Tôi Đi Thi Trung Học Đệ Nhất Cấp 1960
Phạm Hòa
(Kể lại câu chuyện nầy để nhớ về quá khứ.)
Năm 1956, sau khi đậu bằng Tiểu học, tôi thi vào trường TH. Tây Ninh và đậu hạng 32 trong số 200 học sinh. Bọn tôi là khóa thứ 2, khoa đầu mở nắm 1955, cũng chọn 200 HS nhưng lúc đó trường chưa xây, các anh chị phải học nhờ trường Tiểu học Tây Ninh.
Bốn năm trôi qua, 1960 tôi phải dự thi bằng TNĐNC nếu muốn học lên nữa. Hội đồng thi cho các tỉnh Tây Ninh, Biên Hòa... đặt tại trường Hồ Ngọc Cẩn (kông biết bây giờ còn tên đó không) gần chợ Bà Chiểu.
Tôi là người gốc Bắc, sống ở Tây Ninh với bà nội và mẹ từ lúc nhỏ không có nội ngoại nên ít bao giờ rời khỏi mái nhà của mình. Duy nhất một lần hè năm tôi sắp lên đệ tứ, anh Đào Phú Hữu, tên ở ngoài là anh Be, mới cưới vợ là cô giáo ở gần nhà tôi, anh hỏi và biết tôi sắp thi THĐNC mà không biết Saigon là chỗ nào nên anh nói hôm nào anh chị dọn nhà sẽ cho tôi đi thăm Saigon cho biết.
Tôi đi SG với vợ chồng anh Be và ở tại nhà anh chị là 1 căn phòng phía sau tòa soạn báo "Cách Mạng Quốc Gia" ở đường Hồ Xuân Hương (cũ). Ở Saigon 2 ngày, chiều tôi ra trước nhà ngắm xe cô qua lại vì anh Be cũng bận việc trong tòa báo, không đi đâu, duy nhất lần dạo phố Trung tâm Saigon, tôi được anh Be cho vào thưởng thức kem PôleNord. Hết 2 ngày, anh chị đón xe trả tôi về lại nhà...
Rồi kỳ thi THĐNC cũng đến... Thầy cô dặn dò mọi cái và thí sinh trường THTN phải tự túc về SG. Tuy không phải là HS trường Lê văn Trung nhưng năm đó tôi được lên xe chở HS nghèo Lê văn Trung về SG dự thi.
Đây là nổ lực đáng quí của hội Phụ Huynh trường nầy mà đứng đầu là "cậu Hai Líp" (hình như câu có tên ở ngoài là Philipe nhưng bà con trong xóm gọi tắt cho gọn). Cậu Hai và hội lo cho thí sinh nghèo hai xe đò và chỗ ở miễn phí tại SG trong thời gian dự thi. Các bạn được cho ở nhờ trên lầu 1, căn nhà rất lớn mới xây nằm đối diện với trường Hồ Ngọc Cẩn. Nam, nữ riêng. Ăn uống thì xuống dưới đất là có các quan cơm bình dân, băng qua đường là trường thi.
Về bài thi Các môn Toán, Việt văn... tôi không sợ. Riêng Pháp văn là ngoại ngữ phải dịch một bài, trả lời mấy câu hỏi và viết một bài luận ngắn. Tôi nghe thầy Pháp Văn kể lại, năm 1959,đề Pháp Văn ra là hãy tả lại một quán trọ {auberge ). Thật là quá khó... Cha sinh mẹ đẻ đến giờ đa phần học sinh là từ vùng quê, đâu có biết auberge là gì nên có bạn lầm lẫn tả lại trái cà (aubergine}. Thế là rớt.. Thầy dặn phải xem cho kỹ.
Tôi còn nhớ bài dịch ra tiếng Pháp của tôi mở đầu bằng câu: Sinh trong thời đại nguyên tử, vô tuyên truyền hình... Cha mẹ ơi, hai chữ nầy là chết chắc... Tôi lay hoay với 2 chữ đó và nộp bài giấy trắng nhiều hơn chữ... Ra ngoài, nghe một vài bạn nhắc lại, tôi chỉ còn biết "giọt lệ tuôn rơi." Nhưng kỳ thi TCĐNC năm đó còn có tổ chức đợt hai, cách đó hơn hai tháng và tôi đã qua kỳ thi nầy dễ dàng. Kết quả thi được đọc trên Đài Phát Thanh VN nhiều lần nên thí sinh có thể tìm nghe nhờ tại nhà ai có radio. Rồi nhà trường cũng lấy kết quả và niêm yết tại trường...
Thời gian qua, nay đã 54 năm. Thầy Cô, bè bạn nhiều người đã đi xa, thành người Thiên cổ nhưng nhớ lại những kỷ niệm xưa, lòng thật ấm áp. Không có gì diễn tả được tấm lòng Thầy Cô, ân nhân, bạn bè xưa, những người đã mang tới cơ hội học tập cho những đứa bé nghèo... mà không đòi hỏi đáp trả...
Năm 1956, sau khi đậu bằng Tiểu học, tôi thi vào trường TH. Tây Ninh và đậu hạng 32 trong số 200 học sinh. Bọn tôi là khóa thứ 2, khoa đầu mở nắm 1955, cũng chọn 200 HS nhưng lúc đó trường chưa xây, các anh chị phải học nhờ trường Tiểu học Tây Ninh.
Bốn năm trôi qua, 1960 tôi phải dự thi bằng TNĐNC nếu muốn học lên nữa. Hội đồng thi cho các tỉnh Tây Ninh, Biên Hòa... đặt tại trường Hồ Ngọc Cẩn (kông biết bây giờ còn tên đó không) gần chợ Bà Chiểu.
Tôi là người gốc Bắc, sống ở Tây Ninh với bà nội và mẹ từ lúc nhỏ không có nội ngoại nên ít bao giờ rời khỏi mái nhà của mình. Duy nhất một lần hè năm tôi sắp lên đệ tứ, anh Đào Phú Hữu, tên ở ngoài là anh Be, mới cưới vợ là cô giáo ở gần nhà tôi, anh hỏi và biết tôi sắp thi THĐNC mà không biết Saigon là chỗ nào nên anh nói hôm nào anh chị dọn nhà sẽ cho tôi đi thăm Saigon cho biết.
Tôi đi SG với vợ chồng anh Be và ở tại nhà anh chị là 1 căn phòng phía sau tòa soạn báo "Cách Mạng Quốc Gia" ở đường Hồ Xuân Hương (cũ). Ở Saigon 2 ngày, chiều tôi ra trước nhà ngắm xe cô qua lại vì anh Be cũng bận việc trong tòa báo, không đi đâu, duy nhất lần dạo phố Trung tâm Saigon, tôi được anh Be cho vào thưởng thức kem PôleNord. Hết 2 ngày, anh chị đón xe trả tôi về lại nhà...
Rồi kỳ thi THĐNC cũng đến... Thầy cô dặn dò mọi cái và thí sinh trường THTN phải tự túc về SG. Tuy không phải là HS trường Lê văn Trung nhưng năm đó tôi được lên xe chở HS nghèo Lê văn Trung về SG dự thi.
Đây là nổ lực đáng quí của hội Phụ Huynh trường nầy mà đứng đầu là "cậu Hai Líp" (hình như câu có tên ở ngoài là Philipe nhưng bà con trong xóm gọi tắt cho gọn). Cậu Hai và hội lo cho thí sinh nghèo hai xe đò và chỗ ở miễn phí tại SG trong thời gian dự thi. Các bạn được cho ở nhờ trên lầu 1, căn nhà rất lớn mới xây nằm đối diện với trường Hồ Ngọc Cẩn. Nam, nữ riêng. Ăn uống thì xuống dưới đất là có các quan cơm bình dân, băng qua đường là trường thi.
Về bài thi Các môn Toán, Việt văn... tôi không sợ. Riêng Pháp văn là ngoại ngữ phải dịch một bài, trả lời mấy câu hỏi và viết một bài luận ngắn. Tôi nghe thầy Pháp Văn kể lại, năm 1959,đề Pháp Văn ra là hãy tả lại một quán trọ {auberge ). Thật là quá khó... Cha sinh mẹ đẻ đến giờ đa phần học sinh là từ vùng quê, đâu có biết auberge là gì nên có bạn lầm lẫn tả lại trái cà (aubergine}. Thế là rớt.. Thầy dặn phải xem cho kỹ.
Tôi còn nhớ bài dịch ra tiếng Pháp của tôi mở đầu bằng câu: Sinh trong thời đại nguyên tử, vô tuyên truyền hình... Cha mẹ ơi, hai chữ nầy là chết chắc... Tôi lay hoay với 2 chữ đó và nộp bài giấy trắng nhiều hơn chữ... Ra ngoài, nghe một vài bạn nhắc lại, tôi chỉ còn biết "giọt lệ tuôn rơi." Nhưng kỳ thi TCĐNC năm đó còn có tổ chức đợt hai, cách đó hơn hai tháng và tôi đã qua kỳ thi nầy dễ dàng. Kết quả thi được đọc trên Đài Phát Thanh VN nhiều lần nên thí sinh có thể tìm nghe nhờ tại nhà ai có radio. Rồi nhà trường cũng lấy kết quả và niêm yết tại trường...
Thời gian qua, nay đã 54 năm. Thầy Cô, bè bạn nhiều người đã đi xa, thành người Thiên cổ nhưng nhớ lại những kỷ niệm xưa, lòng thật ấm áp. Không có gì diễn tả được tấm lòng Thầy Cô, ân nhân, bạn bè xưa, những người đã mang tới cơ hội học tập cho những đứa bé nghèo... mà không đòi hỏi đáp trả...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét