Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Ký Ức của Một Senior - Như Phương

                          (Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh)

                  KÝ ỨC CỦA MỘT SENIOR

         Giờ  ăn trưa xong, Hoài An trở về phòng ngủ trên dãy nội trú của truòng.  Cô ta đang định lấy vở ra học vì ngày mai có giờ của cô Chinh là một cô giáo trẻ nghiêm nghị thì Jane, một cô bạn Đanang vui tính gọi An và vài bạn nhỏ cùng phòng đến ngồi trên giường của Jane.  Jane đưa ra bài hát bằng tiếng Pháp, nàng ta hát, Hoài An và mấy bạn khác hát theo......
       Thời điểm 1942, trên toàn cõi VN  chỉ  mới có 3 trường dành cho nữ sinh từ cấp Tiểu học cho đến Trung học đó là trường Gia Long, Đồng Khánh, và Trưng vương; các nữ sinh từ các tỉnh miền Trung phải ra Huế để trọ học.  Thời ấy trường ĐK có dãy Dortoire  trên lầu dành cho các nữ sinh nội trú.
     Năm trước, PaPa của Hoài Ân vừa bổ đi Tri Huyện Phú Lộc nên chị Trang và Hoài Ân phải xin ở nội trú vì trường huyện Phú Lộc lúc bấy giờ chưa có lớp Nhì nên Hoài Ân đành xa nhà. Tuổi 11, bản tính Hoài An trầm lặng, hiền hoà nên nhớ nhà, nhưng ở đây nhiều bạn từ Qui Nhơn, Nhatrang, Đà Nẵng... đều ra trọ học nên tình bạn internat là niềm vui không nhỏ... Hai hay ba tuần được về nhà thăm Thầy Mẹ và các em cũng vui rồi.  Hoài An có người anh kế  là Hợp, cũng phải ở nội trú trường Providence.  Anh lớn là  Khanh  đang học luật ở Đại học Hà Nội.
        Bài hát của Jane tập là một hành khúc.  Nghe Jane hát thấy hay, lời bằng tiếng Pháp, vui vui (lúc bấy giờ lớp ba tiểu học đã có 6 giờ Pháp Văn mỗi ngày), một bạn hỏi Jane :
        -  Bài gì đó Jane?
        -  Bài Marche  Des Etudiants:
     Cả nhóm chụm đầu lại để hát:

      Etudiants,  du sol l'appel tenace
      Pressant et fort retendit in l'espace,
      Des Cotes d'Annam aux Ruines d' Angkor
      A travers le monde du Sud jusqu'au Nord,
      Une voix monte ravie,

       Servir la Chere Patrie
       Toujours sans reproche et sans peur
       Pour render l'avenir meilleur
       La joie, la faveur, la jeunesse sont pleins d' entrain et de                   promesse.

       Te servir Chere Indochine
        Avec coeur et discipline
        C'est notre but, c'est notre foi
        Et rien n'eglanle notre gloire.

        Jane hát, cả nhóm trẻ hát theo, nhịp diệu của hành khúc cũng dễ nên chỉ trong vài phút cả nhóm hát rập ràng...
       Mùa nghỉ hè, về Cầu Hai với gia đình, một hôm vui miệng, Hoài An hát bài ấy; anh Khanh nghe Hoài An hát, anh nói rằng
        - Em An  hát cũng hay nhỉ. Em có biết xuất xứ của bài này không?
    Hoài Ân  đáp:
         - Em không biết xuất xứ của nó.  Jane là bạn nội trú đã chỉ cho em hát, nhóm em hát theo....
        Rồi anh Khanh nói rằng một nhóm sinh viên Đông Dương ở trường Đại học (thời ấy, chỉ có một Đại học Hanoi cho tất cả sinh viên 3 xứ Việt Miên Lào, có nhiều phân khoa như Luật, Công Chánh,Y Khoa...) đặt ra, ban đầu là những câu thơ; sau đó Lưu Hữu Phước cũng là một sinh viên học cùng Đại Học với anh K. (nhưng học ban gì thì anh Kh. không nói rõ) đã phổ nhạc. Sau này người ta dịch tiếng Việt là Sinh Viên Hành Khúc
     Trong bài hát đó, những danh từ chỉ địa  danh VN (Annam), Cambodge (Ankor).  Đại khái bài hát khuyến khích sự cố gắng để sau này phục vụ quê hương mình, quê hương Việt Miên Lào, (Đông Dương) như đã thấy.
     Thời điểm đó ở Đại Học sinh viên chỉ học các môn bằng tiếng Pháp cho nên những câu thơ đó làm bằng tiếng Pháp, phổ biến trong giới Sinh viên Đông Dương
      Qua lời anh Khanh, Hoài An nghĩ rằng dầu ít nhiều thì tác giả những câu thơ đó có lòng yêu nước, không phải là "bài hát đấu tranh" của VM.
     Hơn bảy mươi ba năm, anh Khanh đã mất ở Úc, nhưng  Hoài Ân còn nhớ rõ xuất xứ của bài hát "Marche Des Etudiants."  Sau này người ta dịch ra tiếng Việt là Sinh Viên Hành Khúc, rồi Thanh Niên Hành Khúc
      Dồn dập nhiều biến cố chính trị từ 1945  cho đến về sau, những người sinh ở ĐH  Hanoi năm xưa không đi "tập kết" theo V M. vẫn còn hát bài hát đó ở khắp nơi như Huế, Saigon, Nhatrang, Qui Nhơn, Đanang ...
      Hoài Ân nghĩ, khoảng thời gian sau khi Nhật đầu hàng; người Pháp trở lại VN, rồi Ông Bảo Đại  trở thành Đức Quốc Trưởng  tại thủ đô Sài Gòn, thập niên 50, thì hình như người Quôc Gia bắt đầu dùng bài đó làm bài Quốc Ca. Hoài Ân không còn trẻ để hầu tiếp chuyện xưa; người xưa biết điều ấy có lẽ không  còn nhiều...
    Hoài An chỉ ghi lời bài hát đầu tiên của một một nhóm Sinh viên Đông Dương tại ĐH Hanoi (Lưu Hũu Phước chỉ là người phổ nhạc) mà Hoài Ân còn nhớ  trong tinh thần đóng góp mà thôi.

               Như Phương
                Jan 12 2016


Không có nhận xét nào: