Nguyễn Bá Yên (Tốt nghiệp Khoá 2, Viện
Hán Học Huế, 1965)
Thật bất ngờ và dễ thương!...
Hồng Phi từ Mỹ bay về Việt Nam thăm Ông Cụ đang bệnh thì Lý Văn Nghiên lại thừ
Huế vào Sài Gòn thăm bằng hữu. Thế là một cuộc hội ngộ khoá 2, Viện Hán Học Huế
được tổ chức. Thật quý hoá, nhiệt tình, anh em đồng khoá thông báo cho nhau rất
nhanh gọn. Nguyễn Bá Yên từ Cần Thơ và Trần Văn Dật từ Vĩnh Long đã lên trước
hai ngày; Phạm Văn Minh, Ngô Văn Tiên, Trần Văn Hùng và Nguyễn Văn Đức từ Mỹ
Tho, Long An và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang lên vào buổi sáng. Ngọc Sương đi taxi
từ Bình Dương về. Ở Sài Gòn thì đã có sẵn Phan Đình Trừng, Huỳnh Quang Vinh,
Nguyễn Văn Sự, Phan Thị Ngân, Hồ Tính Tình. À quên, còn một bạn nữa là Trần
Mạnh Liệu đã đi xe buýt từ Dầu Tiếng đến.
Vui
vẻ và ấm cúng vô cùng, 15 bạn bè của khoá 2 (1960-1965) đã có mặt đầy đủ và
đúng giờ quy định là 11 giờ tại Quán Đất Phương Nam, đường Huỳnh Tịnh Của, Quận
3, TP. Hồ Chí Minh ngày 12/11/2009.
CHÚ
THÍCH : H.1 : Hàng ngồi (Từ trái qua) : Nguyễn V. Đức, Ngọc
Sương, Phan Thị Ngân, Hồng Phi, Ngô Văn Tiên, Huỳnh Quang Vinh, Trần Mạnh Liệu.
Hàng
đứng (Từ trái qua) : Trần V. Dật, Lý V. Nghiên, Nguyễn Văn Sự, Trần V. Hùng,
Phạm Văn Minh, Hồ Tịnh Tình, Phan Đình Trừng, Nguyễn Bá Yên.
Té
ra, nhìn lại mới rõ bạn bè chúng ta đã già và quá già. Có bạn đã gần 50 năm mới
gặp lại. Ai cũng con cháu đầy đàn, ai cũng qua nhiều thăng trầm, nhiều vui buồn
lẫn lộn trong cuộc mưu sinh. Nhưng buồn nhất vẫn là chuyện thiếu vắng bạn bè.
Ai có ngờ rằng 56 bạn bè ngày ấy nay chỉ còn chưa đến 40. Một số đang sống ở
nước ngoài, một số sống ở các tỉnh thành xa xôi, và hơn 10 bạn đã vĩnh viễn ra
đi.
(Niên trưởng Huỳnh Quang Vinh)
(Niên trưởng Huỳnh Quang Vinh)
Sau
lời tâm sự của niên trưởng Huỳnh Quang Vinh 76 tuổi, anh em cũng rất sung
sướng biết rằng sau trên 10 năm hưu trí, anh Vinh vẫn còn rất khoẻ mạnh và con
cháu thành đạt. Nguồn vui của anh Vinh trong tuổi già (cũng giống như nhiều bạn
bè khác) là sáng tác và dịch thơ Đường, với bút hiệu Diệu Tri. Anh Nguyễn Văn
Đức ở Long An, nay cũng đã 70, cho biết rằng đây là lần đầu tiên tham dự
họp mặt, cho nên cũng rất vui và rất cảm động. Anh đã đọc cho anh chị em nghe
lại bảng kết quả trúng tuyển thi tốt nghiệp khoá 2, và điểm mặt từng bạn một.
Tuy dài nhưng anh em vẫn lắng nghe vì anh đã nhắc lại rõ ràng và chính xác về cá
tính của từng bạn một trong thời sinh viên.
Còn chị Võ Hồng Phi thì ở quá xa về dự cho nên đã có diễn đàn 5 phút. Cũng như anh em đồng khoá, chị Hồng Phi vô cùng xúc động gặp lại bạn cũ, đã đọc cho anh em nghe một số bài thơ tình mà chị đã sáng tác (cũng xin nhắc lại thêm, Hồng Phi là cô bạn ở rất xa và rất nhiệt tình với bằng hữu, là cầu nối giữa anh em Viện Hán Học trong nước và nước ngoài. Hằng ngày chị thường điện thoại hay e-mail thăm hỏi anh em. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm Viện Hán Học tại Huế, chị là người đứng ra quyên góp và hỗ trợ cho BTT một phần về chi phí).
Bạn
Lý Văn Nghiên ở Huế vào cũng được dành cho mấy phút để tâm tình. Ngoài
chuyện tình cảm, nhớ bạn bè, bạn Nghiên đã dành hết thời giờ thông báo về
chuyện tổ chức 50 năm ở Huế và chân thành mời anh em về gặp mặt trong dịp vui
hiếm có này.
Gần
4 tiếng đồng hồ mà cuộc vui vẫn chưa mãn. Ai cũng thích ngồi nán lại. Vui thật
là vui! Hết hát hò lại ngâm thơ. Trong tình cảm chân thật và thâm tình, ai cũng
muốn nhắc lại chuyện cũ, gợi lại chuyện xưa, vui nhất là Phan Đình Trừng, nhắc
lại bài phú (không tác giả và không đề) :
« Có một trường,
Thầy thất nghiệp, dạy trò thất nghiệp,
Lối thoát không có đường,
Thôi lỡ làng duyên kiếp.
Có mấy cậu con trai,
Lo dùi mài kinh sử.
Học xong những tưởng có chỗ để đi làm,
Ai
ngờ mắc phải tội gian tham !
Đem
tuổi trẻ vào giam lầu Hán Học…” :
Bài phú truyền khẩu nầy thật vui, dù chua chát
nhưng phản ảnh đúng tâm trạng của sinh viên Viện Hán Học trong những ngày cuối
cùng… Nghe bài phú ai cũng cười, và cười trong cay đắng, cười trong nước mắt.
Đúng là
một thời vui buồn lẫn lộn, gần 50 năm nhớ lại, dù mỗi người một ngã, một phương
trời cách biệt, nhưng cùng chung một suy nghĩ… Tuy Trường đã mất, tình bạn vẫn
mãi mãi, tình cảm thầy trò không phai
nhạt, kỷ niệm xưa vẫn còn đó, chân dung không bao giờ thay đổi.
Ai đã trải qua những ngày tháng vui buồn, cay
đắng thời ấy mới thấu hiểu được rằng, chỉ có tình bạn là vĩnh viễn. Hãy cho
nhau những suy nghĩ đẹp nhất, những tình cảm đẹp nhất để thương nhớ đến nhau,
giúp đỡ và an ủi cho nhau.
Cũng
nhờ thế mà lúc chia tay, ai cũng ao ước rằng sẽ còn một cuộc gặp gỡ 50 năm của
khóa 2 nữa. Hy vọng cuộc hội ngộ này sẽ vui hơn, đậm đà hơn, và đông đủ hơn…
Hẹn gặp!
Sài gòn, ngày
12 tháng 11 năm 2009
Nguyễn Bá Yên ghi.
Nguyễn Bá Yên ghi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét