(Nồi da xáo thịt)
Đ
|
ẤY LÀ LỜI THAN KHÓC CỦA
Nguyễn Nhạc khi đứng trên thành Bình Định lúc Nguyễn Huệ đem đại quân vây
thành. Nguyên văn câu này được lưu sử sách với toàn câu là: “bì oa chử nhục, đệ
tâm hà nhẫn” (nồi da xáo thịt, lòng em sao nỡ !). Lời than thở ấy có nhiều điều
đáng cho người đời sau suy ngẫm. Liệu có thật là Nguyễn Nhạc khóc vì xót xa đau
lòng chăng?
Có
lẽ đây là thủ đoạn của Nguyễn Nhạc. Bởi lẽ một vị Hoàng đế không lẽ mềm lòng
kêu gọi từ tâm của người em ruột trong khi người ấy đùng đùng kéo đại quân về
uy hiếp anh ruột mình, bất chấp tình nghĩa? Thật ra Nguyễn Nhạc chỉ dùng thủ
đoạn để lôi kéo những quân sĩ cũ của mình, không cần đám bộ hạ cũ ấy đánh giá
phẩm chất, uy phong của mình thế nào. Và rút cuộc vụ uy hiếp người anh ruột khốn
đốn ấy là: Nguyễn Nhạc, phải bấm bụng cấp đất từ miền Bến Ván (Quãng Ngãi) ra tới
Đà Nẵng làm món quà đền bù thiệt hại cho binh phí. Cách xử sự đó kể thật chua
chát. Một cậu em vừa mới lớn được anh mình rèn giũa đủ điều, nhờ “cò” Nguyễn Hữu
Chỉnh thu xếp đường đi nước bước thu phục hơn nửa nước, vơ vét vô số bảo vật,
tài sản (sách Thanh Sử Diễn Nghĩa ghi chép Nguyễn Huệ tịch thu hơn hai trăm xe
bảo vật xứ Bắc hà). Tương truyền Nguyễn Nhạc đòi chia chiến lợi phẩm, Nguyễn Huệ
không đồng ý, Nguyễn Nhạc bèn bày trò tái cơ cấu guồng máy chính quyền thành Trung Ương Hoàng đế niên hiệu Thái Đức và Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Đông Định Vương
Nguyễn Lữ đóng vai nước chư hầu. Nguyễn Huệ không chấp hành vì có mưu đồ riêng.
Phần Nguyễn Lữ tuy chịu phép nhưng có lẽ tỏ ra không phục vì về phương diện
giáo quyền vai vế chư hầu nghe có vẻ chưa thỏa đáng (Anh em Tây Sơn vốn thuộc một
chi phái Hồi Giáo Ba Ni mà Nguyễn Lữ đóng vai Thầy Tư Lữ). Nguyễn Lữ ốm chết
trong dịp cơ cấu chính quyền này. Có lẽ bên trong không khí lục đục này chứa vô
số chuyện mà đời sau không được cung cấp thông tin.
Chắc
vụ nồi da xáo thịt không chỉ làm Nguyễn Nhạc cắt đất hơn một tỉnh rưỡi mà về
sau khi thành Bình Định bị quân Đồng Nai vây hãm, Quang Toản đưa quân vào giải
vây rồi niêm phong tất cả kho tàng, khiến Nguyễn Nhạc căm uất hộc máu chết,
Nguyễn Bảo con Nguyễn Nhạc chỉ còn được hưởng lộc là món tiền thuế còm cõi của
một huyện là huyện Phù Ly nhưng cũng không hưởng được trọn đời.
(Bì
oa chử nhục) quả thật không tỏ ra phong cách anh hùng thật trọn vẹn! Không hiểu
sao sử quan không chịu nhận ra điều ấy?
Thái Trọng Lai
Thái Trọng Lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét