Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 15 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch)

  

             TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 15 

 

 

                   

          Tích hoa tu kiểm điểm, Ái nguyệt bất sơ đầu. 

 

  Chú Thích :   

       Kiểm Điểm : là Xem xét lại.   

        Sơ : có bộ Mộc bên trái là Cái Lược để chải đầu làm bằng

              Cây (gỗ) ngày xưa, nên SƠ (động từ) có nghĩa là Chải. 

Sơ Đầu : là Chải Đầu. 

  

 Nghĩa Câu :    

         Thương xót hoa thì nên xem xét lại cách trồng và chăm sóc cho hoa. Cũng như yêu trăng thì  (tắm xong)  chưa kịp chải đầu đã vội vả lên lầu để ngắm trăng mọc rồi!  

         Thích thứ nào thì phải chăm chút vào thứ đó!

 

 

             

     Đại để tuyển tha cơ cốt hảo, Bất phô hồng phấn dã phong lưu. 

  

Chú Thích :   

         Đại Để : là Đại Khái, là Nói chung.  

         Cơ Cốt : Cơ là Bắp thịt, Cốt là Xương cốt. Cơ Cốt: chỉ   Hình hài Dáng vẻ bên ngoài.  

          Phô : là Bôi, Trét, Thoa.  


   Nghĩa Câu :

              Nói chung là chọn những người có hình hài cốt cách đẹp là được, vì những người này không cần đánh phấn trang điểm vẫn thấy đựợc cái dáng dẻ phong lưu.  

            Câu nầy giống như câu "Xem mặt mà bắt hình dong" của ta vậy! Hễ bề ngoài đẹp là được rồi!

 

 

               退 便

      Thọ ân thâm xứ nghi tiên thoái, Đắc ý nồng thời tiện khả hưu. 

   Chú Thích :  

         Thọ : Chữ nầy còn được đọc là THỤ, có nghĩa là Nhận.  

              : Chữ nầy đọc như chữ trên: THỌ, THỤ có bộ Thủ 

                    là Tay, nên có nghĩa là Đưa Cho. Đạo Nho có câu:

                  "Nam nữ thọ thọ bất thân 男 女 授 受 不 親 " là: "Trai gái cho và nhận không được chạm tay nhau một cách thân thiết".

           Thâm là Sâu, Nồng là Đậm. Hưu là Nghỉ, là Thôi.  


  Nghĩa Câu :  

           Chỗ nào mà ta đã nhận ơn sâu nơi đó rồi , thì nên lui bước.(Đừng vác mặt tới đó thường xuyên, làm người ta hiểu lầm là đồ mặt dầy, muốn đến để nhờ cậy nữa!) Khi nào mà ta cảm thấy mình đắc ý lắm rồi, thì nên thôi. (Cứ thừa thắng xông lên mãi, người ta sẽ nói là mình làm phách, không biết điều, không khiêm tốn!)

 

 

               

     Mạc đãi thị phi lai nhập nhĩ, Tòng tiền ân ái phản vi cừu.

  

  Nghĩa Câu :

             Đừng để chuyện thị phi lọt vào tai, làm cho người ân ái yêu thương trước đây trở nên thù địch.

             Đây là cái mấu chốt mà các nhà Đạo Diễn phim xã hội khai thác tối đa, để làm cho truyện phim hấp dẫn và gây cấn hơn lên.

 

 

               

      Lưu đắc ngũ hồ minh nguyệt tại, Bất sầu vô xứ hạ kim câu. 


   Nghĩa Câu :  

          Nếu còn chừa lại được vầng trăng sáng của Ngũ Hồ, thì không lo là không có nơi để buông lưỡi câu vàng.  

          Đây là câu cách ngôn xưa của Trung Hoa, thường dùng để khuyên những người làm ăn thất bại, thi rớt, thất tình... Chỉ cần giữ được sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, vững vàng (Lưu đắc Ngũ Hồ minh nguyệt tại), thì không lo là ta không "bày lại keo khác" được! Ta lại có câu "Nát giỏ còn bờ tre", chỉ cần còn bờ tre, thì lo gì mà không có giỏ mới! (Bất sầu vô xứ hạ kim câu).

 

 

                     

              Hưu biệt hữu ngư xứ, Mạc luyến thiển than đầu.  


  Chú Thích :  

         Hưu : là Nghỉ, ở đây là Phó từ, có nghĩa là Đừng.   

                 Hưu Biệt : là Đừng rời.  

         Mạc : là Đừng. Mạc Luyến : Đừng Mê luyến.  

         Thiển : là Cạn. Vd : Thiển Cận: là Nông cạn.   

        Than Đầu : là Bến nước.  


  Nghĩa Câu :  

            Đừng nên rời nơi có cá, chớ lưu luyến chỗ bến nước cạn.  

            Đây là lời khuyên các ngư phủ: Chỗ nào có cá thì dù thế nào cũng phải rán ở lại để bắt, còn ở những nơi bến nước cạn không có cá, thì chớ nên lưu luyến làm chi cho mất thời gian. Các phương diện khác cũng vậy, nơi nào có lợi lộc thì nên ở lại, còn nơi nào vô tích sự thì ở lại làm gì cho mất công!

 

 

                      

               Khứ thời chung tu khứ, Tái tam lưu bất trú.


    Nghĩa Câu :  

           Khi đi thì cuối cùng cũng phải đi, nên dù có ai đó cầm cộng hai ba lần vẫn không ở lại.  

           Đây là tình huống rất thường gặp trong xã giao hằng ngày, khi ta đã từ biệt ai đó để đi, thì dù cầm cộng như thế nào cũng không nên ở lại. Nếu ta yếu lòng ở lại không đi nữa, thì cái thời gian ở lại đó sẽ rất lỏn chỏn, ngỡ ngàng, vô duyên và... hết vui luôn! Đừng tưởng bở... ở lại là thất sách đó!

 

 

                 退

       Nhẫn nhất cú, Tức nhất nộ, Nhiêu nhất chước, thoái nhất bộ. 


   Nghĩa Câu :    

         Nhịn được một câu, thì dằn được một cơn giận, Xí xóa được một lần, thì lùi được một bước để yên thân.   

          Đọc câu nầy làm ta nhớ đến câu :   

                  靜,

         Nhẫn nhất thời phong bình lãng tịnh,  

                  退   

        Thoái nhất bộ hải khoát thiên không.  

  Có Nghĩa :   

                     Nhịn một lúc cho gió yên sóng lặng,   

                  Lùi một bước cho biển rộng trời cao.   

         Nói chung là đều khuyên ta nên biết "Nhẫn Nhịn" để hòa giải tranh chấp thành nhún nhường, hận thù thành thương yêu và chiến tranh thành... Hòa Bình! Cho thù thành bạn, cho ghét thành thương và cho hận hóa... Yêu !

 

 

      三 十 不 豪,四 十 不 富,五 十 將 來 尋 死 路。

  Tam thập bất hào, Tứ thập bất phú, Ngũ thập tương lai tầm tử lộ.  


  Nghĩa Câu :   

          Tam thập bất hào, ba mươi tuổi mà không có được cái "hào tình tráng chí" nào, nghĩa là: Học hành không đậu đạt, làm ăn chưa có cơ sở, vợ chưa cưới... "Tam thập nhi lập" mà chưa có gì cả! thì...  

           Tứ thập bất phú, bốn mươi tuổi sẽ không giàu sang phú quý. Bốn mươi mà còn chưa "phất" lên được, thì...   

           Ngũ thập tương lai tầm tử lộ, năm mươi tuổi sắp đến và trở về sau, chỉ còn có một con đường chết mà thôi! Già rồi, còn làm ăn gì được nữa, không chờ chết mới lạ!  

            Đây là nói theo thời xưa, thời tuổi thọ con người còn ở tuổi "Sáu mươi năm cuộc đời" kìa, chớ bây giờ, 50 là tuỗi đang sung sức và đang lên về mọi mặt: Kiến thức ổn định, kinh nghiệm có thừa, tiền tài rung rỉnh, tín dụng đầy mình... rất dễ phát triển làm ăn và phất lên như chơi, chớ không có "...tầm tử lộ" chút nào cả!

 

 

                            

                       Sanh bất luận hồn, Tử bất nhận thi.  

  Nghĩa Câu :   

           Đa số người ta khi còn sống không thể nhận chân được cái bản ngã cố hữu, đó là phần linh hồn, phần tinh thần của mình. Khi chết đi cũng không nhận ra được cái nhục thể phàm tục của mình nữa!   

           Câu nói nhuốm mùi tôn giáo, tùy theo cái huệ năng và bản ngã của mọi người giác ngộ đến đâu thì hiểu đến đó!

           Thực tế trong cuộc sống là chỉ những kẻ lang bạc kỳ hồ, thất sở thân sơ, lưu vong tẩu quốc, sống không biết mình là ai, chết cũng không biết ai là mình! Giống như người Việt vượt biên ở khắp nơi trên thế giới, mang Quốc Tịch của nước mình trú ngụ, nhưng lòng thì luôn luôn vẫn nhớ mình là người VN. Sống không biết mình là người VN hay người ngoại quốc, chết cũng không biết mình là ma ngoại quốc hay ma VN! 


(Còn tiếp)


Đỗ Chiêu Đức







 


Không có nhận xét nào: