Dư Vị Hội Ngộ Đồng Môn Viện Hán Học
Hoàng Đằng
Hoàng Đằng
Những ngày 28, 29 và 30/12/2014 vừa qua, tôi trở lại Huế dự lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Hán Học Huế - nơi tôi đã theo học 5 năm từ 1960– 1965.
Viện đã được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm thành lập với Nghị Định số 389-GD ngày 8/10/1959 và đã bị Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ giải tán với Nghị Định 1627-GD ngày 22/9/1965. Viện chỉ sống chưa tới 6 năm – yểu mạng.
Mở Viện ra và dẹp Viện đi là do tầm nhìn văn hóa của người cầm quyền chủ chốt. Một ông Cựu Thượng Thư dành phần lớn cuộc đời vào lãnh vực chính trị rồi lên làm Tổng Thống, lẽ dĩ nhiên, có suy nghĩ khác với một ông lính lên tướng rồi giữ chức vụ tương đương Thủ Tướng. Bàn dông bàn dài chi cho thêm mệt!
Trong Hội Trường, qua trao đổi chuyện trò và qua đọc các bài viết, tôi có mấy vấn đề cần trình bày với các đồng môn.
Có đồng môn trách chính phủ miền Nam lúc đó lập ra Viện Hán Học mà không xây dựng trường sở chính thức. Trách vậy e không đúng. Nhà Nước lúc ấy nghèo lắm, ra khỏi chiến tranh năm 1954, rồi tranh giành quyền lực nội bộ mất một thời gian nữa; việc xây dựng đất nước chưa đủ lâu để tiến hành. Cơ sở hạ tầng, phần nhiều, được tận dụng từ những gì có trước. Nói chi xa, Viện Đại Học Huế thành lập năm 1957 mà chủ yếu sử
dụng khách sạn Morin. Viện Hán Học được bố trí vào những địa điểm: Di Luân Đường, qua Nội Vụ Phủ rồi cuối cùng Phủ Viễn Đệ. “Vạn sự khởi đầu nan”, thế cũng tốt rồi.
Có đồng môn trách giáo trình chưa đáp ứng so với những công việc mà khi ra trường sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm: chuyên viên ngoại giao ở các tòa đại sứ Việt Nam ở Đông Á, chuyên viên các viện khảo cổ, giáo sư trung học đệ I cấp. Rõ ràng là muốn thành nhân viên ngoại giao, phải học khóa ngoại giao, muốn thành chuyên viên khảo cổ, phải học khóa khảo cổ, muốn thành giáo sư trung học phải học khóa sư phạm. Các bậc lập chương trình dư sức để biết như thế.
Tuy nhiên, muốn mở tiếp những khóa chuyên ngành đào tạo thì phải cần có thời gian. Từ năm 1963, Viện đã đi vào con đường bế tắc. Không còn ai lo kế hoạch dài hạn. Có lẽ trong 3 công việc nhắm đến cho sinh viên ra trường, công việc đi dạy là chính. Chương trình trung học, trong thập kỷ 1950, có giờ Hán tự do các cụ giảng dạy. Những nhà giáo dục thời đó đặt tầm quan trọng của Hán tự trong học và hiểu quốc văn; không biết Hán tự, đọc văn không hiểu thấu đáo và viết văn vấp phải lộn xộn về ngữ nghĩa. Các cụ, do tuổi tác, chết dần mà giáo sư trẻ không đủ hay không có trình độ chữ Hán, Nhà Nước mới nghĩ ra việc lập Viện Hán Học để đào tạo người tiếp quản việc dạy Hán tự ở bậc trung học. Chứng cớ rành rành là Bộ Giáo Dục đã ủy thác cho Viện Hán Học soạn sách giáo khoa và hai giáo sư Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao đã soạn xong bộ Hán Văn Giáo Khoa Thư I và II dành cho bậc trung học đệ I cấp. Tiếc là sau năm 1963, kế hoạch bị lờ đi và cho chìm luôn. Chữ Hán không còn được dạy giờ nào trong chương trình trung học. Và sinh viên tốt nghiệp, đáng lý rất cần, lại được bổ dụng bất đắc dĩ, như một ân huệ.
Vừa rồi, ngày 27/12/2014, Viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam được khai trương ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Có đồng môn nghĩ rằng nội dung giáo dục và truyền bá văn hóa của Viện Khổng Tử tương tự với Viện Hán Học ngày xưa.
Hãy xem lại mục đích của Viện Hán Học! Trong Nghị Định số 1505 – GD ngày 09 tháng chạp năm 1959 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, mục đích Viện Hán Học là “đào tạo một số chuyên viên Hán Văn cần thiết cho các cơ quan và các học đường, nghiên cứu và dịch thuật các pho cổ văn và kim văn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm và nghiên cứu Đông Y Học.” Vấn đề
quan trọng là kinh phí thì Nghị Định thành lập số 389 – GD ngày 08/10/1959 ghi rõ: “Kinh phí về việc thiết lập và hoạt động của Viện Hán Học do ngân sách quốc gia (Bộ Quốc Gia Giáo Dục) đài thọ,” còn học viện Khổng Tử bây giờ là do chính phủ Trung Quốc vận động lồng vào các trường đại học ở các nước ngoài Trung Quốc nhắm mục tiêu quảng bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Hoa, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa .... Chương trình lập Học Viện Khổng Tử bắt đầu từ năm 2004 do
Văn Phòng Hội Đồng Tiếng Hoa Quốc Tế - một tổ chức phi lợi nhuận – chịu trách nhiệm về tài chánh liên kết với Bộ Giáo Dục Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Do sức trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về mọi phương diện trong thời gian gần đây, chỉ trong vòng 10 năm (2004 – 2014), Học Viện Khổng Tử đã mở được trên 450 cơ sở trong hơn 100 nước trên thế giới. Ở khu vực gần ta, xin kể: Ở Hàn Quốc, hiện có 17 Viện Khổng Tử,
ở Nhật Bản 13, ở Thái Lan 12, ở Indonesia 07, ở Philippines 03, ở Singapore 02, và ngay tại Mỹ, đã có hơn 90 cơ sở.
Vừa rồi, ngày 27/12/2014, Viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam được khai trương ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Có đồng môn nghĩ rằng nội dung giáo dục và truyền bá văn hóa của Viện Khổng Tử tương tự với Viện Hán Học ngày xưa.
Hãy xem lại mục đích của Viện Hán Học! Trong Nghị Định số 1505 – GD ngày 09 tháng chạp năm 1959 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, mục đích Viện Hán Học là “đào tạo một số chuyên viên Hán Văn cần thiết cho các cơ quan và các học đường, nghiên cứu và dịch thuật các pho cổ văn và kim văn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm và nghiên cứu Đông Y Học.” Vấn đề
quan trọng là kinh phí thì Nghị Định thành lập số 389 – GD ngày 08/10/1959 ghi rõ: “Kinh phí về việc thiết lập và hoạt động của Viện Hán Học do ngân sách quốc gia (Bộ Quốc Gia Giáo Dục) đài thọ,” còn học viện Khổng Tử bây giờ là do chính phủ Trung Quốc vận động lồng vào các trường đại học ở các nước ngoài Trung Quốc nhắm mục tiêu quảng bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Hoa, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa .... Chương trình lập Học Viện Khổng Tử bắt đầu từ năm 2004 do
Văn Phòng Hội Đồng Tiếng Hoa Quốc Tế - một tổ chức phi lợi nhuận – chịu trách nhiệm về tài chánh liên kết với Bộ Giáo Dục Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Do sức trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về mọi phương diện trong thời gian gần đây, chỉ trong vòng 10 năm (2004 – 2014), Học Viện Khổng Tử đã mở được trên 450 cơ sở trong hơn 100 nước trên thế giới. Ở khu vực gần ta, xin kể: Ở Hàn Quốc, hiện có 17 Viện Khổng Tử,
ở Nhật Bản 13, ở Thái Lan 12, ở Indonesia 07, ở Philippines 03, ở Singapore 02, và ngay tại Mỹ, đã có hơn 90 cơ sở.
Đối chiếu Viện Hán Học xưa với Viện Khổng Tử bây giờ, chúng ta thấy không có điểm nào tương tự:
* Viện Hán Học xưa chủ yếu dạy chữ Hán cổ - tử ngữ, Viện Khổng Tử bây giờ chủ yếu dạy tiếng Trung Quốc – sinh ngữ.
* Viện Hán Học xưa do Nhà Nước Việt Nam lập ra, xem như một cơ sở giáo dục của Việt Nam. Viện Khổng Tử bây giờ do Nhà Nước Trung Quốc vận động mở ra, lồng trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
* Viện Hán Học xưa chủ yếu dạy chữ Hán cổ - tử ngữ, Viện Khổng Tử bây giờ chủ yếu dạy tiếng Trung Quốc – sinh ngữ.
* Viện Hán Học xưa do Nhà Nước Việt Nam lập ra, xem như một cơ sở giáo dục của Việt Nam. Viện Khổng Tử bây giờ do Nhà Nước Trung Quốc vận động mở ra, lồng trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
* Viện Hán Học xưa được lập và hoạt động do ngân sách Nhà Nước Việt Nam, còn Viện Khổng Tử bây giờ do Trung Quốc cấp kinh phí.
* Viện Hán Học xưa thiên về học thuật, muốn tìm hiểu lại phần quá khứ của Việt Nam, còn Viện Khổng Tử bây giờ là một công cụ ngoại giao của Nhà Nước Trung Quốc. Trung Quốc dùng Viện Khổng Tử như một quyền lực mềm tạo ảnh hưởng ra khắp thế giới.
Trên đây, tôi muốn đưa ra ý kiến khác với một vài đồng môn. Không phải tranh cãi, tranh luận gì. Chỉ muốn làm rõ vấn đề mà chúng ta đã nghĩ không như nhau.
Tôi mừng là môi trường học tập ở Viện Hán Học đã giúp chúng ta dễ dàng trong việc tiếp tục học ở các trường khác hay việc hậu-học ở đời. Từ Hán Học, chúng ta ra dự các kỳ thi bên ngoài, đỗ đạt không mấy khó khăn. Và môi trường Hán Học cũng giúp chúng ta ra đời, dù không dùng gì chữ Hán, dù đã quên hết chữ Hán, vẫn bằng người (không nói về của cải vật chất!) – chưa dám nói hơn người – khi bước qua những lãnh vực khác.
Tinh thần và phương pháp làm việc của Viện Hán Học là cái vốn quý còn mãi trong mỗi chúng ta!
* Viện Hán Học xưa thiên về học thuật, muốn tìm hiểu lại phần quá khứ của Việt Nam, còn Viện Khổng Tử bây giờ là một công cụ ngoại giao của Nhà Nước Trung Quốc. Trung Quốc dùng Viện Khổng Tử như một quyền lực mềm tạo ảnh hưởng ra khắp thế giới.
Trên đây, tôi muốn đưa ra ý kiến khác với một vài đồng môn. Không phải tranh cãi, tranh luận gì. Chỉ muốn làm rõ vấn đề mà chúng ta đã nghĩ không như nhau.
Tôi mừng là môi trường học tập ở Viện Hán Học đã giúp chúng ta dễ dàng trong việc tiếp tục học ở các trường khác hay việc hậu-học ở đời. Từ Hán Học, chúng ta ra dự các kỳ thi bên ngoài, đỗ đạt không mấy khó khăn. Và môi trường Hán Học cũng giúp chúng ta ra đời, dù không dùng gì chữ Hán, dù đã quên hết chữ Hán, vẫn bằng người (không nói về của cải vật chất!) – chưa dám nói hơn người – khi bước qua những lãnh vực khác.
Tinh thần và phương pháp làm việc của Viện Hán Học là cái vốn quý còn mãi trong mỗi chúng ta!
H Đằng
10/01/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét