Chào Jennifer Buổi Sáng,
Nghe tin a. Đạt Lý nói kinh nghiệm
về thông tim, rồi cũng nghe Thầy Kiên Tôn có nêu vấn đề với “quả tim” (cô đơn) của
mình, lúc trẻ, thanh niên không sao, giờ đến tuổi năm sáu mươi lại bắt đầu quậy và
nổi chứng! Đến thầy Lộc cũng... tim nữa.
Chà, trái tim cũng có nhiều lý lẽ của nó quá đi chứ! Lại còn nghe thêm tin cô
Thanh Viên ở đâu tận bên bang Illinois, thì trái tim của cổ bị “chai” đá nhiều
quá rồi không còn cơ may nào mà bị sứt mẻ(?) được nữa, nghĩa là không “nghẹt” không cần phải thông, mà chỉ có cái cột sống nó đang hành, đang làm reo mà thôi!
Chà, không biết Dượng Ba tui nói có đúng tên tiểu bang của cô TV hay không, nhưng
MHồ có nói vói vào: nè, biết thì thưa
thốt nghe hông, còn không biết thì dựa... cột
mà nghe! - Dưạ cây cột nào đây(?) một khám phá mới để ý là trong nhà bên
Mỹ này đa số chỉ có vách mà thôi, đâu thấy cái cột nào mà dựa. Hay là dưạ bậy vào
cây cột... sống, (?) của bà tiêu(?!), bà... ớt nào đó thì rắc rối nhiều lắm đấy
nhé. Nói cho cùng, cột sống thì “sống” vậy
đó chứ đừng dại mà dựa vào hay ỷ y là nó sinh ra lắm chuyện,
sụm bà chè hồi nào không hay chứ đừng có giỡn mặt với tử thần a nghen. Rất thông
cảm, đau gì thì đau, chứ đau cái cột sống là ... đau đớn tàn nhẫn lắm đấy.
Nói về tim thì cũng có nhiều loại bịnh lắm, không biết gọi là gì nữa. Riêng MHồ cũng tim, đó
là tim nhịp, hay... nhịp tim nhảy không đều, lúc thì tango, lúc thì rumba, cha
cha cha, có lúc đang vui vẻ, hào hứng thì nó lại đi xì lô dễ giận lắm. Đi khám bác sĩ, bác sĩ bảo, mày
đừng lo, tao là bác sĩ nè, mà vợ tao cũng trường hợp như mày đó, mấy chục năm
nay rồi có sao đâu! Dượng Ba mới giận, trả lời với bác sĩ: Đương nhiên, khi tim vợ "you" nhảy loạn nhịp thì đối với “me” chẳng
“có sao đâu” (no star where), đúng rồi, nhưng tim của vợ “me” mà nhảy loạn nhịp...
thì đối với “me” sẽ có nhiều... sao nhấp
nhá lắm đó! Vẻ mặt của ông bác sĩ gia đình
mọi ngày trông thật “thông minh” (nhất nam tử) nhưng sao hôm nay cái mặt đẹt ấy
lại... đực ra, không rõ ổng có hiểu mình nói gì không, hay là lối diễn tả Anh Ngữ ăn đong (hmn, you know, à, you know) của mình lúc lên cơn làm cho ông thắc mắc,
bối rối?!
Sinh, lão, bịnh, tử. Bịnh là chu
kỳ thứ ba, ai cũng dzậy, thôi thì để đổi đề tài. Hôm rồi có nói chuyện về trời
mưa ở Huế, không mưa nào buồn bằng mưa ở Huế, cho bà con Nam Kỳ Lục Tỉnh nghe chơi.
Dượng Ba tui mới có kể chút dĩ vãng là hồi xửa hồi xưa sống kiếp lang thang đầu đường xó chơ... may mà trôi giạt về Cao Lãnh rồi mắc bẫy lẫn nhau v..v. Đọc mẫu "meo" đó, có một người mới "meo" về hỏi, anh Ba ơi, anh nói thiệt hay giỡn vậy, làm gì có chuyện anh... tha phương cầu thực, ăn quán ngủ đình vv..v...? Có chứ sao không, thông thường người ta ưa nổ liền tù tì một hơi về những cài “bảnh của mình” có phóng đại hay không, không cần biết, chứ không ai lại đi nói về cái xấu, cái dĩ vãng tối tăm của mình cả (cứ xem mấy tập hồi kỳ thì biết ngay!), nhưng anh ba thì... có sao nói dzậy người ơi, vì nói dóc, nói láo, nói “nổ” rồi lần sau nói lại không trúng, không nhớ thì nó... lòi chành bể dĩa liền! (con tim chân chính có bao giờ biết đến nói dối đâu!)
Dượng Ba tui mới có kể chút dĩ vãng là hồi xửa hồi xưa sống kiếp lang thang đầu đường xó chơ... may mà trôi giạt về Cao Lãnh rồi mắc bẫy lẫn nhau v..v. Đọc mẫu "meo" đó, có một người mới "meo" về hỏi, anh Ba ơi, anh nói thiệt hay giỡn vậy, làm gì có chuyện anh... tha phương cầu thực, ăn quán ngủ đình vv..v...? Có chứ sao không, thông thường người ta ưa nổ liền tù tì một hơi về những cài “bảnh của mình” có phóng đại hay không, không cần biết, chứ không ai lại đi nói về cái xấu, cái dĩ vãng tối tăm của mình cả (cứ xem mấy tập hồi kỳ thì biết ngay!), nhưng anh ba thì... có sao nói dzậy người ơi, vì nói dóc, nói láo, nói “nổ” rồi lần sau nói lại không trúng, không nhớ thì nó... lòi chành bể dĩa liền! (con tim chân chính có bao giờ biết đến nói dối đâu!)
Hồi đó, còn nhỏ có xin đi giúp việc
cho một ông tây, (nói cho sang và nói khoe khoang rằng vừa xin làm bồi bàn vừa đi học vậy mà – không
phải đi tìm đường cứu nước, xin hiểu cho!) giống như đi ở mướn vậy đó, ngày nay
họ gọi là ô sin. Ổng này ở một mình trong căn nhà rộng, lớn, lâu lâu dẫn cô bạn gái về tâm tình. Phần việc
của đương sự là quét nhà, ủi áo quần, xếp "ra" giường v. v. Ăn uống thì có sẵn bánh
mì, xúc xích, tự lấy ăn, và tối ngủ trong nhà, căn sau. Công việc thì, mỗi ngày
như mọi ngày, rỗi rảnh quá lại sinh ra mau nhàm chán, không biết làm gì cả, cứ ở
trong nhà coi chừng nhà, mà cái nhà thì... rộng rinh, rộng rang. Khi rảnh việc, không biết làm gì, hết soi gương,
chải đầu, (lúc đó mới lớn bày đặt tóc chải tém (như đít vịt) phiá trước để phồng
phồng cho nó... tango một tí). Còn lúc
ngồi không thì... xỉa răng (luôn luôn có cây tăm nhỏ bỏ túi!), hoặc là...
ngoáy ngoáy lỗ tai chơi! Không hiểu sao,
lúc nghèo, lúc bẩn chật, không biết làm gì, hai tay ưa tháy máy, lúc thì lấy tăm
ra xỉa răng(!), hoặc lầy cái lông nhím
xoáy xoáy lỗ tai, còn không thì... lâu lâu vào phòng tắm soi gương rồi lấy hai
ngón tay... quẹt vuốt cái... (cái gì mà trong nhà đi ra vừa lủi, vừa mổ) là cái
lỗ mũi đó! (dù vẫn biết cái “lủi mổ” ấy không bao giờ thấy ngứa!) Ngồi trong căn
nhà rộng, suy nghĩ miên man, muốn tìm chỗ cất dấu cây tăm và cái lông nhím bằng
đồng, mà tìm không thấy có chỗ nào cho vừa
ý để dấu nó (chứ để hoài trong túi, phần
đầu nhọn cứ ưa chui ra đâm xuyện qua chiếc áo vải mỏng chọt đâm da thịt hoài, đau đau khó chịu). Để ý
thấy ông Tây, mỗi sáng thường hay cắm điện cạo râu trước khi đi làm. Chỗ ổ cắm điện
có hai lỗ tròn, rất vừa để cất cây tăm và
cái lông nhím. Hồi đó, cái ổ cắm điện chỉ có hai lỗ tròn, chứ không như bây giờ có
hai lỗ hình chữ nhật, một hình lớn và một hình nhỏ, phiá dưới mới có thêm một lỗ
tròn (gọi là dây đất) Thấy cái lỗ vừa vặn cây tăm nên dượng ba nó mới nhét thử
cây tăm vào lỗ tròn bên trái, thấy vừa vặn và sít sao quá, lòng hỏi lòng, sao
người ta biết mình có cây tăm nên làm sẵn cho cái lỗ để dấu như thế này nhỉ?
Khoái quá, cây tăm lại ló ra ngoài chút xíu cở 1 cm, nên lấy ra, cắm vào cũng
khá tiện, mà xem lại còn thẩm mỹ nữa chứ,
rất vừa vặn và rất khít khao. Còn thêm cái lỗ bên phải nữa, sao chủ nhà biết
gia tài mình có 2 báu vật luôn bám theo
mình mà sáng tạo ra hai chỗ cho mình cất dấu nhỉ? Nghĩ vậy bèn thò tay vào túi áo lấy cây lông
nhím ra, mân mê đưa đầu nhọn vào trước, đẩy thật nhẹ, thật nhẹ vào (như đưa chàng
vào huyệt lạnh!) xem có quá chật lắm không sợ tí nửa chật quá rút ra không được. Ồ, vừa quá, và đẹp quá, giống hai trụ gôn
đá banh tại sân quê đình làng nơi
chôn nhau cắt rún. Dí sâu tí nữa, chịu khó đưa em vào sâu tí nữa đi anh, và... PĂNG, có một kẻ vô hình nào đó đánh
lén thật mạnh vào tay Dượng Ba, và giật mạnh tay ấy về phiá sau, khiến Dượng Ba
tui đang đứng chuyển qua té ngữa, một cái... rầm. Ba hồn chín vía, ông tạ ông địa
ơi, sao lại đau thế, đau quá là đau! Ồ, phải rồi, nhà rộng, chắc là có ma, hèn chi mà không có ai dám ở trong nhà.
Sợ quá, tui túm lẹ mấy bộ đồ rồi cuốn gói
bỏ nhà ra đi, viết lại mảnh giấy nhỏ để lại trong nhà, viết rằng: “nhà có ma,
tui không ở nữa, tui đi.” Bước chân phong trần đeo dai dẳng, mỏi mệt, bơ phờ những
tưởng sẽ trụ lại được chút lâu dài thời gian, nào ngờ số kiếp cầu thực tha phưong,
lang bạt kỳ hồ lại thêm lần nữa tái diển, nên buộc lòng ôm gói quần áo cũ ra đi, tìm kế mưu
sinh, tiếp nối dong ruỗi ngược xuôi bước
chân giang hồ lảng tử, từ độ đó! Xem thiểu não không, một gương mặt xanh xao, tái
mét, một cặp giò khẳng khiu đèo nặng một bộ xương cách trí, một thân hình ốm đói
kéo lê thê trên mọi nẻo đường đất nước,
từ độ đó. Tim của Dượng Ba tui, nào biết
ai thông cảm, cũng thấy quặn thắt đớn đau,
cũng từ độ đó!
Năm ngoái, con dâu cả mời lại nhà
ăn Giáng Sinh, có cắm nhiều đèn xanh đỏ chớp chớp, vẫn cái tật làm tài khôn, vừa chỉ vào mấy ỗ cắm điện, cha chồng nhắc nó: con cẩn thận dặn tụi nhỏ (cháu nội) đừng
lấy mấy ngón tay tháy máy nghịch ngợm đút vào mấy cái lỗ đó, nguy hiểm lắm nghen! Con dâu trả lời tỉnh bơ: Con đã mua mấy
cái cắm bằng nhựa rồi, hể lỗ nào không xài, con trám kín hết, sợ tụi nhỏ (bắt
chước nội)... cắm (đút) bậy!
Cái tối
dạ, cái lù khù lờ khờ nó cũng (có gien)... di truyền đấy, lại hay lây, rau nào
sâu nấy mà, con nhà nông (tông) không giống lông cũng giống cánh, biết đâu, thôi
thì cho chắc ăn, phòng bịnh hơn chữa bịnh!
Thanksgiving đến, càng nhớ
Jen nhiều.
hồ - ngo.c
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét