Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 11 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch)

                TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 11

 

 

                       

            Ma đao hận bất lợi, Đao lợi thương nhân chỉ.   

                    

                 Cầu tài hận bất đa,   Tài đa hại  tự kỷ.


    Chú Thích :  

          Ma : là Mài, là Cọ. Ma Đao: là Mài Dao. Ma Sát là Cọ xát. 

 

  Nghĩa Câu :  

            Mài dao thì tiếc là dao không bén, nhưng dao bén thì dễ đứt tay. Cầu tài thì tiếc là không được nhiều, nhưng tiền của nhiều thì có hại đến bản thân mình. Có tiền nhiều, đâm ra ăn chơi cờ bạc có hại cho sức khỏe. Có tiền nhiều, sanh tật vợ bé vợ mọn có hại cho hạnh phúc gia đình. Có tiền nhiều, trộm cướp dòm ngó nguy hiểm đến tính mạng của mình nữa... Có tiền nhiều, có hại... là thế! 

 

 

                  

              Tri túc thường túc, Chung thân bất nhục. 

                  

              Tri chỉ thường chỉ, Chung thân bất sĩ.

  

  Nghĩa Câu :   

           Thường ta biết đủ thì đủ, (không đòi hỏi quá đáng), thì suốt đời sẽ không bị ai làm nhục (cho mình là tham lam quá đáng).  

            Biết lúc nào nên dừng thì dừng lại, (không yêu cầu quá lố, được voi đòi tiên), thì suốt đời sẽ không ai sỉ nhục mình được.

 

 

                       

               Hữu phước thương tài, Vô phước thương kỷ.  


  Nghĩa Câu :   

           Có phước thì tổn thương tài sản, tiền bạc. Không có phước thì tổn thương đến bản thân mình. Ông bà ta nói "tán tài thì tiêu tai", của cải đở cho con người. Câu nầy dùng để an ủi người nào đó khi người đó bị mất của... cho đỡ buồn!

 

 

                   

                  Sai chi hào li, Thất chi thiên lý. 

 

  Chú Thích :   

         Sai : là Kém cỏi, là Không đúng, là Chênh lệch.  

               Sai số: là Kết quả của toán trừ, là Xê Xít.   

         Hào Li : là Đơn vị đo lường thật nhỏ. Hào là Cắc trong đơn vị tiền tệ, trong đo lường Hào chỉ khoảng cách bằng 1 sợi lông mà thôi. (Bên dưới chữ Hào có bộ Mao là Lông). Li là 1 phần ngàn của mét.   

         Thất : là Mất đi, là Thất thoát, là Sai lệch. 

 

  Nghĩa Câu :  

            Chênh lệch chỉ một hào một li thôi, nhưng sai lệch có thể lên đến cả ngàn dặm. Trong tiếng Việt, ta có câu "Sai một li, Đi một dặm" chính là ý nầy vậy!

 

 

                    

       Nhược đăng cao tất tự ti, Nhược thiệp viễn tất tự nhĩ. 

 

  Chú Thích :  

         Nhược : là Nếu. Nhược bằng : là Nếu như.  

         Tự Ti : là Tự thấy mình nhỏ nhoi.  

         Thiệp Viễn : là Đi xa. Vượt ra xa.   

        Nhĩ : là Gần, là Thiển cận. 

 

  Nghĩa Câu :     

         Nếu lên cao tất thấy mình nhỏ nhoi, nếu đi xa tất sẽ thấy mình thiển cận. Từ nhỏ đến lớn cứ ru rú ở mãi quê mình, thì sẽ không biết gì là trời cao đất rộng cả! Có đi đây đi đó mới mở mang được kiến thức. Bài học thuộc lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa có câu:  

                       Đi cho biết đó biết đây,   

                Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?!

 

 

                 

            Tam tư nhi hành, Tái tư khả hỉ.  

 

 Chú Thích :   

        Tam Tư : Là Suy nghĩ 3 lần. là Suy nghĩ Cẩn Thận.  

         Tái Tư : Suy nghĩ lại một lần nữa.

  

 Nghĩa Câu :             

            Chuyện gì đó, Suy nghĩ kỹ (tam tư) rồi hãy làm, và... trước khi làm nên suy nghĩ lại một lần nữa (cho chắc ăn!) Phàm chuyện gì cũng không nên hấp tấp, vội vàng, mà phải cân nhắc cẩn thận rồi hãy quyết định, để tránh những ân hận, nếu có, về sau.

 

 

                  使

           Sử khẩu bất như tự tẩu, Cầu nhân bất như cầu kỷ.  


  Chú Thích :   

        Sử Khẩu : là Sử dụng cái miệng, ý nói Nhờ Cậy hoặc Sai Biểu ai làm việc gì đó.  

         Tự Tẩu : là Tự mình đi (Tẩu là Đi, chớ không phải Chạy). 

 

  Nghĩa Câu :   

           Nhờ Cậy hoặc Sai Biểu ai làm việc gì đó, không bằng tự mình đi làm việc đó. Cầu cạnh người khác không bằng cầu cạnh chính bản thân mình.   

           Việc gì tự mình làm được thì nên tự mình làm lấy, nhờ cậy hoặc sai bảo người khác đôi lúc lại lôi thôi, rách việc... Người ta làm không vừa ý mình, làm lấy có, làm trễ nãi, thậm chí làm hư việc của mình!... Thế thì sao ta không tự đi làm lấy cho chắc ăn?! Cầu nhân bất như cầu kỷ mà!     

         Các bậc trưởng thượng nên chiêm nghiệm câu nầy, vì Quý Vị hay ngồi một chỗ sai bảo người khác lắm, con cháu làm không vừa ý lại quát mắng om sòm! Xin lỗi đã xúc phạm!

 

 

                       

              Tiểu thời thị Huynh đệ, Trưởng đại các hương lý.  


  Chú Thích :   

              Hương Lý : là Làng xóm, Làng Quê, Người cùng Quê. 

 

  Nghĩa Câu :
             Lúc nhỏ là anh em, lớn lên mỗi người có làng quê riêng của mình. Ý nói mỗi người đều lập nghiệp riêng, đều có thành tựu riêng ở thôn làng nào đó. Thường thì ngày xưa lập nghiệp là đi khẩn hoang, khai phá và mở thêm làng xóm, vế hai của câu trên lẽ ra phải nói như thế nầy: "Trưởng đại các hữu chí": Lớn lên mỗi người đều có chí riêng của mình!       

 

 

                    

              Đố tài mạc đố thực, Oán sanh mạc oán tử. 

 

  Chú Thích :   

         Đố : là Đố Kỵ, là Ganh ghét.  


  Nghĩa Câu :      

        Ganh nhau về tiền của, chứ đừng ganh nhau về miếng ăn (Có giỏi thì làm giàu như người ta đi!) Oán trách cuộc sống chứ đừng oán trách cái chết (Sanh ký tử quy: Sống gởi thác về mà!) Cuộc sống mang đến cho con người ta nhiều phiền toái, người ta nói "Rắc rối cuộc đời". Có oán thì oán cuộc đời, chứ chết có gì mà đáng oán sợ đâu?! Thì ra, con người... khổ mà sống còn hơn! Nói thế, lại nhớ đến bài "Thần chết và lão Tiều phu" của Lã Phụng Tiên (La Fontaine).


(Còn tiếp)


Đỗ Chiêu Đức






 


Không có nhận xét nào: