Cùng Bạn,
Xin chuyển đến bạn hai bài thơ của hai thi nhân khét tiêng trong văn học nước nhà. Đó là hai cụ Nguyễn Trãi và Chu Văn An. Tuy trong cùng một bối cảnh núi Tiên Du nhưng hai người tâm trạng mênh mang khác nhau, một người vội vã lên chùa để lễ Phật, một người ung dung thong thả dạo núi trong đêm trăng đẹp lòng an nhiên tự tại. Cả hai bài đều tuyệt vời, hồn thơ lai láng.
Thân kính
Mailoc
Tiên Du Tự
Nguyễn Trãi
Đoản trạo hệ tà dương,
Thông thông yết thượng phương.
Vân quy Thiền sáp lãnh,
Hoa lạc giản lưu hương.
Nhật mộ viên thanh cấp,
Sơn không trúc ảnh trường.
Cá trung chân hữu ý,
Dục ngữ hốt hoàn vương (vong).
-- Dịch nghĩa:-- Chùa Tiên Du (1)
Mái chèo ngắn buộc trong bóng xế
Vội vàng lên chùa lễ Phật
Mây kéo về làm lạnh giường Thiền
Hoa rụng xuống khiến dòng suối thơm.
Chiều hôm tiếng vượn kêu rộn
Núi trống và bóng trúc dài ra
Trong cảnh ấy thật có ý
Ta muốn nói ra bỗng lại quên lời.
(1) Còn có tên là chùa Vạn Phúc, chùa Phật Tích; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh
Đoản trạo hệ tà dương,
Thông thông yết thượng phương.
Vân quy Thiền sáp lãnh,
Hoa lạc giản lưu hương.
Nhật mộ viên thanh cấp,
Sơn không trúc ảnh trường.
Cá trung chân hữu ý,
Dục ngữ hốt hoàn vương (vong).
-- Dịch nghĩa:-- Chùa Tiên Du (1)
Mái chèo ngắn buộc trong bóng xế
Vội vàng lên chùa lễ Phật
Mây kéo về làm lạnh giường Thiền
Hoa rụng xuống khiến dòng suối thơm.
Chiều hôm tiếng vượn kêu rộn
Núi trống và bóng trúc dài ra
Trong cảnh ấy thật có ý
Ta muốn nói ra bỗng lại quên lời.
(1) Còn có tên là chùa Vạn Phúc, chùa Phật Tích; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh
--Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh:(2)--
Bóng xế thuyền con buộc,
Vội lên lễ Phật đài.
Mây về giường sãi lạnh,
Hoa rụng suối hương trôi.
Chiều tối vượn kêu rộn,
Núi quang trúc bóng dài.
Ở trong dường có ý,
Muốn nói bỗng quên rồi.
(2) Trong Nguyễn Trãi toàn tập, Ức Trai thi tập
--Bản dịch của MaiLộc—
Buộc con thuyền trời đà bóng xế,
Bước vội vàng lên lễ Phật đường.
Giường sư lạnh lẽo mây vương,
Hoa trôi trên suối đưa hương khắp vùng.
Chiều dần tối vượn rừng lanh lảnh,
Bóng trúc dài quang tạnh núi trong.
Dường như cảnh cũng ý lòng,
Lời đâu quên mất nên không tỏ bày.
Mailoc
**********
Nguyệt Tịch Bộ Tiên Du Sơn Tùng Kính
Chu Văn An
Hoãn hoãn bộ tùng đê,
Cô thôn đạm ái mê.
Triều hồi, giang địch quýnh,
Thiên khoát, thụ vân đê.
Túc điểu phiên thanh lộ,
Hàn ngư dược bích khê.
Xuy sinh hà xứ khứ,
Tịch mịch cố sơn tê (tây).
Dịch nghĩa
Ðêm Trăng Dạo Bước Dưới Rặng Thông Ở Núi Tiên Du
Lững thững dạo chơi trên đê tùng
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng
Trời rộng, mây là là ngọn cây
Chim về tổ bay qua sương mát
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong
Người thổi sáo đi đâu vắng?
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu.
Lững thững dạo chơi trên đê tùng
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng
Trời rộng, mây là là ngọn cây
Chim về tổ bay qua sương mát
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong
Người thổi sáo đi đâu vắng?
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu.
Đêm Trăng Trên Núi Tiên Du
(1)
Trên đê tùng, dạo chơi thong thả,
Làn khói mờ che cả cô thôn.
Triều hồi, địch vẳng bến sông,
Trời quang mây lượn ngàn thông la đà.
Chim xao động sương ngà đêm mát,
Nước lạnh tanh cá quạt khe trong.
Tiếng sênh im bặt mênh mông,
Núi xưa hiu quạnh trời không một màu.
Mailoc phỏng dịch
(2)
Lửng thửng trên bờ thông,
Sương khói mờ cô thôn.
Triều lui tiếng sáo vẳng,
Trời tạnh rừng mây lồng.
Sương rung chim lũ lượt,
Cá lạnh quẫy khe trong.
Sênh ai vừa bặt tiếng,
Non cũ quạnh trời không.
Mailoc
-- Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đậu Thái Học Snh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư Mạnh, Lê Quát.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369) nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng quyền, hà khắc, tham nhũng, Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Ðặc, huyện Chí Linh.
-- Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đậu Thái Học Snh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư Mạnh, Lê Quát.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369) nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng quyền, hà khắc, tham nhũng, Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Ðặc, huyện Chí Linh.
Ông mất năm Thiệu Khánh thứ nhất, đời Trần Nghệ Tông (1370), được vua làm lễ tế và đặt tên thuỵ là Văn Trinh.
Tác phẩm: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất Trảm Sớ, Tiều Ẩn Thi Tập, Tiều Ẩn Quốc Ngữ Thi Tập, Tứ Thư Thuyết ước. Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt Thi Lục.
Tác phẩm: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất Trảm Sớ, Tiều Ẩn Thi Tập, Tiều Ẩn Quốc Ngữ Thi Tập, Tứ Thư Thuyết ước. Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt Thi Lục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét