Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Sông Nước Miền Nam - Như Phương
SÔNG NƯỚC MIỀN NAM
Trước năm 1975 tôi ở DALAT, thành phố cao nguyên đẹp nhất Việt Nam. Trường ĐH Dalat mở sau ĐH Saigon và Huế, có Văn khoa, Khoa học, và Sư Phạm. Bộ Giáo dục và cha
Lập nghiên cứu để mở thêm một khoa mới là khoa Chính Trị Kinh Doanh. Sinh viên ra trường các khoá đầu được các Ngân Hàng, Xí Nghiệp ở Sài Gòn nhận ngay.
Tôi lên Dalat vào năm 1967 là lúc Sinh viên Chính Trị Kinh Doanh khoá I và II còn học, đa số là sinh viên từ các tỉnh miền Tây, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang... tới học.
Những ngày đầu, khi dạo quanh phố tôi đã gặp Mai và chị Diệu Tâm là hai sinh viên từ Huế. Các nữ sinh viên thường nội trú khu Đại học xá Trương Vĩnh Ký, trung tâm thành phố, sau lưng khách sạn Thuỷ Tiên. N.Thu và tôi thuê nhà ở khu Bùi Thị Xuân là khu vực của nhiều nam sinh viên từ các tỉnh trọ học. Thời gian đó, nhà cửa khu vực hầu hết là nhà một tầng, nhưng sinh hoạt văn nghệ ở vùng đó nhộn nhịp: quán cafe T2. của sinh viên. N L Chí ở ngay trước cổng trường Bùi Thị Xuân, (cộng với tiệm qua roneo); uống cafe được nghe nhạc free,
Các tay đàn, trống đều là sinh viên Chính Trị Kinh Doan; "ca sĩ "cũng tự nguyện luôn nên thu hút các sinh viên Đà Lạt không ít.
Bên cạnh phòng của chúng tôi có chị Nguyễn Ngọc Thương là sinh viên khoá I Chính Trị Kinh Doanh từ Vũng Tàu; Hồng Hoa khóa II từ SG... lên học. Họ là người miền Nam, đời sống du sinh viên rất vui, thoải mái. Khi ra trường họ được bổ nhiệm ngay vì lúc ấy các ngân hàng, xí nghiệp mở ra nhiều để đáp ứng với nền Kinh tế đang phát triền nhất là ở Sài Gòn rồi đến các thành phố khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà, Nha Trang, Đà Lat, Vĩnh Long...
Trang là sinh viên từ Cần Thơ... nên mùa Hè 1973 khi bạn Diệu Tuý và tôi du ngoạn miền Tây đến Cần Thơ được Trâm hướng dẫn thăm viếng thành phố.
Tôi nhớ nhà Trang ở đường Nguyễn an Ninh, ba chúng tôi đi xe lôi đến nhiều nơi: đây Ninh Kiều với đủ sắc màu: sầu riêng, ổi, xoài, chôm chôm, bắp, mít, chuối... tươi từ vùng xa, người ta chở bằng ghe tới. Lúc ấy từ xã Cái Răng lên Cần Thơ chưa có đường bộ, mãi cho đến những năm 1980, khi gia đình bạn tôi từ Huế đổi vô dạy trường Trung Học Cái Răng, vẫn phải đi ghe lên Cần Thơ, rồi mới lên Sài Gòn.
Tôi không phải là người rành thưởng thức sầu riêng, nhưng sầu riêng Cái Răng tươi ngon vô cùng. Như các bạn biết, ổi xá lị dòn, ít hột...) những lần qua Bắc Mỹ Thuận, tôi có mua chim, mía, và ổi, ổi tươi ở bến Ninh Kiều dòn và ngọt hơn). Chôm chôm tróc, quít cam miền Tây, không chê vào đâu được. Nhánh chuối sứ (ở miền Trung gọi là chuối mật mốc) mập tròn, hườm hườm... rất hấp dẫn. Xoài cát, đúng là ngọt thanh như đường cát.
Thấy chi cũng mê cả vì trái tươi, giá rẻ nên ham quá. Trâng,Tuý, và tôi mua đã đầy giỏ, ăn đầy bụng nào xoài, chôm chôm, ổi xá lỵ, vậy mà còn "cạp" thêm bắp. Bắp tươi luộc sẵn, chục mười bốn có 2 đồng thời đó. Tôi nghĩ trong bụng "rẻ chi mà rẻ lạ..." Chúng tôi muốn đem tất cả trái cây chợ Cần Thơ về Sài Gòn.
Diệu Tuý đổi vô làm việc ở Sài Gòn được mấy năm, nàng ta cũng trầm trồ như tôi... Trang là người Cần Thơ chính gốc cười tủm tỉm... Rồi Trang kêu xe lôi, chúng tôi hướng ra vườn mận ,cũng bên bờ sông Hậu giang, gần bến Bắc Cần Thơ... Khu vườn rộng vài mẫu... trồng mận. Khi bạn vô thăm vườn mận, chủ nhân cho ăn tự do; phần nào hái mua đem về thì mới trả tiền... Một xứ có đồng bằng phì nhiêu, đời sống nhẹ nhàng nên cách"tiếp khách" của chủ nhân rất "thoải mái" cũng tựa như bây giờ khi bạn vào vườn Strawberry ở Bắc Mỹ để tự hái dâu chơi. Tôi không biết bây giờ các vườn trái cây miền Tây có còn cái lệ đó không.
Diệu Tuý và tôi còn được Trang dẫn đi vào vườn người bà con của Trang gần đó uống nước dừa non, mát vô cùng. Chúng tôi đi quanh khu vườn trồng nhiều xoài, ổi, dừa...; tôi thấy họ vun gốc dừa, xoài... bằng bùn từ mương. Quanh vườn là những cái mương thông từ những nhánh sông nhỏ nên bùn là phù sa từ Cửu Long. Lại nữa vào tháng mưa, lúc đó nước từ sông tràn vô, đó là dịp bắt cá lóc, cá rô, cua... ngay trong ruộng. Thiên nhiên tạo nên đời sống của người miền Tây dễ dàng...
Vườn có lạch nên trong vườn ấy có cây cầu là thân cây dừa bắc qua lạch. Cầu dừa lúc ấy không có tay vịn; ba chúng tôi phải xách giày, đi qua rất cẩn thận.
Sau 1975, nhiều người từ Quảng Trị, Thừa Thiên... đã đi vô miền Tây sinh sống. Từ đó đến nay đời sống của các "di dân" đó sung túc hơn ở quê nhà. Nói cho ngay, gốc chúng ta là người Lạc Việt giá như giòng họ của chúng tôi đi thẳng từ Thanh Hoá vô Đồng bằng sông Cửu Long thì có thể thế hệ tôi cũng có nhiều "công tử" như "công tử Bạc Liêu."
Nói cho vui chút thôi. Thế kỷ XVII, di dân theo chúa Nguyễn, vô đất Thuận Hoá thấy sơn thuỷ như vậy, còn gì hơn.
Theo với ngày tháng, người Việt đi dần về phía Nam mới biết trù phú của Miền Nam.
Trang còn đưa chúng tôi ra cồn, là vùng đất cát bồi giữa sông, nơi đó dưa nấu tha hồ ăn.
Miền Tây còn nhiều thứ mà tôi chưa kể hết. Bạn nào chưa đến Mièn Tây, hãy qua đó một lần nhé
Miền Tây, Cửu Long rất phì nhiêu
Tây Đô, bao cô gái mỹ miều
Tóc ai vươn mùi trái cây ngọt
Đôn hậu như tình đất đáng yêu.
Như Phương
Jan. 19. 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét