Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 22 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch)

              TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 22  

 

                   

             Mạc tiếu tha nhân lão, Chung tu hoàn đáo lão. 

                    

             Đản năng y bổn phận, Chung tu vô phiền não. 

  

Nghĩa Câu :   

           Đừng cười người khác già, Rốt cuộc mình cũng già thôi.  

           Chỉ cần giữ đúng bổn phận của mình, chung cuộc sẽ không có gì phiền não.   

           Rất bình thường, chỉ cần an phận thủ thường, thì sẽ không có gì có thể làm cho mình phiền não được. Ta đã từng biết câu:

               "Phiền não giai nhân cưởng xuất đầu"!

        Phiền não là do tranh đua háo thắng mà ra  đó thôi!

 

 

                          

                       Quân tử ái tài, Thủ chi hữu đạo.  

                            

                        Trinh phụ ái sắc, Nạp chi dĩ lễ.   

 Nghĩa Câu :   

           Người quân tử cũng yêu thích tiền tài (cũng tham tiền như ai), nhưng, chỉ lấy những tiền tài nào có Đạo nghĩa (tiền có lai lịch tốt hoặc do sức lao động của mình làm nên).  

           Người Trinh phụ (phụ nữ đoan trinh tiết liệt) vẫn thích làm đẹp, (Ái sắc: là Yêu sắc, là thích mình có nhan sắc), nhưng, chỉ làm đẹp trong vòng Lễ giáo cho phép. Không làm đẹp một cách diêm dúa hoặc hở hang.

 

 

                        

                   Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo. 

                         

                       Bất thị bất báo, Nhựt tử vị đáo. 

   Nghĩa Câu:   

           Làm lành thì có báo ứng lành, làm ác thì sẽ bị ác báo.         

 Không phải là không báo ứng, vì ngày tháng chưa tới mà thôi. (Vị Đáo : là Chưa đến. còn Bất Đáo: là Không đến).

 

 

                       

                      Nhân nhi vô tín, Bất tri kỳ khả dã.  

  Nghĩa Câu :  

            Làm người mà không có chữ tín, thì không biết là được ở chỗ nào! (Bất tri kỳ khả dã), ý muốn nói: Làm sao mà được!  

            Đây là câu nói của Đức Khổng Phu Tử trong chương Vi Chính 為 政, sách Luận Ngữ 論 語. Nguyên văn như sau:  

             子 曰:「人 而 無 信,不 知 其 可 也。大 車 無 輗(1),小 車 無 軏(2),其 何 以 行 之 哉?」

       Tử viết : " Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê(1), tiểu xa vô nguyệt(2), kỳ hà dĩ hành chi tai ? ".  

    

Có nghĩa :   

            Khổng Tử nói: "Người mà không có chữ tín, thì làm sao mà đứng vững được. Giống như xe lớn không có mộng gài ngang càng xe, xe nhỏ không có chốt để chốt ngang càng xe, thì xe làm sao mà đi cho được?"  

            Chữ "TÍN" là cái chuẩn mực truyền thống của Nho Gia. Khổng Tử dạy, làm người muốn lập thân xử thế tốt, thì phải giữ chữ TÍN. Hàm ý chính của chữ TÍN trong Luận Ngữ là: TÍN NHIỆM và TÍN DỤNG. 

 

 

                            

                   Nhất nhân đạo hảo, Thiên nhân truyền thực.  

  Nghĩa Câu :   

           Chỉ cần một người nói tốt thôi, rồi một ngàn người sau đó đồn đãi lan truyền ra thì mọi người sẽ tin là tốt thật. Nhưng có tốt thật sự hay không thì còn phải kiểm tra lại mới biết!

 

 

                            

                       Phàm sự yếu hảo, Tu vấn tam lão.

    Nghĩa Câu :  

            Hễ việc gì muốn tốt, thì phải hỏi qua ý kiến của ba ông già.

            Nếu ba ông già nói tốt thì là tốt, nếu ba ông đều nói không tốt là không tốt. Ở đây muốn đề cao về kinh nghiệm sống của những người già từng trải. Khi ta do dự, bối rối trước một vấn đề nan giải nào đó, thì tốt nhất là hãy tìm một người già để tham khảo ý kiến .

 

                            便

                  Nhược tranh tiểu khả, Tiện thất đại đạo.

    Nghĩa Câu:   

           Con người nếu cứ quyết lòng tranh chấp những lợi ích nhỏ nhoi, cá nhân thì sẽ mất đi cái lợi ích to lớn của tập thể, của cộng đồng và không hợp với đạo lý ở đời.

             Tham cái lợi nhỏ để mất cái đạo to, nhưng, ở đời có mấy ai tránh khỏi cái lợi bày ra sờ sờ trước mắt?!

 

 

                          

                     Niên niên phòng cơ, Dạ dạ phòng đạo.

    Nghĩa Câu :  

            Năm nào cũng phải lo đói cơm khát nước,  

            Đêm nào cũng phải phòng hờ trộm đạo cướp bóc.   

           Cẩn tắc vô ưu: Cẩn thận lo toan mọi mặt, thì không phải buồn rầu lo lắng. Ta thường nói chơi là: "Cẩn tắc vô... áy náy!"

                  

(Còn tiếp)


Đỗ Chiêu Đức




 


Không có nhận xét nào: