong hoàn cảnh và tâm trạng của sinh viên chúng tôi hồi đó mới thấu hiểu được 5 năm dài dằng dặc, ăn học tốn kém, gia đình hy vọng thế mà phút chốc đã tan tành theo mây khói. Câu chuyện xầm xì trong các lớp học vẫn là vấn đề tuyển dụng. Thầy nhìn trò như để chia xẻ, trò nhìn Thầy và nhìn Ban Giám đốc như để cầu cứu và thúc giục. Và từ Bộ cho tới Viện Đại Học đều ngoảnh mặt làm ngơ. Một thiết chế văn hóa được chính Tổng Thống ký nghị định thành lập (nghị định số 389.GD ngày 8/10/1959 thiết lập Viện Hán học Huế) với quy mô rất lớn trong quy hoạch tổ chức và đào tạo đang ở trong thời kỳ hấp hối. May mà lúc đó sinh viên chúng ta đoàn kết một lòng để đấu tranh đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Chúng ta rất khôn khéo nhưng cũng rất quyết liệt và yêu cầu rất rõ ràng. Chúng ta không đòi hỏi giải tán Viện Hán Học mà chỉ yêu cầu cải tổ một Viện Hán Học Huế có thực chất và giải quyết tức khắc việc làm cho sinh viên lúc ra trường. Nhưng cả hai nguyện vọng ấy đều không được đáp ứng thì giải pháp bất đắc dĩ phải chấp nhận đó là giải thể Viện và giải quyết tất cả quyền lợi của sinh viên các khóa. Sau khi Viện giải thể, rất nhiều trí thức, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu và báo giới đã lên tiếng phản bác quyết định này của Bộ Giáo Dục. Lý luận của họ là phải giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc. Nhưng họ quên rằng chính anh em chúng tôi là những chiến sĩ tiên phong trong mặt trận này. Chấp nhận ứng thí, chấp nhận khó khăn và tốn kém để theo học đến 5 năm, hơn ai hết, chúng tôi là những người hiểu rõ nhất điều này. Cũng có nhà báo lý luận rằng “binh sĩ chán nản có dẹp được quân đội không?” Đây là một so sánh rất khập khiễng. Đáng lẽ ông ấy phải nói “binh sĩ đói có đánh giặc được không?” Cho nên trong việc binh quân, hậu cần vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Các vị ấy bảo chúng tôi phải giữ gìn văn hóa dân tộc, duy trì cho được tinh hoa vốn cổ. Điều ấy rất hay và rất quan trọng. Nhưng ai tạo cơ hội cho chúng tôi được phục vụ đất nước, được truyền bá văn hóa nước nhà. Và ai sẽ cho chúng tôi miếng cơm manh áo để thi hành những sứ mạng cao quý ấy. Cuối cùng, công văn ND 742/VN GD ngày 26/5/1965 của bộ VHGD đã giải tán Viện Hán học và giải quyết tất cả các nguyện vọng của sinh viên. 70 sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng chính ngạch, mấy chục sinh viên khác được chuyển thẳng vào khoa Việt Hán Trường ĐHSP và được miễn học năm dự bị, hầu hết số còn lại được chuyển thẳng vào trường SP Quy Nhơn, có người được chuyển thẳng vào năm thứ 2. Mãi cho đến ngày 22/9/1965, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ, ký quyết định giải tán Viện Hán Học Huế kể từ niên khóa1965 - 1966 theo đề nghị của Tổng Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội kiêm Ủy Hiên VHGD Trần Ngọc Ninh (Viện Hán Học do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký thành lập thì giải tán cũng phải do Nguyên Thủ mới là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, nay gọi là Thủ Tướng, ký giải tán mới hợp pháp). Thế là chúng ta đã có 70 nhà giáo tốt nghiệp Viện Hán học Huế được tuyển dụng phục vụ trong nhiều trường học, cơ sở văn hóa từ Cà Mau cho đến Quảng Trị. Phải chăng họ là những chiến sĩ phục vụ đắc lực trong mặt trận bảo tồn văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó có cả gần trăm sinh viên vào các trường ĐHSP, SP Quy Nhơn hay các trường Văn Khoa đã trở thành những nhà giáo có uy tín, những nhà nghiên cứu hay những công chức chủ chốt trong ngành giáo dục, văn hóa. Vì sao có được những thành quả như thế? Công lao trước tiên là quý Thầy ở Viện đã tận tình dạy dỗ. Nhờ thế mà những năm ở Viện Hán Học, sinh viên đã có những hiểu biết rất cơ bản, một vốn liếng chữ Hán - Việt rất phong phú, cũng như ảnh hưởng đạo lý Khổng - Mạnh. Từ vốn có ấy, họ luôn luôn tự thân vận động, phấn đấu đi lên cho nên đạt được thành quả là lẽ tất yếu. Hãy nhớ lại và hồi tưởng lại không khí ảm đạm của Viện chúng ta trong thời điểm ấy. Không đoàn kết lại với một lòng một dạ để yêu cầu những người có trách nhiệm phải giải quyết dứt điểm các nguyện vọng của chúng ta thì sau đó cơ sự của chúng ta sẽ như thế nào? Đó là hình ảnh một nhà trường tê liệt, hàng trăm sinh viên phải dở dang mọi chuyện, Thầy dạy cầm chừng, sinh viên học lấy lệ. Những ai đã tốt nghiệp thì đem mảnh bằng về nhà treo giàn bếp rồi đắp chiếu nằm ngủ. Cho nên, một giải pháp đồng bộ lúc ấy là giải pháp tốt nhất cho các sinh viên và cũng là một bài học nhớ đời cho những người có trách nhiệm.
Ngày khai giảng tôi thật sự ngạc nhiên và bối rối. Sinh viên Viện Hán Học có đủ các miền Trung Nam, có sinh viên lớn hơn tôi trên cả 10 tuổi, ai cũng tươm tất, áo sơ mi tay dài và cà vạt chỉnh tề. Phía bên trên là quý Cụ, quý Thầy có một số mặc khăn đóng áo dài. Tôi nghe giới thiệu Ban Giám Đốc, quý vị quan khách. Ấn tượng nhất đối với tôi là Linh Mục Cao Văn Luận (mà sinh viên thường gọi thân thương là Cha Luận), tướng mạo đẹp đẽ, phong thái uy nghi. Rồi đến một người khác làm tôi chú ý rất nhiều đó là Cha Thích. Cha Thích người gầy ốm, nét mặt luôn luôn tươi cười dễ mến nhưng rất cẩn trọng. Tôi cũng không quên được hình ảnh cụ Nguyễn Huy Nhu vị tiến sĩ cuối cùng của triều Nguyễn đến với tư cách Hội trưởng Hội Cổ Học Việt Nam.
Sau đó là giờ Hán Văn đầu tiên rất ấn tượng của Linh Mục Nguyễn Văn Thích. Cha vui vẻ, tận tình và rất thương sinh viên. Trước khi phát không cho sinh viên cuốn sách, Cha nắn nót viết trên bảng 5 chữ Nho và Cha giải thích đó là đề cuốn sách mà các cậu vừa nhận “Hán văn tân khóa bản.” Mọi sự tò mò và ngạc nhiên bắt đầu đi qua, tôi cũng bắt đầu cảm thấy thích thú và hạnh phúc với chữ Nho. Về đến nhà là mân mê ngồi tập viết. Chỉ sau ba tháng, Cha đã bắt đầu cho chúng tôi học một số bài thơ dễ và ngắn gọn như “Bình sơn cao, Hương thủy thanh, Thùy tạo nhữ, Hữu vô tình” hay “Xuân du phương thảo địa, Hạ thưởng lục hà trì, Thu ẩm Hoàng hoa tửu, Đông ngâm Bạch tuyết thi.” Và cứ như thế dòng đời trôi lặng lẽ, êm ả và có lúc cảm thấy thoải mái nữa. Cuộc sống thì khỏi lo, cứ ba tháng lãnh học bổng một lần. No thì không no lắm, còn đói thì không, lại thừa tiền dẫn bạn bè hay bạn gái đi ăn chè đá bào hay uống cà phê. Ôi vui quá, hạnh phúc quá, lần đầu tiên được làm sinh viên lại có tiền trong tay để chi tiêu. Nhớ mãi những bạn bè lặn lội từ miền sông nước Cửu Long ra tận đến nơi đây theo học. Lạ nước, lạ cái lại lạ cả giọng nói, thế mà các anh chị ấy vẫn vui vẻ, mau hòa nhập và nhiều anh chị ấy lại học rất giỏi. Chưa có một lớp học nào mà đa dạng tuổi tác, đa dạng vùng miền và đa dạng trình độ như ở Viện Hán Học. Nhìn các sinh viên gốc Hoa đọc viết Hán Văn tôi thật sự “ớn lạnh.” Nhìn lại khả năng và trình độ của mình, tôi rất lo lắng, không biết mình có theo nổi không. Một số bài học thật tình tôi không hiểu hết vì thầy giảng nhanh và cao quá. Do vậy, những tháng đầu tiên thay vì đi vui chơi với bạn bè trong ngày Chủ Nhật, tôi lại phải ôm sách đến nhà các cụ xưa để nhờ giảng lại và giải thích. Chỉ có hai môn Bắc Sử của cụ Nguyễn Duy Bột và căn bản chữ Hán của Thầy Nguyễn Hồng Giao là tôi tiếp thu kịp.
Và tại ngôi trường này, tôi lại được kết thân với hai người bạn mới là anh Trần Văn Dật, anh Nguyễn Bá Yên cùng ở Thành Nội với nhau. Ba anh em chúng tôi xoắn vó với nhau như anh em ruột. Chúng tôi cùng đi học, cùng đi chơi và có khi cùng đi tán gái với nhau. Trên tôi một khóa có anh Phan Thuận An cũng rất thân thiết với tôi. Tôi thường đến nhà anh An tập văn nghệ bởi tôi mê ca nhạc lắm. Anh An học giỏi lại là một nhạc sĩ nghiệp dư, một nhà thơ, và cũng là một sinh viên rất lãng mạn. Nói chung, anh ấy đa tài lắm. Bài nhạc nào viết xong là anh cho tôi tập ngay. Đến ca hát và tập dượt cùng chúng tôi còn có chị Thanh Hương (Khóa 3) nữa. Chị Thanh Hương thời ấy đẹp lắm. Tôi thích nhìn mãi. Không biết anh An có mê không. Nhưng mỗi lần có chị ấy đến, mặt anh An sáng rực. Và cứ như thế tại Viện Hán Học một ban văn nghệ được hình thành. Anh An lo tập dượt, anh Lê Anh đàn guitare và anh Vương Hữu Lễ đàn mandoline rất điêu luyện. Tôi và chị Hồng Hạnh (khóa 1) là những giọng ca chính. Chị Hồng Hạnh có giọng ca trong trẻo và truyền cảm lắm cùng với nét mặt thùy mị dễ thương nên cũng được nhiều người mến mộ. Ngoài ra còn có chị Tiên Phước và anh Hồ Trọng Ấm cùng khóa với tôi cũng có giọng hát nhẹ nhàng, dễ thương. Sau này có thêm anh Trần Đại Hiền (năm thứ nhất quy chế mới) một giọng ca rất ấm cúng truyền cảm. Tôi cũng không quên và kết nạp thêm anh Hồ Văn Xê (khóa 4) một người bạn mới có năng khiếu về hài hước. Do vậy, ban văn nghệ Viện Hán Học xuất hiện không thua kém gì các phân khoa khác. Có lần chúng tôi đã mướn hội trường của Phòng Thông tin Hoa Kỳ (đường Lý Thường Kiệt bây giờ) để tổ chức 2 đêm văn nghệ thu tiền giúp đồng bào bão lụt và rất thành công. Học đến năm thứ 3, tôi lại yêu thích khiêu vũ, do anh Hồ Trọng Ấm và anh Hoàng Diêu bày cho. Mỗi tháng cũng một hay hai lần tổ chức sàn nhảy. Tôi không có tiền nên được phân công làm tổ chức và tìm địa điểm. Thầy Nguyễn Hữu Châu Phan thời đó là nhà tài trợ chính cho chúng tôi. Thời đó Thầy Phan còn độc thân, lương lớn lại là con nhà giàu nên thầy cũng “bay bướm” lắm. Và cứ thế giòng đời vẫn trôi lặng lẽ.
Đến năm 1963, sau cuộc đảo chính 1/11 nhà Ngô không còn nữa thì cục diện của Viện Hán Học lúc này trở nên quá khó khăn. Không khí của Viện Hán Học lúc này chùng xuống rất rõ ràng. “Mỹ ý” của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trở thành một gánh rất nặng cho những người có trách nhiệm. Đúng là “bỏ thì thương, vương thì nặng.” Biểu hiện rõ ràng nhất là vào năm 1964, khi khóa đầu tiên tốt nghiệp. Trải qua gần 1 năm mà chỉ có một người được tuyển dụng là anh Vương Hữu Lễ đỗ thủ khoa. Sự lo lắng lan tỏa rất nhanh trong tập thể sinh viên mà đặc biệt là khóa chúng tôi đang ở năm học cuối cùng với gần 60 sinh viên sắp ra trường. Chuyện đấu tranh đòi quyền lợi của sinh viên là một lẽ đương nhiên. Cái gì đến nó phải đến. (phần này tôi không nói thêm nữa vì đã trình bày rõ ràng và đầy đủ trong bài “Những diễn biến liên quan đến việc giải thể Viện Hán học Huế” đăng trong Đặc San Ký Ức và Hoài Niệm năm 2009. Ai ở trong hoàn cảnh và tâm trạng của sinh viên chúng tôi hồi đó mới thấu hiểu được 5 năm dài dằng dặc, ăn học tốn kém, gia đình hy vọng thế mà phút chốc đã tan tành theo mây khói. Câu chuyện xầm xì trong các lớp học vẫn là vấn đề tuyển dụng. Thầy nhìn trò như để chia xẻ, trò nhìn Thầy và nhìn Ban Giám đốc như để cầu cứu và thúc giục. Và từ Bộ cho tới Viện Đại Học đều ngoảnh mặt làm ngơ. Một thiết chế văn hóa được chính Tổng Thống ký nghị định thành lập (nghị định số 389.GD ngày 8/10/1959 thiết lập Viện Hán học Huế) với quy mô rất lớn trong quy hoạch tổ chức và đào tạo đang ở trong thời kỳ hấp hối. May mà lúc đó sinh viên chúng ta đoàn kết một lòng để đấu tranh đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Chúng ta rất khôn khéo nhưng cũng rất quyết liệt và yêu cầu rất rõ ràng. Chúng ta không đòi hỏi giải tán Viện Hán Học mà chỉ yêu cầu cải tổ một Viện Hán Học Huế có thực chất và giải quyết tức khắc việc làm cho sinh viên lúc ra trường. Nhưng cả hai nguyện vọng ấy đều không được đáp ứng thì giải pháp bất đắc dĩ phải chấp nhận đó là giải thể Viện và giải quyết tất cả quyền lợi của sinh viên các khóa. Sau khi Viện giải thể, rất nhiều trí thức, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu và báo giới đã lên tiếng phản bác quyết định này của Bộ Giáo Dục. Lý luận của họ là phải giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc. Nhưng họ quên rằng chính anh em chúng tôi là những chiến sĩ tiên phong trong mặt trận này. Chấp nhận ứng thí, chấp nhận khó khăn và tốn kém để theo học đến 5 năm, hơn ai hết, chúng tôi là những người hiểu rõ nhất điều này. Cũng có nhà báo lý luận rằng “binh sĩ chán nản có dẹp được quân đội không?” Đây là một so sánh rất khập khiễng. Đáng lẽ ông ấy phải nói “binh sĩ đói có đánh giặc được không?” Cho nên trong việc binh quân, hậu cần vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Các vị ấy bảo chúng tôi phải giữ gìn văn hóa dân tộc, duy trì cho được tinh hoa vốn cổ. Điều ấy rất hay và rất quan trọng. Nhưng ai tạo cơ hội cho chúng tôi được phục vụ đất nước, được truyền bá văn hóa nước nhà. Và ai sẽ cho chúng tôi miếng cơm manh áo để thi hành những sứ mạng cao quý ấy. Cuối cùng, công văn ND 742/VN GD ngày 26/5/1965 của bộ VHGD đã giải tán Viện Hán học và giải quyết tất cả các nguyện vọng của sinh viên. 70 sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng chính ngạch, mấy chục sinh viên khác được chuyển thẳng vào khoa Việt Hán Trường ĐHSP và được miễn học năm dự bị, hầu hết số còn lại được chuyển thẳng vào trường SP Quy Nhơn, có người được chuyển thẳng vào năm thứ 2. Mãi cho đến ngày 22/9/1965, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ, ký quyết định giải tán Viện Hán Học Huế kể từ niên khóa1965 - 1966 theo đề nghị của Tổng Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội kiêm Ủy Hiên VHGD Trần Ngọc Ninh (Viện Hán Học do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký thành lập thì giải tán cũng phải do Nguyên Thủ mới là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, nay gọi là Thủ Tướng, ký giải tán mới hợp pháp). Thế là chúng ta đã có 70 nhà giáo tốt nghiệp Viện Hán học Huế được tuyển dụng phục vụ trong nhiều trường học, cơ sở văn hóa từ Cà Mau cho đến Quảng Trị. Phải chăng họ là những chiến sĩ phục vụ đắc lực trong mặt trận bảo tồn văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó có cả gần trăm sinh viên vào các trường ĐHSP, SP Quy Nhơn hay các trường Văn Khoa đã trở thành những nhà giáo có uy tín, những nhà nghiên cứu hay những công chức chủ chốt trong ngành giáo dục, văn hóa. Vì sao có được những thành quả như thế? Công lao trước tiên là quý Thầy ở Viện đã tận tình dạy dỗ. Nhờ thế mà những năm ở Viện Hán Học, sinh viên đã có những hiểu biết rất cơ bản, một vốn liếng chữ Hán - Việt rất phong phú, cũng như ảnh hưởng đạo lý Khổng - Mạnh. Từ vốn có ấy, họ luôn luôn tự thân vận động, phấn đấu đi lên cho nên đạt được thành quả là lẽ tất yếu. Hãy nhớ lại và hồi tưởng lại không khí ảm đạm của Viện chúng ta trong thời điểm ấy. Không đoàn kết lại với một lòng một dạ để yêu cầu những người có trách nhiệm phải giải quyết dứt điểm các nguyện vọng của chúng ta thì sau đó cơ sự của chúng ta sẽ như thế nào? Đó là hình ảnh một nhà trường tê liệt, hàng trăm sinh viên phải dở dang mọi chuyện, Thầy dạy cầm chừng, sinh viên học lấy lệ. Những ai đã tốt nghiệp thì đem mảnh bằng về nhà treo giàn bếp rồi đắp chiếu nằm ngủ. Cho nên, một giải pháp đồng bộ lúc ấy là giải pháp tốt nhất cho các sinh viên và cũng là một bài học nhớ đời cho những người có trách nhiệm.
Hôm nay, kỷ niệm 55 năm
ngày thành lập Viện Hán Học chúng ta, các cựu sinh viên Viện Hán Học cùng nhau
hàn huyên tâm sự, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa buồn vui lẫn lộn. Có người
đã ra đi vĩnh viễn, cũng có nhiều người còn ở lại với rất nhiều Thầy cũ, bạn
xưa đang định cư rất xa. Và lẽ dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều nuối tiếc ngôi
trường xưa. Và cũng chính nơi ấy đã cho
chúng ta nhiều kỷ niệm đẹp của thời sinh viên và cũng chính nơi ấy đã ban cho
ta những vốn liếng cần thiết để vào đời. 55 năm ấy biết bao nhiêu tình. Chúng
ta cần ôn lại, nhớ lại, và nghĩ về một thời đẹp đẽ hay một giai đoạn phong ba
bão táp mà chúng ta đã đi qua. Kinh nghiệm và trải nghiệm ấy không chỉ cho
chúng ta mà còn là của đàn em và con cháu chúng ta nữa. Trường xưa đã không còn
nữa nhưng tình đồng
môn, đồng khóa của chúng
ta vẫn như năm nào. Nhìn những ánh mắt tươi cười, những nét mặt rạng rỡ trẻ
trung của những cựu sinh viên tuổi đã già, sức đã yếu ngồi lại bên nhau mới thấy
được tình cảm ấy thắm đượm dường nào. Tiếc quá! Một ngôi trường độc nhất vô nhị
trên đất nước Việt Nam này đã bị giải thể. Chúng ta không phủ nhận dụng ý của
Tổng thống Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ là bảo vệ nền cổ học và văn hóa đạo đức
của nước nhà do tổ tiên để lại. Tuy vậy những người có trách nhiệm quá vội vã,
không chuẩn bị kỹ từng cơ sở vật chất như trụ sở, giảng đường, phương tiện học
tập và nghiên cứu cũng như thiếu sự quan tâm ưu ái sâu sát, lâu dài. Với suy
nghĩ “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi. Mười người đi học chín người thôi” đã tạo
nên một không khí rất không thuận lợi cho việc phát huy rộng rãi ngành học này,
một số sinh viên đã bỏ cuộc nửa chừng để tìm đến một ngành nghề khác. Cho nên,
như đã nói ở trên, những sinh viên Viện Hán Học đã theo đuổi học đến 5 năm là
những chiến sĩ rất kiên cường trên mặt trận bảo vệ nền cổ học và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Việc những người có trách nhiệm ngoảnh mặt lại với họ khi
tốt nghiệp như là một gáo nước lạnh tạt vào mặt họ. Bên cạnh đó, ở Huế lúc bấy
giờ còn có ban Việt Hán Trường ĐHSP, các chứng chỉ Hán văn tại trường Đại học
Văn Khoa. Một mô hình như thế khiến các sinh viên Viện Hán Học khi ra trường bị
thua thiệt rất lớn. Sinh viên trường Văn Khoa và ĐH Sư phạm khi ra trường, nếu
chưa có việc làm, họ cũng có được một thế đứng rất
vững vàng và chắc chắn trong xã hội vì họ có được học vị Cử nhân Giáo Khoa Việt
Hán. Trong khi những sinh viên Viện Hán Học khi ra trường chỉ nhận được một
Chứng Minh Thư Tốt Nghiệp. Xã hội cũng như các cơ quan tuyển dụng không xác
định được trình độ chuyên môn cỡ nào trong chứng minh thư ấy (một nửa đại học,
một nửa cao đẳng). Tốt nghiệp Viện Hán Học mà không được Bộ VHGD tuyển dụng thì
chỉ đem mảnh bằng về nhà giữ con và lo việc bếp núc! Ngoài ra còn có vô số vấn
đề cần suy nghĩ lại đó là hệ thống đào tạo, phương tiện đào tạo, chương trình
học, giáo sư giảng dạy, việc tiếp cận
và thực tập ở các viện chuyên môn để tương xứng với mong ước của những người
quan tâm đến Viện chúng ta. Từ đó chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng tư
duy và suy nghĩ của những người có trách nhiệm chưa rộng, chưa sâu và chưa xa.
Chương trình học có khi thay đổi từng năm một, không đồng bộ, mang tính cách vá
víu. Tóm lại việc thành lập và duy trì một thiết chế văn hóa mang
tính chiến lược như Viện Hán Học phải có những cái đầu bác học, những cái nhìn
sắc bén và tính dự báo rất cao. Cái còn đọng lại lớn nhất của các cựu sinh viên
chúng ta hôm nay là tình cảm thân ái. Chúng ta xem nhau như một đại gia đình
không phân biệt khóa lớp. Chúng ta ôn lại những chuyện xưa để gắn kết cùng nhau
đi tới. Còn hơi thở là còn làm việc, Viện chúng ta có nhiều bằng hữu rất giỏi,
rất có tiếng tăm và rất chịu khó. Hãy dìu nhau đi, đi nữa và đi mãi. Xin cám ơn
đời đã cho chúng ta những bài học trải nghiệm rất quý giá.
L.V.N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét