Sáng nay, mở FB tôi thấy lại một video của các nữ sinh Gia Long, Trưng Vương... diễn hành ở Sài Gòn, có lẽ vào dầu thập niên 60. Người posted lên là một em thanh niên khoảng tuổi chừng hơn bốn mươi, ra trường ở Canada... Bên cạnh video đó có lời ghi chú "Rất tiếc cho một nền Giáo Dục Toàn Diện..." làm tôi hồi tưởng những ngày đi học.
Tôi chỉ là một học sinh thuộc loại trung bình ở bậc tiều học. Bắt đầu năm 1956 bộ Giáo Dục VNCH bãi bỏ kỳ thi Primaire; chúng tôi mừng quá. Vào mùa hè năm đó sau khi cô giáo Ngọc Hương cho biết số điểm của từng học sinh của lớp Nhất B , học sinh cả lớp đều mừng vì trò nào cũng đủ điểm để thi vào các lóp Đệ Thất, nữ sinh thi vô Đồng Khánh, nam sinh thì thi vô Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương...
Lớp Nhất B của tôi có Thanh, Ngoạn, Nam, Ngà, Trâm... là những học sinh khá, Hảo và tôi loại trung cho nên Hảo và tôi quyết tâm theo học lớp dạy kèm để thi vào Đệ Thất trường Đồng Khánh. Chúng tôi đi tìm trường của một thầy chuyên
dạy kèm ở trong Thành Nội. Thầy có kinh nghiệm kèm Toán và Luận Văn. Concour là lần thi đầu tiên trong đời nên tôi tâm niệm là phải đậu để cha mẹ khỏi trả tiền học phí hàng tháng; lại nữa trường Đồng Khánh cũng như Gia Long, Trưng Vương là những trường công lập nổi tiếng dành cho nữ sinh từ lâu. Ở đó TRÍ ĐỨC THỂ MỸ GIA CHÁNH... được áp dụng toàn diện...
Cố gắng chịu khó, nên hầu hết các nữ sinh lớp tôi đậu vào Đệ Thất năm ấy như Trâm, Ngà, Huế, Đính, K.Anh, Xoa, Ngôn, Hảo... và tôi. Tôi còn nhớ, đêm trước ngày công bố kết quả kỳ thi, cô Quỳ đã báo cho tôi biết là tôi đã đậu. (Có lẽ đêm đó Hội Đồng Giáo Sư họp cho đến chiều tối mới xong. Khi đạp xe về, cô liền báo tin ngay cho tôi biết; tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của cô lúc ấy. Sau đó cô thi vào Đại Học Dược ở Sài Gòn. Năm 1968, tôi nát lòng khi nghe tin cô và gia đình chết ở cầu Trường Tiền, trên đường chạy qua trường Kiểu Mẫu. Giờ này tôi xin thắp nén hương lòng cho cô Ái Quỳ, một tấm lòng đức độ)
Sáng hôm sau, các bạn và tôi đến ngồi giữa bãi cỏ sân trường Đồng Khánh. Sự mừng rỡ từ đêm hôm trước, nhưng giờ phút đó tôi vẫn thấy hồi hộp... Khi nghe thầy Âu đọc đến tên Hảo và tôi, một vài bạn đã về. Hảo và tôi nghe cho đến hết danh sách rồi hai đứa đi bộ về phố, nhìn phố xá thấy như ai cũng treo đèn. Đậu Concour năm ấy thật là quan trọng.
Ngày bước chân vào trường Đồng Khánh sung sướng làm sao; một ngôi trường oai nghiêm nề nếp; các giáo sư trẻ, yêu nghề nên rất tận tâm. Khi xếp lớp, Kim Anh và tôi cùng lớp B3; Trâm, Ngôn vô B5, Hảo vô B6... Hầu hết chúng tôi đều học ra trường với tinh thần hăng say cho đến ngày "đứt phim."
Hầu hết chúng ta đã cảm nhận tinh thần giáo đục cũ nêu cao toàn vẹn trên tinh thần khai hoá nhân bản, tự do... Giáo Sư tôn trọng phát minh của học sinh, ví dụ trong cách giải một bài Đại Số trò nào có cách giải hay, Thầy và bạn đồng lớp vẫn hoan hô.
Lịch sử là giòng thời gian biến chuyển, có khúc bằng phẳng, có khúc quanh co. Một cách khách quan, người hậu thế phải biết tiến trình lịch sử như tiến trình của con sông, có cội có nguồn... Sự phê phán lịch sử tuỳ theo quan điểm của từng người.
Tuổi trẻ các nước văn minh không như con lừa phải đi một hướng, cho nên nhìn lại năm tháng trôi qua xứ người đã tiến bộ vượt bực trong lãnh vực Khoa Học biết dường nào! Chúng ta mới đọc tin một em học sinh VN ở Mỹ, 17 tuổi được nhận vô học chương trình Tiến Sĩ... Đó là tinh thần khai phóng, nhân bản, không kỳ thị.
Tôi chỉ là một học sinh thuộc loại trung bình ở bậc tiều học. Bắt đầu năm 1956 bộ Giáo Dục VNCH bãi bỏ kỳ thi Primaire; chúng tôi mừng quá. Vào mùa hè năm đó sau khi cô giáo Ngọc Hương cho biết số điểm của từng học sinh của lớp Nhất B , học sinh cả lớp đều mừng vì trò nào cũng đủ điểm để thi vào các lóp Đệ Thất, nữ sinh thi vô Đồng Khánh, nam sinh thì thi vô Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương...
Lớp Nhất B của tôi có Thanh, Ngoạn, Nam, Ngà, Trâm... là những học sinh khá, Hảo và tôi loại trung cho nên Hảo và tôi quyết tâm theo học lớp dạy kèm để thi vào Đệ Thất trường Đồng Khánh. Chúng tôi đi tìm trường của một thầy chuyên
dạy kèm ở trong Thành Nội. Thầy có kinh nghiệm kèm Toán và Luận Văn. Concour là lần thi đầu tiên trong đời nên tôi tâm niệm là phải đậu để cha mẹ khỏi trả tiền học phí hàng tháng; lại nữa trường Đồng Khánh cũng như Gia Long, Trưng Vương là những trường công lập nổi tiếng dành cho nữ sinh từ lâu. Ở đó TRÍ ĐỨC THỂ MỸ GIA CHÁNH... được áp dụng toàn diện...
Cố gắng chịu khó, nên hầu hết các nữ sinh lớp tôi đậu vào Đệ Thất năm ấy như Trâm, Ngà, Huế, Đính, K.Anh, Xoa, Ngôn, Hảo... và tôi. Tôi còn nhớ, đêm trước ngày công bố kết quả kỳ thi, cô Quỳ đã báo cho tôi biết là tôi đã đậu. (Có lẽ đêm đó Hội Đồng Giáo Sư họp cho đến chiều tối mới xong. Khi đạp xe về, cô liền báo tin ngay cho tôi biết; tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của cô lúc ấy. Sau đó cô thi vào Đại Học Dược ở Sài Gòn. Năm 1968, tôi nát lòng khi nghe tin cô và gia đình chết ở cầu Trường Tiền, trên đường chạy qua trường Kiểu Mẫu. Giờ này tôi xin thắp nén hương lòng cho cô Ái Quỳ, một tấm lòng đức độ)
Sáng hôm sau, các bạn và tôi đến ngồi giữa bãi cỏ sân trường Đồng Khánh. Sự mừng rỡ từ đêm hôm trước, nhưng giờ phút đó tôi vẫn thấy hồi hộp... Khi nghe thầy Âu đọc đến tên Hảo và tôi, một vài bạn đã về. Hảo và tôi nghe cho đến hết danh sách rồi hai đứa đi bộ về phố, nhìn phố xá thấy như ai cũng treo đèn. Đậu Concour năm ấy thật là quan trọng.
Ngày bước chân vào trường Đồng Khánh sung sướng làm sao; một ngôi trường oai nghiêm nề nếp; các giáo sư trẻ, yêu nghề nên rất tận tâm. Khi xếp lớp, Kim Anh và tôi cùng lớp B3; Trâm, Ngôn vô B5, Hảo vô B6... Hầu hết chúng tôi đều học ra trường với tinh thần hăng say cho đến ngày "đứt phim."
Hầu hết chúng ta đã cảm nhận tinh thần giáo đục cũ nêu cao toàn vẹn trên tinh thần khai hoá nhân bản, tự do... Giáo Sư tôn trọng phát minh của học sinh, ví dụ trong cách giải một bài Đại Số trò nào có cách giải hay, Thầy và bạn đồng lớp vẫn hoan hô.
Lịch sử là giòng thời gian biến chuyển, có khúc bằng phẳng, có khúc quanh co. Một cách khách quan, người hậu thế phải biết tiến trình lịch sử như tiến trình của con sông, có cội có nguồn... Sự phê phán lịch sử tuỳ theo quan điểm của từng người.
Tuổi trẻ các nước văn minh không như con lừa phải đi một hướng, cho nên nhìn lại năm tháng trôi qua xứ người đã tiến bộ vượt bực trong lãnh vực Khoa Học biết dường nào! Chúng ta mới đọc tin một em học sinh VN ở Mỹ, 17 tuổi được nhận vô học chương trình Tiến Sĩ... Đó là tinh thần khai phóng, nhân bản, không kỳ thị.
Các bạn tôi và tôi khi ra trường đã có tinh thần phục vụ, trọng đạo... đúng theo sự giáo dục trong học đường nên nhà trường của chúng ta trước 1975 là bóng mát của tuổi thơ, thiên đường của tuổi trẻ. Tôi còn nhớ giờ chơi trong sân trường thơ mộng làm sao, giờ Gia Chánh với các món mứt dừa, chou à la creme... thơm ngon, những chiếc áo cho trẻ sơ sinh, chiếc gối jour đẹp như mơ... và giờ tập leo dây, giờ vẻ truyền chân... vui nhộn. Đó là khai hoá con người toàn diện.
Trước kia, các thổ dân thiểu số miền núi vì thiếu phương tiện, họ ít đến trường; cuối những năm 50 thì họ đã có những cư xá gần thành phố để gần trường Trung Học công lập. Trước năm 75, nhiều em miền núi có mặt trong các lớp đệ nhị cấp tại các trường Trung học ở Cao nguyên.
Sự ổn định xã hội, tinh thần tự nguyện có giá trị song phương đối với giáo dục và tuổi trẻ. Giáo dục là khuôn khổ học đường trong tự do nên thế hệ chúng ta khi ra trường áp dụng được kỷ năng của mình trong xã hội. Đó là đương nhiên. Chúng ta là thế hệ ảnh hưởng giáo dục văn minh nên không biết có nên cho đó là niềm tự hào không?
Một chút hồi tưởng nhân dịp coi lại một video; sự phân tích sâu sắc do các chuyên gia giáo dục đề cập nhiều rồi, phải không các bạn?
Thời gian qua, đẹp tình mọi người,
Hiện tại, ai trồng thêm hoa tươi,
Trí óc, đủa ngà khơi nguồn sống
Vui là năng lực đem dâng đời.
Như Phương
Jan.24, 16
Trước kia, các thổ dân thiểu số miền núi vì thiếu phương tiện, họ ít đến trường; cuối những năm 50 thì họ đã có những cư xá gần thành phố để gần trường Trung Học công lập. Trước năm 75, nhiều em miền núi có mặt trong các lớp đệ nhị cấp tại các trường Trung học ở Cao nguyên.
Sự ổn định xã hội, tinh thần tự nguyện có giá trị song phương đối với giáo dục và tuổi trẻ. Giáo dục là khuôn khổ học đường trong tự do nên thế hệ chúng ta khi ra trường áp dụng được kỷ năng của mình trong xã hội. Đó là đương nhiên. Chúng ta là thế hệ ảnh hưởng giáo dục văn minh nên không biết có nên cho đó là niềm tự hào không?
Một chút hồi tưởng nhân dịp coi lại một video; sự phân tích sâu sắc do các chuyên gia giáo dục đề cập nhiều rồi, phải không các bạn?
Thời gian qua, đẹp tình mọi người,
Hiện tại, ai trồng thêm hoa tươi,
Trí óc, đủa ngà khơi nguồn sống
Vui là năng lực đem dâng đời.
Như Phương
Jan.24, 16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét